Tóm tắt bài viết

Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chưa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục "Câu chuyện thành ngữ" Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.

(thiếu lời dẫn….)

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Epoch Times)

Thời nhà Đường, có một viên quan tên là Vương Lộ, hết sức tham lam, chuyên nhận của hối lộ.

Vương chẳng màng đến bổn phận đối với nhân dân, chỉ chăm chăm kiếm tiền phi pháp. Thủ hạ thân tín của ông ta cũng bê bối không kém, thường hay vào hùa với Vương Lộ.

Ngày kia, có người tố cáo một thuộc hạ của ông ta đã phạm pháp và tiếp nhận quà đút lót. Bản cáo trạng liệt kê đủ mọi loại tội trạng.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh minh hoạ: Internet)

Đến ngày xét xử, Vương Lộ vừa nhìn các tội được nêu trong bản cáo trạng mà bất giác kinh sợ. Những tội danh của người thuộc hạ giống như đúc với những tội mà Vương Lộ mắc phải, cứ như bản cáo trạng đang nhắm thẳng vào ông ta.

Vương Lộ bồn chồn, run sợ không yên: “Đây… đây chẳng phải là đang nói đến ta sao?

Thay vì xử án, Vương đã viết thẳng vào bản cáo trạng 8 chữ: “Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ kinh xà” (Tạm dịch: Ông tuy đánh cỏ, rắn tôi đã sợ.)

(Ảnh: Internet)
(Ảnh minh hoạ: Internet)

Thành ngữ “Đả thảo kinh xà”, có thể được dịch là “đánh cỏ động rắn”, có xuất xứ từ mẩu chuyện trên. Câu chuyện được trích từ “Nam Đường cận sự”, một tác phẩm được biên soạn bởi Trịnh Văn Bảo (953–1003) vào triều nhà Tống.

Ngày nay, câu thành ngữ được sử dụng để miêu tả một hành động không kín kẽ cẩn mật, để cho người ta phòng bị. Nó cũng có nghĩa là hành động hấp tấp, khiến địch thủ cảnh giác.

Theo Epoch Times

Nam Hoàng biên dịch

Xem thêm: