Nguyên lý Thái Cực cho rằng bản thân vũ trụ là có con số, chúng sinh vạn vật trong vũ trụ cũng đều có số, tất cả mọi thứ trong vũ trụ tồn tại đều là sự thể hiện của những con số. Cũng có thể nói rằng tất cả đều là con số, sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều là thể hiện của những con số, tất cả đều có con số, tất cả cũng đều nằm trong các con số. Kết cấu và sự phát triển diễn hoá của tất cả sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều đang thuận theo và thể hiện quy luật vận hành của những con số, quy luật này chúng ta cũng gọi nó là định số.
2. Sự sản sinh của những con số
Lão Tử có câu rằng: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Ông còn nói: “….Đạo đại, Thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên.” (Đạo lớn, Trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vùng có 4 thứ lớn, thì con người xếp thứ nhất). Đạo mà Lão Tử giảng chính là vô cực, số của vô cực chính là số 0. Nhất mà ông nói chính là Thái Cực, chỉ toàn bộ vũ trụ, Nhị là chỉ âm dương, thời không, đối với con người mà nói thì chính là Trời và Đất trong không gian nảy của chúng ta. Tam là chỉ con người, bởi vì giữa Trời và Đất có con người, cho nên mới tạo nên vạn sự vạn vật lấy con người làm gốc, trong đó cũng gồm tất cả vật chất, của cải mà con người sáng tạo ra. Cũng chính vì mọi vật chất trong không gian này của chúng ta đều được tạo ra vì con người, thiết kế vì con người. Cổ ngữ nói rằng có con người là có cả thế giới, cho nên mới nói tam sinh vạn vật. Đạo Tam Tài nói trong “Kinh Dịch” cũng là chỉ Trời Đất Người.
Nhất nhị tam mà Lão Tử nói chủ yếu ứng dụng về ý nghĩa tượng trưng của những con số, mục đích của ông không phải là để giảng về những con số, mà là để giảng Đạo, là để nói rõ trật tự sáng tạo ra Thiên Địa Nhân, trật tự này cũng là một trong những nội hàm về những con số trong nguyên lý Thái Cực.
Trong bài trước chúng ta đã nhắc tới, số 0 trong nguyên lý Thái Cực đại diện cho Vô cực, mà trạng thái của Vô Cực là điều mà mọi sinh mệnh trong Thái Cực đều không thể tưởng tượng và nắm bắt được. Cho nên tại đây chúng tôi không cần phải thảo luận thêm về hàm nghĩa của số 0.
Bởi vì Vô Cực sinh Thái Cực, số của Thái Cực chính là Ngũ – số 5, cho nên mới nói số 5 là thể hiện trực tiếp nhất của số 0. Vậy thì những chữ số khác Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập đều thuộc về phạm trù có, đều nằm trong Thái Cực. Nếu chúng ta coi Ngũ (số 5) của Thái Cực là sự tồn tại tiên thiên, vậy thì 10 chữ số Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu này là sự tồn tại của hậu thiên, 10 số này đều là thể hiện cực đoan của Ngũ (số 5), là hình thức biểu hiện nội trong Thái Cực.
Nhằm tiện cho việc phân biệt giữa Ngũ (số 5) của vũ trụ và Ngũ (số 5) trong dãy số Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập, có thể thể hiện 10 số này bằng những con số la-tinh (đó chính là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10). Mối quan hệ giữa chúng vẫn là mối quan hệ tiên thiên và hậu thiên (Ngũ – số 5) hậu thiên là bức tranh thu nhỏ của Ngũ (Số 5) trong Thái Cực), là chữ số nằm ở giữa, cực âm của Ngũ (số 5) là Thập (Số 10).
Nguyên lý Thái Cực cho rằng, mọi sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ này của chúng ta đều do ngũ hành cấu thành, tức là vi lạp cấu thành nguyên thuỷ nhất, nguyên sơ nhất của mọi sinh mệnh và vật chất chính là Ngũ hành. Trong lý luận của Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại, trạng thái nguyên sơ của Ngũ hành tại vi quan được gọi là “Khí 炁”, cũng viết là “Khí 氣”, cho rằng khí của Ngũ hành tụ lại thì thành hình, tản đi thì là khí. Lão Tử cũng có câu rằng: “Vạn vật phụ âm nhi bão dương, sung khí dĩ vi hoà” (Vạn vật chứa âm mà ôm dương, khí đầy đủ thì hoà), cũng là ý nghĩa này.
Khí trong Ngũ hành có 5 hình thức thể hiện lần lượt là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Năm hình thức thể hiện này vừa là 5 trạng thái tinh thần khác nhau, đồng thời cũng lại là 5 trạng thái vật chất khác nhau. Trạng thái tinh thần của sinh mệnh khác nhau thì đặc trưng cá tính, bộ mặt tinh thần và phương thức tư duy cũng khác nhau, cách nhìn đối với cùng một sự vật nhưng lại khác nhau như Nhân (Mộc chủ Nhân) giả kiến nhân, Trí (Thuỷ chủ Trí) giả kiến Trí. Còn trạng thái vật chất của sinh mệnh khác nhau thì cấu thành vật chất bề mặt, kết cấu hình thể của nó cũng khác nhau, biểu hiện trong không gian này của chúng ta chính là có non có nước, có kim có mộc, có động vật có thực vật.
Ngũ hành cũng đều có số của mình, lần lượt là Thuỷ Nhất-1, Hoả Nhị-2, Mộc Tam-3, Kim Tứ-4, Thổ Ngũ-5. Đây là số trong Ngũ hành tiên thiên. Thứ gọi là tiên thiên chính là chỉ trạng thái của Ngũ hành tại cảnh giới cao và tại vi quan. Trong đó Thuỷ Hoả là một cặp khái niệm âm dương, Kim Mộc là một cặp khái niệm âm dương, Thổ là Ngũ – số 5, Ngũ lớn nhất cũng lại nhỏ nhất, cho nên Thổ tự mình có mang âm dương.
Trong nguyên lý của Thái Cực, số lẻ là Dương, số chẵn là Âm, Trời là Dương, Đất là Âm, cho nên gọi số lẻ là số của Trời, số chẵn là số của Đất. Lại do 3 số Dương (1, 3, 5) trong những chữ số của Ngũ hành cộng lại là 9, nên mới gọi số 9 là số dương lớn nhất; Trong đó có hai số âm (2, 4) cộng lại là 6, nên gọi số 6 là số âm lớn nhất. Chúng ta nhìn thấy cách viết số 6 và số 9 trong tiếng Ả Rập hoàn toàn trái ngược nhau, một âm một dương, chính là vì nguyên nhân này. Hơn nữa số 0 không phải là Âm cũng không phải là Dương, không phải Trời cũng chẳng phải Đất, điều Ông thể hiện là Vô Cực, là Đạo “Tiên Thiên Địa Sinh” (Trời Đất sinh ra từ trước).
Thuỷ Hoả trong Ngũ Hành tồn tại theo chiều dọc, là trạng thái tiên thiên, Kim Mộc tồn tại theo chiều ngang, là trạng thái của hậu thiên, còn Thổ là trạng thái của cả chỉnh thể ấy, cho nên Thổ ở giữa. Thuỷ Hoả và Kim Mộc lần lượt là biểu hiện của 4 cực, Thuỷ Hoả quyết định thuộc tính âm dương của sinh mệnh, Mộc Kim quyết định quá trình sinh tử của sinh mệnh, còn Thổ là chỉ chỉnh thể và nơi quy tụ của sinh mệnh, cho nên mới nói rằng Thổ tự mình đã có âm dương. Trong Ngũ Hành lấy Thổ là thân thể, Thuỷ Hoả Mộc Kim để sử dụng.
Năm hình thức Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ đều là biểu hiện cực đoan của Ngũ hành, tức là khi Ngũ Hành biểu hiện là Thuỷ thì Ông chính là Nước, khi Ngũ Hành biểu hiện là Hoả thì Ông chính là lửa, khi Ngũ Hành biểu hiện là Mộc thì Ông chính là Gỗ, khi Ngũ Hành biểu hiện là Kim thì Ông chính là kim loại, khi Ngũ Hành biểu hiện là Thổ thì Ông chính là Đất, còn xét về mặt chỉnh thể thì Ngũ hành đều bao gồm 5 thuộc tính là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Khi Ngũ hành không biến động thì số của Ông là Ngũ, Ngũ (Ngô – tôi) là lớn nhất, hễ biến đổi thì sẽ khiến mình trở thành 1, 2, 3, 4, liền trở nên nhỏ hơn, nên Đạo gia chú trọng thanh tịnh vô vi. Bởi vì trạng thái này mới là bản thân chân chính, bản thân của là trí huệ (Ngộ). Bởi vì hễ làm việc hữu vi thì sẽ khiến mình nhỏ đi, mê mờ đi, cũng không còn trí huệ, không ngộ (ngũ) được nữa. Mọi người đều biết rằng Thái Cực Quyền cũng chú trọng lấy tĩnh khắc động, sau đó mới xuất chiêu khống chế con người. Là vì Nhất-1, Nhị-2, Tam-3, Tứ-4 khi có biến đổi sẽ lần lượt chỉ có trạng thái của Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, năng lực và trí huệ của nó là đơn nhất, là cực đoan, cũng giống với trạng thái thông thường của người bình thường, còn Ngũ hành trong Ngũ (Ngô-tôi) khi không biến đổi đều đầy đủ Ngũ hành, là toàn năng trí huệ toàn vẹn, cũng giống với trạng thái của người ngộ Đạo đắc Đạo.
Năm số giảng bên trên Thuỷ Nhất, Hoả Nhị, Mộc Tam, Kim Tứ, Thổ Ngũ đều là thể hiện cực đoan của Ngũ (Ngũ Hành), là số của Ngũ hành tiên thiên. Điều gọi là tiên thiên đối với con người mà nói chính là cảnh giới cao, là trạng thái nguyên thuỷ và vi quan. Không gian mà nhân loại tồn tại, vạn sự vạn vật mà đôi mắt thịt có thể nhìn thấy đều là tồn tại hậu thiên. Bởi vì vạn sự vạn vật bao gồm cả thân thể người đều do Ngũ hành cấu thành, Ngũ hành tụ lại thì thành hình, tản đi thì thánh khí, cho nên số của Ngũ hành hậu thiên chính là từng chữ số của ngũ hành tiên thiên cộng thêm 5 mà ra (Số Ngũ hành chỉnh thể), tức là Thuỷ Lục, Hoả Thất, Mộc Bát, Kim Cửu, Thổ Thập. Hợp lại thì 1, 6 thuộc về Thuỷ; 2, 7 thuộc về Hoả; 3, 8 thuộc về Mộc; 4, 9 thuộc về Kim; 5, 10 thuộc về Thổ. 10 số này 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 chính là triển hiện toàn diện của Ngũ hành (Ngũ). Tiên thiên và hậu thiên, vi quan và hồng quan, cùng nhau tổ hợp nên vũ trụ hoàn chỉnh này.
Bởi vì số lẻ là Dương, số chẵn là Âm, số của Ngũ hành Thuỷ Hoả Mộc Kim Thổ lần lượt đều có âm dương, tức là Ngũ hành có âm có dương, cho nên Ngũ hành cũng được gọi là Ngũ hành âm dương.
Chúng ta biết rằng trong khi miêu tả “Hà Đồ” thì có cách nói như thế này: Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa Lục thành chi; Địa nhị sinh hoả, Thiên thất thành chi; Thiên tam sinh Mộc, Địa Bát thành chi; Địa Tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi; Thiên Ngũ sinh Thổ, Địa Thập thành chi. Cho nên cổ nhân bèn gọi Nhất là sinh số (số sản sinh vạn vật trong ngũ hành) của Thuỷ, Nhị là sinh số của Hoả, tam là sinh số của Mộc, tứ là sinh số của Kim, ngũ là sinh số của Thổ. Gọi Lục là thành số (số phần trăm) của Thuỷ, thất là thành số của Hoả, bát là thành số của Mộc, cửu là thành số của Kim, thập là thành số của Thổ. Vạn vật đều có thuộc tính Ngũ hành của mình, thuộc tính đó là do sinh số của nó quyết định. Mà vạn vật đều có sinh số và thành số, cho nên vạn vật sinh tồn đều có số của mình, số này cũng gọi là định số.
Tóm lại 10 chữ số từ 1 đến 10 đều là biểu hiện cực đoan của Ngũ hành, tức là số sinh ra trong Ngũ hành, lại được dùng để biểu thị Ngũ hành, điều mà quy luật hoạt động của những con số thể hiện chính là quy luật vận hành trong ngũ hành, tức là thời không vũ trụ và hình thức tồn tại của sinh mệnh, vật chất và quy luật diễn hoá và phát triển của nó, chính là mối quan hệ này.
Hiểu Liên biên dich
Xem thêm
- Âm dương ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật, vậy nguyên lý của nó là gì?
- Lời giải sau 71 năm đi tìm của Bà Vân
- 4 quy tắc tâm linh độc đáo của người Ấn Độ giúp bạn tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn