Câu nói “Phụ nữ vô tài thì hữu đức” rất dễ gây hiểu lầm, xưa nay vẫn có nhiều tranh biện mà chưa có hồi phân giải. Trải qua bao tháng năm đằng đẵng của dòng lịch sử, nhân loại đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần thay triều đổi đại. Cũng vì thế mà thực thực giả giả, đâu mới là cái gốc, đâu mới là chân thực…, đã không dễ dàng mà phân biệt cho rõ được nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể lần theo các mốc lịch sử mà khai phá thì sự thật sẽ phần nào minh tỏ.

Hãy bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra đời – năm 1949. Họ đã có nhiều hoạt động phá hủy nền văn hóa Thần truyền năm nghìn năm văn minh Trung Hoa, làm tổn hại tới truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hoa Hạ, vốn có tư chất đạo đức cao thượng và tốt đẹp. Sau khi họ làm mọi cách để bôi nhọ văn hóa truyền thống, và cải biến tư tưởng của con người, hiển nhiên mọi người dễ hiểu rằng, phụ nữ không cần phải có bất kỳ tài năng nào. Quan niệm sai lầm rằng phụ nữ càng bất tài thì càng có đức hạnh, khiến người đời lại cho là có sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong xã hội cổ đại. Điều này, cũng chính là khiến cho người đời sau nhìn các bậc tiền bối như một phường hủ lậu, thiển cận… đúng như những gì mà ĐCSTQ tô vẽ ra. Người đời sau vì ‘khuất mắt trông coi’ nên cũng cho rằng những gì mình được nghe, được kể từ trong các tác phẩm văn học, hay lịch sử, những gì mà các cây bút đã bị bẻ cong để phục vụ cho mục đích bóp méo về xã hội cổ đại là thật. Người đời sau có nhận định rằng ‘xã hội Trung Quốc cổ đại là đen dối, mục nát, lạc hậu’ và cần phải được ‘cách tân’.

Ý nghĩa thực sự của câu nói “Phụ nữ vô tài thì hữu đức” là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tra tư liệu cổ. Câu nói: “Nữ tử tài vô tiện thị đức” (Nữ nhi vô tài thì có đức hạnh), được thấy trong tập “An đắc trường giả ngôn” của học giả Trần Kế Nho, đời nhà Minh biên soạn. Câu nói: “Nữ tử vô tài tiện thị đức” là được trích dẫn lại câu nói của một tác giả khác (trong sách không có chú thích). Theo học giả Trần Kế Nho: “Phụ nữ biết đọc, biết viết thì có thể hiểu được ‘đại nghĩa’, quả là người hiền đức, nhưng rất hiếm có vậy! Những người có chút hiểu biết, thường khi ưa thích xem các cuốn tiểu thuyết kích động tà tâm, thậm chí không có phép tắc, gian lận, làm ra những chuyện bê bối thì còn không bằng người vô học. Phụ nữ biết thủ tiết, an phận còn hơn cả người có học mà vô đức, vô độ. Vậy cũng nói phụ nữ có đức mà kém tài, hãy còn chấp nhận được”.

Câu nói “Nữ tử tài vô tiện thị đức” không có ý nói người phụ nữ bất tài thì có đức, mà nói vào thời đó phụ nữ dù có tài nhưng sẽ không thể hiện tài năng vượt trội, ngạo mạn khinh người. Những người đó là có đức hạnh. Một khi thể hiện ra, nghĩa là chứng minh mình có tài, tâm thái sẽ tự cao tự đại, thiếu lễ tiết, không khiêm nhường thì như thế là không có đức.

Người phụ nữ kém phẩm đức thường ngạo mạn, khinh khỉnh, không coi ai ra gì, cũng bởi có chút tài năng hơn người nhưng lại thiếu khiêm cung. Ai ai cũng sẽ phàn nàn, rằng ‘Có tài mà không có đức!’ Thực là đáng tiếc lắm thay! 

Văn hoá truyền thống Trung Hoa lấy ‘Tam giáo’ làm kim chỉ nam. Ba gia lớn này đều lấy ‘Đức’ làm gốc, người xưa ai nấy đều tuyên dương cao đức. 

Bậc đế vương lấy đức bình thiên hạ, đấng thần tôi giữ phẩm đức mà cung phụng, kẻ thứ dân dưỡng đức mà có được phẩm hạnh…. Toàn thể xã hội Trung Quốc xưa ai ai cũng đều sinh sống theo một chuẩn tắc đạo đức nhất định. Không chỉ nam tử cần có phẩm đức, và quy phạm phong thái của người quân tử, mà nữ nhân cũng có chuẩn tắc đạo đức riêng (gọi là Tứ đức). Tức là: phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công. Cũng chính là nói, đối với người nữ thì yêu cầu đầu tiên là phải có phẩm đức, có như thế mới thực sự là bản chất chân chính của mình. Ngoài ra, ngoại hình cần phải đoan trang, gọn gàng, nhã nhặn, không phù phiếm tuỳ tiện. Ngôn từ cần phải khiêm cung, có lễ, có tiết…; lại còn phải hiểu đạo tề gia. Người phụ nữ tốt cần hiểu được làm thế nào trợ giúp chồng, và dạy dỗ con cái, kính già, mến trẻ, siêng năng cần kiệm, thêu hoa dệt gấm…

Nói một cách ngắn gọn, thì cổ nhân coi trọng nhất là ‘đức hạnh’ của con người. Tài năng chỉ là thứ yếu, cho dù là nam hay nữ.

Làm thế nào mới có thể khiến con người có được đức hạnh? 

Vẫn biết mỗi chúng ta ai ai cũng đều mang một bản tính tự ngã. Người xưa nói: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Song vốn dĩ Phật gia giảng ‘Nhân tại mê trung, dễ phạm điều xấu’ (Người ở trong mê, dễ phạm việc xấu). Vì vậy, đường đời của một sinh cũng không nhất định là không có thay đổi. 

Cho nên cổ nhân đề cao giáo dưỡng. Vào thời cổ đại nam nữ là có sự khác biệt: nam tử bất luận là thuộc giai tầng nào, đều phải học Đạo – Học làm người quân tử. Theo tiêu chuẩn của Nho gia, thì Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín chính là năm tiêu chuẩn để giữ gìn đạo hạnh của nam nhân. Làm người cần học cách tu thân, theo kinh đồ đạo giáo trong trường học, do các bậc hiền sỹ giáo huấn. Học “Tứ thư, Ngũ kinh” từ các bậc trưởng bối trong gia tộc truyền lại. Còn đối với phụ nữ, chủ yếu sự học là thông qua giáo dục trong cung đình, gia tộc, nhà trường, đọc sách mà thông hiểu đạo lý.

Theo lịch sử Trung Hoa, trước thời nhà Tần, trong cung đình đã có truyền thống thực hiện giáo dục đối với nữ nhi trong dòng tộc. Nội dung giáo dục rất chú trọng đức hạnh và lễ nghĩa. Sang đến đời nhà Hán, nữ giới thuộc thượng tầng trong cung đình, ngoài việc tiếp thụ giáo dục về đức hạnh ra, còn phải học thi ca, nhạc vũ… được xem là những yếu tố cần thiết của một người phụ nữ nên phải có.

Khi xưa, Lưu Hướng thường theo “Liệt nữ truyện”, còn Ban Chiêu lại chọn “Nữ giới” (giới điều đối với nữ nhân), để làm nội dung quy phạm giáo dục đức tính của nữ nhân, thông qua các câu truyện lịch sử và ‘giới điều’. Việc này có ảnh hưởng to lớn đối với người đời sau.

Đến thời nhà Đường thịnh thế, đây được xem là thời đại mà đạo đức của xã hội tốt nhất trong các thời kỳ lịch sử. Trong thời kỳ này, việc chú trọng giáo dục nữ giới trong cung thậm chí rất phát triển, và trở phổ biến hơn bao giờ hết. Trưởng Tôn thị Hoàng hậu của Vua Đường Thái Tông từng nói: “Phụ nữ đọc ít hiểu nhiều, cần tuân theo phép tắc xã giao”. Đích thân Hoàng Hậu tổng kết kinh nghiệm an trị của bản thân mà soạn ra cuốn “Nữ Tắc”. Cuốn sách đề cao việc ‘tự vi chi tự’ (tự sửa chữa sai lầm). Cuốn sách này đã được lưu truyền rộng rãi vào thời kỳ đó, và có giá trị ảnh hưởng nhất định đối với việc giáo dục phụ nữ thời bấy giờ. Đến thời Minh, Thanh việc giáo dục phụ nữ cũng được phát triển mạnh mẽ, thậm chí trong cung đình còn thiết lập cơ cấu giáo dục chuyên môn.

Ngoại nữ giới thượng tầng được tiếp nhận giáo dục đức hạnh ra, thông thường con gái của các quý tộc và sĩ phu cũng có thể được dạy dỗ tại nhà thông qua cha anh hoặc sư gia, đề cao tu dưỡng bản thân. Vào thời đó, gia đình trí thức, nữ giới đọc sách đã phát triển thành trào lưu. Cuối thời nhà Minh, xuất hiện càng nhiều trường tư thục dành cho nữ giới. Đặc biệt trong hôn nhân, nữ giới có tài hoa cũng là một lợi thế trong việc có thể có được mối duyên tốt đẹp hay không.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến nay, việc chú trọng giáo dục phẩm hạnh đối với phụ nữ, đã trở thành trào lưu xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân, xã hội cổ đại vì sao mà tồn tại trường kỳ, và có thể duy trì chuẩn tắc đạo đức xã hội lâu dài, ở mức tương đối.

Câu nói: “Nam tử có đức liền tài, nữ tử vô tài liền đức”, xuất hiện từ thời nhà Mình. Ý nghĩa chân chính của vế đầu chính là, người nam cần lấy đức hạnh làm chủ, tài năng là bổ trợ, càng không phải là không coi trọng tài năng. Vế sau ý nói rằng, người nữ cũng cần phải lấy đức hạnh làm chủ, không thể vì có tài hoa mà bỏ qua đức hạnh. 

Theo phân tích của một số học giả về chữ ‘Vô’, thì chữ vô nguyên gốc là động từ. ‘Vô’ nghĩa là ‘không có gì’, cũng chính là ‘vốn dĩ đã có tài, nhưng tự mình cho rằng là không có’. Theo quan niệm của người xưa thì như vậy không phải tự ti, mà là sự khiêm tốn. Người có tài thường khi lại nhận rằng mình ngu dại. 

Học giả Trần Kế Nho tổng hợp chú giải về vấn đề này, và cách nhìn nhận về phẩm hạnh của phụ nữ trong “Tùy Đường diễn nghĩa”, thì có lẽ không khó để hiểu một cách minh tỏ hàm nghĩa chân chính của câu nói “Nam tử hữu tài tiện đức, nữ tử vô tài tiện đức”. Trần tiên sinh cho rằng, người nữ hiền đức mà học vấn thông thạo, hiểu cái lẽ ở đời, biết được đại nghĩa; người như thế chẳng thể có nhiều. Những người thích ca kịch, xem truyện, đọc tiểu thuyết mà động tình, lấy đó làm vốn liếng ‘đùa gió trêu trăng’, băng hoại nhân phẩm thế tục, thì ngược lại còn chẳng bằng kẻ vô học.

Nếu lật lại những trang sử ký thời Minh, Thanh thì một lượng lớn các cô gái tàng năng chốn thanh lâu, đều thông thạo thi hoạ vốn được các triết gia đương thời hết lời khen ngợi. 

Trần tiên sinh còn đề cập đến chữ ‘Tài’, trong ‘nữ tử vô tài tiện thị đức’. Ở đây rất có thể là đang đề cập đến phạm trù thi ca, vũ hoạ… Nếu nữ giới không coi trọng đức hạnh của bản thân, thường khi thể hiện tài hoa chỉ là đùa gió trêu trăng, ấy chính là đi ngược lại với bản chất của người phụ nữ. Đã vậy, nhược bằng không có tài cán chi cả thì hơn! 

Trong “Tùy Đường diễn nghĩa” có đoạn viết: “Người có tài hay hành động nông nổi, khiến người ta phải thở dài: ‘Người có tài mà vô đức!’. Ngược lại, người có tài mà không khoe khoang, ấy chính là người có đức”. Nói như vậy thì không còn nghi ngờ chi nữa, câu nói: ‘Nữ tử vô tài tiện thị đức’. Chính là có ý tứ rằng, không phải là người phụ nữ thì không nên có tài, mà là để nhấn mạnh đức hạnh của một người mới thực sự quan trọng bậc nhất.

Theo NTDTV
Tiểu Anh biên dịch

Từ Khóa: