Nguyên lý Thái Cực cho rằng bản thân vũ trụ là có con số, chúng sinh vạn vật trong vũ trụ cũng đều có số, tất cả mọi thứ trong vũ trụ tồn tại đều là sự thể hiện của những con số. Cũng có thể nói rằng tất cả đều là con số, sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều là thể hiện của những con số, tất cả đều có con số, tất cả cũng đều nằm trong các con số. Kết cấu và sự phát triển diễn hoá của tất cả sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều đang thuận theo và thể hiện quy luật vận hành của những con số, quy luật này chúng ta cũng gọi nó là định số.

Thông thường chúng ta nhận thức rằng tất cả mọi con số chẳng qua đều chỉ là một khái niệm, là không thực chất, trong thế giới hiện thực hoàn toàn không có bất kỳ “số” nào “đặt” cụ thể ở đâu đó. Nhưng cuộc sống hàng ngày của chúng ta lại không thể rời xa những con số. Ví như nói rằng đã tiêu bao nhiêu tiền, mua bao nhiêu đồ, thời gian bây giờ là mấy giờ mấy phút, ngày mấy tháng mấy năm bao nhiêu, trong đó đều có chữ số. Dẫu rằng như vậy, chúng ta vẫn nhận thức được rằng tiền là tiền, đồ là đồ, tiền và đồ đều là những thứ rất thực tại. Nhưng con số chỉ là con số, con số không phải là tiền, con số cũng không phải là đồ, con số vẫn chỉ là một khái niệm, là thứ không hề có thực, quả thực có đúng như vậy không? Cũng không đúng.

Đầu tiên cần hiểu sơ lược nội dung cơ bản của nguyên lý Thái Cực

Nguyên lý Thái Cực cho rằng Vô Cực sinh Thái Cực, tức là Thái Cực thể hiện ý chí của Vô Cực, cũng chính là biểu hiện vật chất của Vô Cực. Trong hai chữ “Vô Cực”, hàm nghĩa của chữ Vô là không tồn tại, không có. Hàm nghĩa của chữ Cực là chỉ sự cực đoan, cực hạn, cực cao, cũng chính là âm dương. Ví như tốt nhất, xấu nhất, cao nhất, thấp nhất, lớn nhất, nhỏ nhất, xa nhất, vật chất nhất, tinh thần nhất…

Vô Cực sở dĩ được gọi là Vô Cực là vì tinh thần (ý chí) và vật chất trong Vô Cực hoàn toàn dung hợp với nhau, không thể phân tách được đâu là tinh thần, đâu là vật chất, cũng chính là trạng thái “Thân thần hợp nhất”. Cho nên thông thường trong nguyên lý Thái Cực chúng ta thường nói Thái Cực thành thể hiện ý chí của Vô Cực.

(Vô cực sinh thái cực. Ảnh minh họa: phongthuyvnn.com)

Nhận thức về Vô Cực, còn có một khái niệm quan trọng nữa, đó chính là chữ “Vô” trong “Vô Cực”, ngoài hàm nghĩa là không có, không tồn tại ra, thì còn có bốn chữ có hàm nghĩa tương tự với nó, lần lượt là “Ngô” (nghĩa là ‘tôi’, đọc là wú), Ngộ (đọc là wù), Ngũ (5, đọc là wǔ), Vật (đọc là wù). Cho nên thứ gọi là Vô Cực kỳ thực chính là cực của Ngô (tôi), cực của Ngộ, cực của Ngũ, cực của Vật.

Khái niệm này có nội dung tại 2 phương diện: Đối với mọi chúng sinh trong Thái Cực mà nói, thì Vô Cực chính là thể hiện cao nhất của cái tôi (Ngô), là biểu hiện cao nhất của trí huệ (Ngộ), là biểu hiện cao nhất của ngũ hành (Ngũ), cũng là biểu hiện cao nhất của vật chất (Vật). Còn đối với Vô Cực mà nói, mọi thứ tồn tại trong Thái Cực đều là biểu hiện thấp nhất của cái tôi (Ngô), là biểu hiện thấp nhất của trí huệ (Ngộ), là biểu hiện thấp nhất của ngũ hành (Ngũ), cũng là biểu hiện thấp nhất vật chất (Vật). Đây cũng là một trong những nội dung của Vô Cực sinh Thái Cực.

Thái Cực được nói tới ở đây, đã bao hàm toàn bộ vũ trụ và vô lượng chúng sinh cùng vạn sự vạn vật trong vũ trụ, tất cả đều là hình thức biểu hiện của Vô Cực. Cũng chính là nói vạn sự vạn vật trong Thái Cực đều là biểu hiện tinh thần và vật chất của Vô Cực, nhưng lại không phải là bản thân của Vô Cực. Còn bản thân của Vô Cực là điều mà mọi chúng sinh trong Thái Cực không thể nắm bắt được, cho nên nếu muốn dùng một con số để biểu thị Vô Cực, thì con số này chính là số 0. Bởi vì Vô Cực sinh ra Thái Cực, cho nên mọi con số trong Thái Cực đều sinh ra từ số 0, 0 là khởi nguồn cho mọi chữ số. Cũng chính là nói tất cả các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đều là hình thức thể hiện của số 0, là những biểu hiện khác nhau của sinh mệnh và vật chất của số 0 trong thái cực. Vậy thì số lớn nhất và số nhỏ nhất trong tất cả các con số là số nào? Trật tự xuất hiện của những con số là như thế nào? Hàm nghĩa mà mỗi một con số biểu hiện có gì khác biệt? 

  1. Số lớn nhất và số nhỏ nhất

Theo nhận thức của toán học hiện đại thì không tồn tại số lớn nhất và số nhỏ nhất. Vì dẫu bạn nói ra một con số lớn như thế nào, nếu thêm vào số 1, lại thêm tiếp vào 100, thêm vào 1 vạn, chúng ta đều sẽ có được một số lớn hơn số ban đầu, vậy nên số lớn nhất không tồn tại. Cũng theo đạo lý đó thì số nhỏ nhất cũng không tồn tại. Nhưng trong nguyên lý Thái Cực lại không nhận thức như vậy, tức là trong nguyên lý Thái Cực thì có số lớn nhất và số nhỏ nhất. Nói tới đây thì chúng ta cũng cần định nghĩa lại một chút về khái niệm “lớn” và “nhỏ” của các chữ số.

(Ảnh minh họa: Theo Baomoi.com)

Trước khi thảo luận về số lớn, số nhỏ, trước tiên chúng ta cần thảo luận một chút thực chất của con số là gì, bởi vì chỉ khi nhận thức được bản chất của những con số thì chúng ta mới có thể có cơ sở để thảo luận về sự lớn nhỏ của chữ số.

Trong Thái Cực, trong vũ trụ này thứ gì là lớn nhất? Đáp án chỉ có một, đó chính là bản thân vũ trụ là lớn nhất. Vậy thì nếu có một con số như vậy, thì nó cũng phải lớn bằng vũ trụ, nó chính là sự tổng cộng của tất cả con số trong vũ trụ, vậy thì con số này nên là con số lớn nhất trong vũ trụ chứ nhỉ? Cũng cùng đạo lý đó, nếu có một con số, nó là cơ sở của tất cả những con số cấu thành nên vũ trụ, thì con số nhỏ hơn đều là do con số này cấu thành, vậy thì con số này có thể được coi là con số nhỏ nhất trong vũ trụ không? Vậy rốt cuộc là có con số nào như thế này hay không? Đáp án khẳng định là có.

Nguyên lý Thái Cực cho rằng, không gian vũ trụ mà xã hội nhân loại chúng ta đang ở, tất cả sinh mệnh và vật chất đều do ngũ hành tạo nên, đều phát triển diễn hoá theo quy luật của ngũ hành, mối quan hệ phức tạp tương sinh tương khắc và xung khắc tương hợp giữa ngũ hành đã thúc đẩy sinh lão bệnh tử và bi hoan ly hợp trong vạn sự vạn vật tại thế gian. Ví như nói thời gian là thể hiện của ngũ hành, từ Nguyên (129.600 năm), Hội (10.800 năm), Vận (360 năm), Thế (30 năm) tới Năm, tháng, ngày, giờ và những đơn vị thời gian lớn hơn và nhỏ hơn, đều được vận hành theo quy luật của Ngũ hành. Điều mà lịch Pháp truyền thống của Trung Quốc phản ánh chính là quy luật vận hành của Ngũ hành trong thời gian. Ví như thông thường sinh thần bát chữ (8 chữ trong 4 cột can chi) mà chúng ta nói đến là tình trạng khái quát Ngũ hành giờ ngày tháng năm ra đời của người đó. Không gian là thể hiện của Ngũ hành, bốn phương tám hướng và chính giữa đều thuộc về ngũ hành, ví như dùng thiên can địa chi dùng thể hiện ngũ hành trong không gian đều thuộc về các phương vị của riêng mình. Trạng thái tinh thần và tình trạng sức khoẻ của con người bao gồm vận khí về mọi phương diện đều là thể hiện của ngũ hành. Con người đều cho rằng “Tôi làm chủ tâm trạng của tôi” kỳ thực lời nói của con người xưa nay chưa hề được tính, tình cảm, phương thức tư duy của con người đều là thể hiện của Ngũ hành. Trạng thái sức khoẻ của con người bao gồm các loại bệnh tật tai ương đều là thể hiện của Ngũ hành. Tướng mạo cao thấp gầy béo của con người cũng đều là thể hiện của ngũ hành. Tất cả động vật, thực vật trong không gian này và những thứ vô cơ, hữu cơ mà mọi người nói cũng là thể hiện của Ngũ hành.

Cũng chính là nói mọi sự tồn tại trong vũ trụ này đều là Ngũ hành, toàn bộ vũ trụ này đều là Ngũ hành. Bởi vì Ngũ hành vừa là sự tồn tại vật chất vừa là sự tồn tại tinh thần, cho nên vũ trụ được cấu thành bởi Ngũ hành này chính là thứ có tinh thần, có ý thức, lại càng có trí huệ hơn. Trí huệ của Ông chính là tổng hoà trí huệ của tất cả chúng sinh vạn vật trong vũ trụ, đại trí đại huệ chính là chỉ hàm nghĩa này. Cũng cùng một lý đó, bởi vì chúng sinh vạn vật trong vũ trụ đều do Ngũ hành cấu thành, cho nên chúng sinh vạn vật đều có thân thể vật chất của mình: gọi là Vật, đồng thời cũng có ý thức cái tôi độc lập của mình: gọi là Ngô (hay Ngũ). Mọi sự tồn tại đều không nằm ngoài điều này. Cho nên nói rằng tinh thần và vật chất tồn tại đồng thời, cùng trong một thể và là nhất tính. Nhưng vì phương thức tư duy của con người cực đoan, không viên dung và cũng không có đủ trí huệ nên khó có thể phát hiện ra được điều này.

(Ảnh minh họa: Theo greenbiz.asia)

Dưới đây chúng ta sẽ nói thêm về nhận thức về Ngũ hành trong nguyên lý Thái Cực. Đầu tiên, “Ngũ hành” là một danh từ cố định, cũng giống như danh từ “Pha lê” (gương, kính) này cũng không thể tách rời hai chữ với nhau. Cũng có thể coi “Ngũ hành” là một cách nói khác của vật chất. Hơn nữa, Ngũ hành có 5 hình thức biểu hiện, lần lượt là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Năm hình thức thể hiện này vừa là trạng thái vật chất cực đoan của Ngũ hành, đồng thời cũng là trạng thái tinh thần cực đoan của Ngũ hành.

Vậy thì Ngũ hành bản thân nó đã có những con số, con số này bẩm sinh đã có, sinh ra đã có, số của ngũ hành chính là số 5. Bởi vì mọi sự tồn tại trong toàn vũ trụ đều do Ngũ hành cấu thành, toàn bộ vũ trụ này đều là Ngũ hành, cho nên nói con số của vũ trụ chính là con số 5. Vũ trụ cũng tự xưng là Ngũ (nếu Ngũ 五mà mở miệng “口”, thì là Ngô 吾: tôi). Vũ trụ lớn bao nhiêu, thì Ngũ lớn bấy nhiêu, tổng hoà của tất cả con số trong vũ trụ chính là số 5. Cũng cùng đạo lý đó, bởi vì chúng sinh vạn vật trong vũ trụ cũng đều do Ngũ hành cấu thành, Ngũ hành là nền tảng vật chất vi quan nhất của mọi sự tồn tại được cấu thành trong vũ trụ, Ngũ hành nhỏ bao nhiêu, thì Ngũ cũng nhỏ bấy nhiêu, tức là Ngũ vừa là con số lớn nhất trong vũ trụ, cũng vừa là con số nhỏ nhất trong vũ trụ. Đây cũng là một trong những nội hàm của hai chữ “Thái Cực”.

Trời đất là đại vũ trụ, thân thể người tiểu vũ trụ, cho nên đối với con người mà nói cũng là như vậy: Vũ trụ lớn bao nhiêu thì Ngô (nghĩa là tôi) (hay Ngũ) lớn bấy nhiêu, ngũ hành nhỏ bao nhiêu thì Ngô (nghĩa là tôi) (hay Ngũ) nhỏ bấy nhiêu. Lớn nhất hay nhỏ nhất thì phải xem con người nhận thức và lựa chọn như thế nào.

Bởi vì trong toàn bộ vũ trụ mọi thứ đều đầy đủ, viên mãn vô lậu, nên số 5 này chính là mọi thứ đủ đầy, viên mãn vô lậu. Số 5 vừa là con số lớn nhất trong vũ trụ, cũng là con số nhỏ nhất trong vũ trụ, đồng thời cũng là con số đẹp nhất trong vũ trụ.

Theo Qigong.me

Hiểu Liên biên dịch

Xem thêm: