Mới đây, bộ phim thần thoại “Trở Lại Thành Thần” của đài truyền hình NTD Canada đã ra mắt, tạo nên chấn động to lớn với cốt truyện ly kỳ và kỹ xảo điện ảnh tráng lệ. “Trở lại thành Thần” khắc hoạ câu chuyện hiện thực của thế gian hôm nay dưới góc nhìn rộng lớn của sử thi Thần thoại, trong phim lại có phim, tầng tầng nội hàm, khiến nhiều người xem đi xem lại không biết chán.
>> Xem trailer phim “Trở lại thành Thần”
Hai nhân vật nam chính của bộ phim – Tống Quang Minh và Triệu Hải Phong tạo thành một cặp đối lập rõ nét, trong khi nữ chính Bạch Phượng dường như đứng ở ngã ba đường. Cô dễ dàng bị Hải Phong lung lạc khi cuộc đàn áp bắt đầu, nhiều năm sống trong sợ hãi, nhưng may thay chân niệm của cô cuối cùng đã thức tỉnh.
Sự thức tỉnh của nữ Thần Phượng Hoàng là một hành trình đầy bất trắc và ly kỳ, mà chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ đó.
“Xích khoá tâm” của Thần Phượng Hoàng
Vì chậm trễ có mặt ở đại hội cầu Trời, Thần Phượng Hoàng nguyện theo Quang Minh Vương hạ thế, trợ giúp Ngài hoàn thành sứ mệnh “Gây dựng đạo đức, trảm rồng đỏ, cứu chúng sinh”, để chuộc tội đến muộn. Theo lời Vô Mê Trí Giả, cũng chính vì “để lỡ mất Thiên thời” mà khi hạ thế xuống nhân gian, Thần Phượng Hoàng phải chịu nạn là bị xích khoá tâm khoá chặt, chân niệm mãi không thức tỉnh, hồ đồ nghe lời Triệu Hải Phong, chậm trễ cơ duyên tu luyện.
Vì sao chỉ đến muộn một chút mà tạo thành kiếp nạn mười mấy năm? Đây có lẽ là quy luật Nhân-quả thông thẳng từ thiên thượng xuống nhân gian. Người xưa có câu: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, chỉ một chốc lát muộn màng trên thiên giới có thể dưới trần gian đã trải qua mấy chục năm. Còn nhớ trong “Tây Du Ký”, thầy trò Đường Tăng gặp nạn ở Hoả Diệm Sơn, “Lửa bốc ngùn ngụt tám trăm dặm, bốn xung quanh một tấc cỏ cũng không mọc được”, Tôn Ngộ Không phải ba lần đi mượn quạt Ba Tiêu, vất vả không ít. Nhưng tất cả chuyện này lại là do một lỗi lầm “nhỏ” trên thiên giới mà ra. Năm trăm năm về trước, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, bị Thái Thượng Lão Quân quẳng vào lò bát quái nấu luyện. Ngộ Không đạp đổ cả lò luyện, “mấy viên gạch có dính ít lửa bị rớt xuống và những tàn lửa ấy rơi xuống đây biến thành Hỏa Diệm Sơn”.
Ở không gian khác là hình tượng một cái xích khoá tâm khoá chặt chân niệm của Thần Phượng Hoàng, còn ở không gian con người đây biểu hiện là gì? Hết lần này lần khác, Bạch Phượng thốt ra từ “sợ”.
Khi nghe Quang Minh nói “Có hơn 1600 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết rồi. Mà đây vẫn chưa phải con số đầy đủ”, Tiểu Phượng vẻ mặt đầy lo âu: “Anh Quang Minh, em sợ lắm”.
Khi Quang Minh bị cảnh sát bắt, Tiểu Phượng ôm con khóc nức nở: “Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công nhiều năm như vậy, mẹ lại luôn hốt hoảng sợ hãi, sợ cha con bị bắt. Nhưng giờ thì… Chúng ta phải làm sao đây?”
Vì sợ hãi, Tiểu Phượng đã nghe lời Hải Phong khuyên Quang Minh ký giấy cam kết không tu luyện. Vì sợ hãi, Tiểu Phượng đã ngăn cản chồng đi phát tài liệu giảng sự thật. Những điều cô làm chính là những điều tà ác muốn. Và cũng vì sợ hãi, Tiểu Phượng đã ngừng học Pháp, bỏ lỡ cơ duyên tu luyện suốt mười mấy năm. Có thể nói, “sợ hãi” chính là cái xích khoá tâm, khoá chặt chân tâm của Thần Phượng Hoàng, “sợ hãi” chính là quan sinh tử của Tiểu Phượng.
Nhìn sâu hơn, nỗi sợ của Tiểu Phượng bắt nguồn từ những dính mắc (chấp trước) vào danh-lợi-tình trong xã hội người thường. Cô muốn ôm giữ danh-lợi-tình, nên mới sợ mất chúng. Không muốn chồng gặp nguy hiểm, “chỉ muốn có cuộc sống yên ổn của người bình thường” là chấp trước vào tình. Khi Quang Minh nói sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong cuộc gặp bạn học cũ, nói rằng anh bị cho nghỉ việc một cách phi lý, Tiểu Phượng đã nổi giận đùng đùng: “Em không kỳ vọng vinh hoa phú quý, nhưng em không muốn bị mất mặt!” Đây là chấp trước vào danh. Miệng nói không kỳ vọng vinh hoa phú quý, nhưng trong khi tức giận Tiểu Phượng đã bộc lộ rõ tâm này:
“Anh nhìn Hải Phong xem. Hai người cùng tốt nghiệp, cùng đi dạy. Anh nhìn người ta xem. Được lãnh đạo khoa trọng dụng, mới vài năm mà đã có nhà, có xe hơi. Còn anh thì sao? Mười mấy năm rồi, vẫn sống trong cái nhà bé tí này. Ra ngoài toàn phải đi bộ hoặc chen chúc trên xe buýt. Bây giờ ngay cả công việc anh cũng đánh mất!”
Buông bỏ chấp trước, chân niệm thức tỉnh
Tiểu Phượng luôn lo sợ mất đi mọi thứ, cuối cùng thì chuyện đó cũng xảy ra. Cảnh sát tà ác ập đến, bắt Quang Minh đi, lý do lại chính là Triệu Hải Phong vì ham muốn cô mà tố cáo hãm hại chồng cô. Chỉ lúc này, Tiểu Phượng mới chính thức nhận ra: Tà ác chính là tà ác, sợ hãi không có tác dụng gì!
Lúc này, con gái Tiểu Vũ, vốn là chiếc lông phượng nhỏ trên thiên giới hạ trần vì muốn đánh thức Thần Phượng Hoàng, đã trấn tĩnh Tiểu Phượng, nhắc cô đọc “Chuyển Pháp Luân”. Nhờ thành tâm học Pháp, tu tâm, cuối cùng chân niệm của Thần Phượng Hoàng đã thức tỉnh.
Khi Tiểu Phượng vào thăm Quang Minh trong tù cũng là lúc chính niệm của Quang Minh suy yếu. Anh bị tách khỏi môi trường tu luyện bình thường, ngày ngày chịu đựng tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần, nhớ vợ con khôn xiết. Lúc này, anh đã gật đầu đồng ý nghe lời vợ, có lẽ nếu Tiểu Phượng khóc khuyên anh ký giấy cam kết không luyện nữa để về nhà, anh cũng mềm lòng nghe theo. Nhưng khi ấy, Tiểu Phượng – Thần Phượng Hoàng – đã xoè bàn tay có ghi bài thơ của Sư Phụ: “Chính niệm chính hành”.
Bài thơ tỏ rõ ý chí và tín niệm vững chắc như kim cương của Tiểu Phượng, truyền đến Quang Minh. Ba chữ “không sợ khổ” trong bài thơ toả sáng, đây mới chính là chân niệm của Thần Phượng Hoàng. Nỗi sợ bao trùm dai dẳng lâu nay không phải là bản thân cô thực sự. Vị nữ Thần năm xưa đã hạ thế với quyết tâm: “Đại Vương vì chúng sinh Thiên giới Quang Minh, dám mạo hiểm đi xuống. Thần nên đi theo, nào có sợ gì”. Nào có sợ gì.
Có thể nói, bài thơ viết trong lòng bàn tay chứng minh Tiểu Phượng đã hoàn toàn buông bỏ mọi chấp trước của con người. Thấy người chồng yêu quý bị đánh đập tàn tạ, đau lòng nhưng vẫn khuyên chồng kiên định với Đại Pháp, đó là buông bỏ tình. Sẵn sàng một mình nuôi con 10 năm, chịu lời gièm pha, đó là buông bỏ lợi danh. Người bình thường không thể làm được điều đó.
Thần Phượng Hoàng dẫu thức tỉnh muộn màng, nhưng không bao giờ là quá muộn. Trong khi Quang Minh phản bức hại trong tù, Tiểu Phượng cùng con gái cũng đã buông bỏ chấp trước sinh tử, ra ngoài nói rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, truyền hi vọng được cứu cho thế nhân. Cuối cùng, cả ba cùng viên mãn trở về thiên giới.
Hành trình hạ thế tu luyện của Thần Phượng Hoàng nhắc nhở chúng ta cần vượt lên nỗi sợ hãi, buông bỏ ham muốn phàm tục thì mới có thể không cô phụ sứ mệnh thần thánh của bản thân. Làm người thì ai mà không chết, chỉ có buông bỏ nỗi sợ chết thì mới có thể sống chính trực, cứu giúp sinh linh trong nguy nan, mới có thể tìm lại vĩnh hằng của sinh mệnh.
- Xem lại Kỳ 1: Hành trình sa đoạ của Hải Nhạc Thần Quân
Thanh Ngọc
>> Xem bản đầy đủ phim “Trở lại thành Thần” có trả phí trên Gan Jing World.