Rất nhiều cao thủ võ thuật truyền thống phương Đông đã thất thủ trước các võ sỹ Kickboxing phương Tây. Vậy có phải võ thuật truyền thống thua kém Kickboxing hay không? 

Võ thuật truyền thống phương Đông và Kickboxing phương Tây có mục đích khác nhau, vì vậy biểu hiện cũng khác nhau. 

Võ thuật truyền thống phương Đông 

Về khả năng thực chiến bề mặt, võ thuật truyền thống phương Đông nếu chỉ luyện ra bản sự ở tầng nhân gian thì thông thường sẽ không địch lại được những cao thủ Kickboxing phương Tây. Đó là bởi vì võ thuật truyền thống không phải để tranh đấu, mà là khởi điểm ở tầng thấp nhất rèn luyện tinh thần và thể chất để tiến tới bước cao hơn là tu luyện. Còn Kickboxing là tổng hợp của các môn võ như Boxing, Muay Thai, Karate, Judo, hoàn toàn là kỹ thuật quyền cước ở tầng bề mặt. Tốc độ ra đòn, tốc độ phản ứng và lực độ của họ được coi là đỉnh cao nếu chỉ xét trong trường không gian và thời gian của nhân loại. 

Võ thuật truyền thống là con đường tu luyện từ thấp lên cao, do đó có thể đi một mạch đến đỉnh điểm văn hóa truyền thống, tiếp cận với Thần. Trọng điểm của nó là tu luyện, không phải cơ chế ra đòn quyền cước. Do đó nếu dùng để thi đấu quyền cước thì đó là dùng sở đoản của mình để đấu với sở trường của người. 

Trong võ thuật truyền thống, nếu chỉ thuần túy luyện để thi đấu quyền cước, thì trình độ cao nhất cũng chỉ đạt đến khả năng kỹ thuật của tầng nhân gian. Nhưng năng lực ở tầng này thì không thể sánh với Kickboxing, bởi vì Kickboxing thuần túy là quyền cước, còn võ thuật truyền thống là để tu luyện. Do mục đích khác nhau nên trọng điểm cũng khác nhau. 

Khi các võ sư truyền thống thi đấu với nhau, họ đều biểu diễn theo các bài quyền nên không tạo ra khác biệt lớn. Nhưng khi thi đấu với các võ sư Kickboxing thì lại là chuyện khác. Bởi họ chưa thực sự luyện ra được công phu ở cao tầng nên khó có thể đấu nổi các võ sư Kickboxing. Bởi vì tốc độ của những đòn riêng biệt trong Kickboxing cao hơn tốc độ bài quyền rất nhiều. Đó chính là nguyên nhân chúng ta không thấy các bài quyền của võ thuật truyền thống trong khi thi đấu quyền cước. 

Ở đỉnh cao của tầng nhân gian thì võ thuật truyền thống có thể luyện ra các công phu ngạnh khí công như “Kim Cương thối”, “La Hán cước”, “Thiết sa chưởng”, “Chu sa chưởng”… Những công phu này có thể chống được điểm cao nhất của võ thuật phương Tây, nhưng lực tổng hợp thì vẫn còn kém xa. Bởi vì võ thuật phương Tây có tốc độ phản ứng cao hơn, hơn nữa những cao thủ hàng đầu cũng luyện được ra những năng lực tương tự, bởi vì đó cùng là võ thuật trong tầng thứ nhân gian.

Võ thuật truyền thống phương Đông nếu tiếp tục luyện lên thì sẽ vượt qua tầng thứ nhân gian này, sẽ xuất hiện nhiều loại công năng, như “Kim chung tráo” hay “Thiết bố sam”, v.v. Nhưng những võ sư đạt đến trình độ ấy thường sẽ không xuất đầu lộ diện, bởi họ đã không còn bị cám dỗ bởi những danh lợi tình chốn thế gian. Còn những võ sư vẫn đang tranh đấu trên đời thì đều không có những bản sự này.

(Ảnh minh họa: theepochtimes.com)

Kickboxing phương Tây

Ưu thế lớn nhất của Kickboxing là tốc độ cao, phản ứng nhanh, lực độ lớn. Ví dụ hai tay ôm đầu, cánh tay và cùi chỏ bảo vệ phần nửa thân trên, khom người nhún gối thủ thế xuất kích, so với mã bộ ôm quyền trong võ thuật truyền thống thì các đòn ra tay, đá, di chuyển của Kickboxing nhanh hơn, nên mã bộ ôm quyền không thể theo kịp. 

Tiệt quyền đạo (cũng gọi là “Triệt quyền đạo”, “Jeet kune do”) của Lý Tiểu Long phủ định các bài quyền ra trận của võ thuật truyền thống, nguyên nhân chính là tốc độ chậm, phòng thủ sơ hở, lực độ nhỏ. Đây là bởi Lý Tiểu Long đứng trên tầng bề mặt nhất của tầng nhân gian để luận thuật. Lý Tiểu Long không hiểu rằng võ thuật truyền thống là con đường tu luyện, không chỉ thuần túy là đấm đá, mà ở tầng cao hơn của võ thuật là ‘không có kẻ thù’.

Công phu của Lý Tiểu Long chủ yếu là kỹ thuật Kickboxing phương Tây. Tuy Lý có học qua võ thuật truyền thống như Vịnh Xuân quyền, nhưng đã hòa nhập vào trong kỹ thuật Kickboxing rồi. Khi thi đấu đối kháng với các cao thủ Kickboxing, đa số các bài quyền võ thuật truyền thống của Lý là không sử dụng được, bởi vì tốc độ không theo kịp. Trong điện ảnh, để thu hút khán giả nên Lý đã thêm một số động tác thừa đẹp mắt. Thực ra Vịnh Xuân quyền có rất nhiều động tác phòng thủ, nhưng khi đối đầu với Kickboxing vốn có tốc độ cao thì một võ sư truyền thống sẽ không biết phòng thủ thế nào, bởi vì tốc độ tấn công của Kickboxing quá nhanh.

Tốc độ phản ứng của mỗi cơ bắp là khác nhau. Về cơ chế sinh lý, tốc độ phản ứng của cơ bắp khi ra đòn thì nhanh hơn tốc độ phản ứng chống đỡ. Đây là điều xảy ra khi đối kháng ở tầng bề mặt. Nhưng ở tầng cao hơn thì xuất hiện hiện tượng tầng cao đánh tầng thấp, vì vậy nó đã là chuyện khác rồi. Những lý luận này không được giảng trong võ thuật truyền thống, bởi vì mục đích của võ thuật truyền thống không phải để giao chiến, mà là tu luyện.

(Ảnh: visitwroclaw.eu)

Bài quyền trong võ thuật truyền thống phương Đông

Võ thuật truyền thống phương Đông ắt phải đánh ra bài quyền. Đó cũng là những động tác quyền thuật đẹp mắt, uy lực và phóng khoáng mà chúng ta thường thấy. Những động tác này chính là cơ chế tu luyện, bởi vì nó phù hợp với Thiên Đạo, thế nên nó trông rất đẹp mắt, phóng khoáng, có thần thái. Cơ chế các bài quyền này có thể luyện ra các luồng lực tương ứng. Mỗi bài quyền trong võ thuật truyền thống đều là một luồng lực khác nhau, không dùng các bài quyền đối ứng để chống đỡ thì không thể hóa giải được. Trong tình huống này thì Kickboxing không có tác dụng, thậm chí họ còn không hiểu phương thức đánh của luồng lực này.

Nếu luyện được ra loại luồng lực này thì rất giống thi đấu võ công trong các tiểu thuyết võ hiệp. Ví dụ như trong phim võ thuật Kim Dung có “Hàng long Thập bát chưởng”, “Đả cẩu bổng”, “Càn khôn đại na di”… Tuy là hư cấu nhưng lại nói đúng hình thức loại luồng lực này, chỉ có điều phim ảnh quá khoa trương, và cũng quá nhiều động tác thừa mà thôi. 

Thật đáng tiếc hiện nay những võ sư võ thuật truyền thống tham gia thi đấu công khai đều không có ai luyện ra được loại luồng lực này, do đó không thể đánh ra các bài quyền phóng khoáng.

Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng các võ sư hiện đại không phải là ‘tư tưởng truyền thống’. Luyện võ cổ đại phải trọng đức, tu tâm, điều tức, tĩnh tâm, những tư tưởng và hành vi bình thường đều phải phù hợp với Thiên Đạo, với luân lý con người. Đó chính là làm được “Thiên – Nhân hợp nhất”, từ đó mới luyện được ra võ công thực sự. Người hiện đại tâm phức tạp, náo động, ai có thể làm được như thế? Một thời khắc cũng không tĩnh tâm lại được, và cũng không làm được trọng đức tu thiện.

Quyền thuật của Trương Tam Phong

Tranh vẽ Trương Tam Phong. (Ảnh: sohu.com)

Sư tổ của Thái Cực là Trương Tam Phong có thể một mình địch cả trăm người. Quyền thuật của ông đi trong không gian khác, thế nên xem ra rất chậm rãi nhưng lại đến đích trước đối thủ. Đây chính là điều mà võ thuật phương Tây hoàn toàn không thể làm được, bởi vì Kickboxing ra đòn là ở trong không gian nhân loại này. 

Trong không gian nhân loại thì tốc độ ra đòn của Kickboxing đạt đến đỉnh cao mà cơ bắp con người có thể đạt đến. Các võ sư võ thuật truyền thống đang thi đấu công khai đều không ai có bản sự quyền thuật đi trong không gian khác, bởi vì loại bản sự này cần tu luyện thì mới luyện ra được.

“Không gian khác” ở đây là chỉ không gian hơi cao hơn không gian nhân loại một chút, thế nên mắt người vẫn nhìn thấy. Không gian này cũng là không gian thần túc thông. Thần túc thông biểu hiện thế nào? Trông thấy người đó đi rất chậm, nhưng khoảng cách không gian rất lớn. Ví dụ người đó đi bộ chậm rãi, nhưng người phía sau chạy xe cũng không đuổi kịp. Câu chuyện Phật Thích Ca độ tên cướp Angulimala (Ương Quật Ma La) trong kinh Phật cũng là như thế: Angulimala đuổi theo để giết Phật Đà, mặc dù Phật Đà đi rất chậm còn tên cướp có sức khỏe chạy rất nhanh, vậy mà mãi vẫn không thể đuổi kịp Ngài. Đó chính là công năng thần túc thông.

Nếu người luyện võ thuật truyền thống đạt đến bước này thì Kickboxing không phải là đối thủ. Nhưng những người đã đạt đến trình độ ấy thì sẽ không còn ham muốn tranh đấu trong thế gian, và người đời cũng rất khó biết được sự tồn tại của họ.

Đối đầu quyền cước là gì? Chính là người đánh người. Nhưng con người vốn là sinh mệnh trân quý, đều nên tôn kính nhau, giúp đỡ nhau, sao có thể dùng bạo lực với nhau? Bởi vì bản chất của đấm đá là độc ác. Đây không phải là thứ mà một sinh mệnh bình thường nên làm. Trên thực tế, trong vũ trụ không tồn tại hành vi tư tưởng bức hại người như thế này, chỉ có chốn nhân gian mới xuất hiện khuynh hướng và thực tiễn bạo lực. Việc này khiến chúng ta phải suy nghĩ: con người cần hướng thiện chứ không nên hành ác.

Hướng thiện là trở về với điều tốt đẹp, còn hành ác thì sẽ khiến thế giới ác độc xấu xa, hơn nữa còn nhận phải ác báo tương ứng. Con người gieo nhân gì thì được quả đó, đó là Thiên lý, là quy luật của vũ trụ này.

Nam Phương
Theo Secretchina

Bạn đang đọc bài viết: “Cao thủ võ thuật truyền thống phương Đông có thực sự thua võ sỹ Kickboxing phương Tây không?” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||2c0ed2b28__