Tóm tắt bài viết
Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chưa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục "Câu chuyện thành ngữ" Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.
Trong thời kỳ Đông Hán (25-220 SCN), Tuân Thục là một Tổng đốc của nước Vệ. Ông là thế hệ thứ 11 của Tuân Tử , hay dòng họ Tuân, và là một trong những nhà tư tưởng tinh thông nhất của thời kỳ đó.
Tuân Thục (83-149 SCN) có tám người con trai đều rất tốt bụng, tài năng, được dạy dỗ tốt và dũng cảm. Con trai của ông được biết đến như là “Tám con rồng của dòng họ Tuân”. Tuân Sảng (128-190 SCN) là con trai thứ sáu, nhưng có thể nói ông là người giỏi nhất.
Giống như những người anh em của mình, Tuân Sảng chứng tỏ là một thiếu niên tài năng. Ông rất thích học tập, và ở tuổi 12 có thể dễ dàng nắm vững sách cổ của Trung Quốc như Luận ngữ và Xuân Thu Chiến Quốc.
Tuân Sảng đã trở thành một quan tòa vào năm 166 SCN. Đó là một thời kỳ hỗn loạn, một vài năm sau, ông đã rời quê hương và đi đến phía nam của Trung Quốc. Ông dành 10 năm ở đó để viết sách.
Vào thời đó, rất ít người cư xử với nghi thức phù hợp và nguyên tắc đối nhân xử thế. Ví dụ, khi cha mẹ hoặc vợ của họ qua đời, họ không để tang theo như phong tục, hoặc họ không lập bàn thờ cho cha mẹ hoặc người thân đã chết của họ, và họ chỉ làm thế khi người nào được triều đình chính thức phong tặng.
Để sửa chữa những quan niệm và hành vi không đúng đắn, Tuân Sảng đã viết nhiều bài về các giá trị và nghi thức truyền thống. Ông đã sử dụng nhiều trích dẫn từ các tác phẩm kinh điển và ghi chép cổ xưa.
Tác phẩm của ông đã đạt được một số kết quả tốt. Mặc dù không hoàn toàn nhưng các bài luận đã ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân và thay đổi một số thói quen xấu ở thời đó.
Người sau nhớ đến Tuân Sảng như một vị quan tinh thông và một sử gia của thời kỳ Đông Hán ở Trung Quốc.
Thành ngữ Dẫn kinh cứ điển 引經據典 (yǐn jīng jù diǎn) sau đó phát triển từ câu chuyện của Tuân Sảng, được ghi trong Sách Hậu Hán (1); và thành ngữ được dịch theo nghĩa đen là “Dùng kinh sử mà dẫn chứng” (hay ‘dẫn chứng bằng kinh sử’), nghĩa là trích dẫn kinh, y cứ vào sách làm mẫu mực.
Ngày nay, người ta sử dụng thành ngữ trong bài phát biểu hay bài viết có chứa rất nhiều trích dẫn từ các tác phẩm có bản quyền.
Ghi chú:
Cuốn ”Hậu Hán Thư” (後漢書, Hòu Hàn Shū) là một tác phẩm kinh điển của lịch sử Trung Quốc được biên soạn chủ yếu bởi Phạm Diệp (398-445 SCN). Nó ghi chép trong khoảng thời gian từ năm 6-189 của nhà Hán
The Epoch Times
Quang Minh biên dịch
Xem thêm: