Có chân thì có giả, có chính ắt có tà. Khi chân lý mới ra đời thì những cái giả, cái tà sẽ chỉ trích, phỉ báng và đàn áp. Ngay cả những người được coi là “chính”, là giới khoa học, do hạn chế trong cái khung của chân lý cũ, khoa học cũ, mà phán xét, bài xích chân lý mới, khoa học mới.
Einstein là bác học có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại, do đó ông cũng là một trong những nhân vật được yêu mến và kính trọng nhất, được coi là thiên tài trác việt hiếm có. Nhưng để đạt được những thành công ấy, ông đã phải buông bỏ rất nhiều, thậm chí khiến ông cả đời cô độc. Ông thường cảm khái rằng: “Tôi thực sự là một lữ khách cô độc, tôi chưa bao giờ toàn tâm toàn ý thuộc về quốc gia, gia đình, bạn bè, thậm chí những người thân cận nhất của mình. Trước tất cả những mối quan hệ này, tôi luôn cảm thấy có một khoảng cách và cần giữ cho mình cô độc.
Thuyết tương đối của Einstein có sức mạnh thần kỳ vĩ đại, không chỉ nghiên cứu và du hành trong không gian vũ trụ, mà các lĩnh vực máy tính, lưu trữ thông tin đều không thể tách rời thuyết tương đối. Nhưng có mấy người biết được, để nghiên cứu thuyết tương đối, tìm tòi chân lý, Einstein đã phải sống trong hoàn cảnh cô độc.
Một chân lý ra đời bao giờ cũng kèm theo đủ các trở ngại và khổ nạn lớn nhỏ. Thuyết tương đối ngay từ khi ra đời cũng vậy. Do thuyết tương đối đã động chạm, đối lập với rất nhiều quan điểm vật lý học kinh điển truyền thống đang có vị trí thống trị, cho nên các thế lực và các quan niệm truyền thống đều cực lực ngăn cản. Đầu tiên là giới vật lý rồi đến triết học phê phán, phản đối ông, sau đó đến cả giới chính trị cũng phê phán ông một cách tàn nhẫn, bài xích và phản đối thuyết tương đối. Từ đó giới khoa học đều bị cuốn vào tấn công phê phán ông.
Thời đó báo chí cũng lên án ông, nhiều tờ báo công kích ông, coi thuyết tương đối là tà thuyết, và có cả câu thơ đả kích ông như thế này:
“Thiên nhiên và quy luật bị mây đen bao phủ,
Thượng Đế phán truyền đã có Newton,
Và tất cả bừng lên ánh sáng!
Quỷ sứ cười rằng: yên chí có Einstein,
Và tất cả chìm trong bóng tối”.
Nhưng Einstein vẫn kiên cường một mình mình nghiên cứu đến cùng, chống chọi lại tất cả. Nhưng sự tình càng ngày càng khốc nghiệt. Năm 1920, sự đối địch trên quy mô lớn bắt đầu. Sinh viên trường đại học Berlin trong giờ giảng dạy của Einstein bắt đầu rắp tâm nổi loạn. Lúc đó Einstein thực sự phẫn nộ, ông quyết định bỏ trường ra đi, để toàn tâm toàn ý nghiên cứu.
Khi đó ở Berlin còn ra đời tổ chức Weiland, chuyên môn viết bài, diễn giảng và mua chuộc các nhà khoa học công kích, nhục mạ Einstein. Philipp Von Lenard, nhà vật lý người Đức, người được giải Nobel vật lý năm 1905 công kích Einstein ác độc nhất. Còn tổ chức Weiland thì điên cuồng, còn đăng trên báo rằng “Muốn giết chết Einstein”. Do đó Eistein buộc phải rời khỏi Berlin.
Nhưng chân lý vẫn cứ là chân lý, năm 1921 Einstein được trao giải Nobel vật lý cho những cống hiến vĩ đại của ông mà ông đã kiên trì đơn độc vượt qua áp lực lớn của toàn xã hội. Để đạt được thành quả và sự công nhận của giới khoa học, ông đã đánh đổi tất cả các mối quan hệ gia đình, bạn bè, dân tộc, quốc gia, dành toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu khoa học, với tín niệm không gì lay chuyển được về những gì ông cho là đúng, là chân lý.
Einstein cũng dự đoán rằng: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật Pháp sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.
Có chân thì có giả, có chính ắt có tà. Khi chân lý mới ra đời thì những cái giả, cái tà sẽ chỉ trích, phỉ báng và đàn áp. Ngay cả những người được coi là “chính”, là giới khoa học, do hạn chế trong cái khung của chân lý cũ, khoa học cũ, mà phán xét, bài xích chân lý mới, khoa học mới.
Xã hội nhân loại đang phát triển, rất nhiều thứ được coi là “chân lý” xưa chỉ đúng với tầng thứ, phạm vi nhất định, vượt qua tầng thứ, phạm vi của nó thì không còn đúng nữa. Câu chuyện của Enstein và sự ra đời của thuyết tương đối là ví dụ điển hình cho xung đột tư tưởng giữa vật lý cổ điển với học thuyết của Newton và vật lý hiện đại với thuyết tương đối của Einstein. Nhưng cuối cùng chân lý vẫn là chân lý, và con người sẽ dần dần minh bạch.
Cũng có thể trong tương lai, sẽ xuất hiện lý thuyết mới xung đột với thuyết tương đối, nhưng nó lại là chân lý lớn hơn, ở tầng thứ cao hơn. Ví dụ hiện nay các sự kiện bí ẩn của tàu bè, máy bay mất tích mấy chục năm, khi xuất hiện lại, những người “mất tích” đó đều cho rằng, họ chỉ lạc đường vào đâu đó có vài giờ. Nhiều nhà khoa học cho rằng có “lỗ hổng thời gian” hay có tồn tại các thời không khác. Với khoa học hiện nay, chưa thể tiếp cận được với những bí ẩn này, nhưng nó vẫn xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới. Đây là gợi mở cho những nhà khoa học tiên phong, có cái nhìn vượt qua cái khung bó buộc của khoa học hiện tại, cộng với lòng say mê buông bỏ tất cả vì chân lý, cùng với tinh thần kiên định không gì lay chuyển nổi khám phá và đột phá.
Nam Phương