Trong lịch sử Đông – Tây đã từng phát sinh rất nhiều sự kiện trùng hợp kỳ lạ, sau khi tìm hiểu sẽ làm bạn cảm thán sự thần kỳ của tạo hóa.

10 điều trùng hợp kỳ lạ về những câu chuyện, sự kiện trong lịch sử Đông Tây khiến người đời cảm thán. Câu chuyện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Khổng Tử chỉ hơn kém nhau 14 tuổi. Thang Hiển Tổ và Shakespeare qua đời cùng năm, trong thời kỳ cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân xây dựng nhà Đường, thì đế quốc Ả Rập cũng đang trong giai đoạn hùng mạnh như mặt trời ban trưa. Mặc dù nhìn qua không có liên quan gì đến nhau nhưng thực chất lại phản ánh sự tương quan, càng thêm thú vị và có ý nghĩa. 

1. Vương triều Kim Tự Tháp Ai Cập và Triều đại Viêm – Hoàng Đế của Trung Quốc

Vương triều Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng cách đây khoảng 3.000 năm TCN, cũng là thời đại của Viêm-Hoàng ở Trung Quốc theo như “Sử Ký” của Tư Mã Thiên ghi chép. Hai thời đại này cũng chính là khởi nguồn cho nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây.

Tượng Nhân sư và Kim tự tháp ở Ai Cập. (Ảnh: pixabay)
Tượng điêu khắc Viêm Đế và Hoàng Đế ở Trung Quốc. (Ảnh: publicdomain)

2. Âm lịch của Babylon cổ và Âm lịch của Trung Quốc

Thế kỷ 20 đến 18 TCN, người của Babylon cổ đã nghĩ ra cách dùng chu kỳ Mặt Trăng chuyển động quay quanh Trái Đất để tính toán Âm lịch. Điều này không những trùng khớp với thời gian Triều Hạ của Trung Quốc dùng Âm lịch, mà còn cách 2-3 năm sẽ có một tháng nhuận. Cách tính toán của cả hai đều chính xác như nhau.

Cách ghi nhớ năm. (Ảnh: wikimedia / Oilstreet)

3. Văn hóa La Mã, Hy Lạp cổ đại và thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc 

Thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 3 TCN là thời kỳ hoàng kim thịnh vượng của Hy Lạp và La Mã cổ đại, cũng chính là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.  

Tại thời kỳ này, trong lịch sử phương Đông hay phương Tây đều có những nhà học thuật tài giỏi. Nếu như ở phương Tây có Socrates, Aristoteles, Plato… thì ở Trung Quốc có Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử… 

Trên phương diện quân sự cũng có đầy rẫy thiên tài. Ở phương Tây có Cyrus Đại đế, Alexandros Đại đế… Ở Trung Quốc có Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tôn Tẫn… Đây thật sự là một thời kỳ huy hoàng. 

Aristoteles và Platon trong “Trường Athena”. (Ảnh: wikimedia)
Bích hoạ Khổng Tử gặp Lão Tử. (Ảnh: wikimedia)

4. Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ và Khổng Tử của Trung Quốc

Phật Thích Ca Mâu Ni và Khổng Tử được sinh ra cùng thời, hai người chỉ hơn kém nhau 14 tuổi. Một người tạo ra văn hoá truyền thống Nho giáo, kéo dài hơn 3.000 năm của phương Đông. Một người tạo ra một trong những tôn giáo ảnh hưởng nhất thế giới là Phật giáo. Hai người, một Đông một Tây, một Nho, một Phật nhưng đều có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới.

Tượng phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: wikimedia)
Tượng Khổng Tử. (Ảnh: pixabay)

Xem thêm: Đọc 3 câu này giúp bạn lĩnh ngộ được bí mật của Đạo Trời, thọ ích cả đời

5. Đế Quốc La Mã sụp đổ và Trung Quốc nam bắc bị chia cắt 

Vào thế kỷ thứ 4, khi phương Tây bị những người dân tộc man rợ xâm lược, đế quốc La Mã sụp đổ và bị chia cắt thành “Đông La Mã”. Thì ở Trung Quốc, vương triều Tây Tấn bị hủy diệt, Trung Nguyên bị chia cắt thành Ngũ Hồ thập lục quốc và Đông Tấn ở phương Nam. 

6. Triều đại nhà Đường và đế quốc Ả Rập 

Năm 632, cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân thống nhất đất nước, lập nên đế triều đại nhà Đường. Gần như cùng lúc đó Muhammad tấn công thành Mecca, thành lập đế quốc Ả Rập. Hai quốc gia này mặc dù ở cách xa nhau, một Đông một Tây, nhưng lại cường đại như nhau, phồn vinh như nhau và lãnh thổ cũng rộng lớn như nhau.

Nhà thờ Hồi giáo nguy nga tráng lệ của Ả Rập. (Ảnh: pixabay)
Minh Cung Đan Phụng Môn của Đại Đường (Ảnh: wikimedia / Zhang zhicheng)

7. “Thập tự chinh” và nước Kim xâm lược nhà Tống

Thập tự chinh ở Châu Âu tấn công quốc gia Ả Rập (Hồi Giáo) gần như cùng lúc với quân Kim (bộ tộc Nữ Chân) tấn công nhà Tống ở Trung Quốc. Cả hai sự kiện đều bắt đầu vào đầu thế kỷ 12 và kéo dài 200 năm, kết thúc vào cuối thế kỷ 13.

Thập tự chinh lần đầu tiên thắng lợi, đoạt được thành phố Jerusalem. (Ảnh: wikimedia)

8. Đại đế Pyotr I và Hoàng đế Khang Hy của Trung Quốc

Đại đế Pyotr I của Nga và Hoàng đế Khang Hy gần như đăng ngôi cùng lúc, cũng gần như cùng lúc qua đời. Khang Hy qua đời vào năm 1722, Pyotr I qua đời vào năm 1725. Đại đế Pyotr I là người tạo ra Đế quốc Nga còn Khang Hy là người đã xây dựng nên một vương triều cường đại nhất ở phương Đông. Hai người đều là những vị vua mạnh mẽ kiệt xuất.

Đại đế Pyotr I. (Ảnh: wikimedia)
Hoàng đế Khang Hy. (Ảnh: wikimedia)

9. Nhà văn, nhà viết kịch William Shakespeare và nhà văn, nhà viết kịch Thang Hiển Tổ

William Shakespeare là một nhà văn và nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, còn Thang Hiển Tổ là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc. Hai người không những sinh sống cùng thời đại, mà còn qua đời cùng năm 1616. Shakespeare được tôn xưng là vua của hí kịch phương Tây, còn Thang Hiển Tổ cũng vô cùng nổi danh nhờ kiệt tác “bộ sưu tập Nam kịch”. 

William Shakespeare. (Ảnh: wikimedia)
Thang Hiển Tổ. (Ảnh: wikimedia)

10. “Sử Thi Odyssey” và “Kinh Thi”

“Sử thi Odyssey” của Homer là sử thi vĩ đại của phương Tây, còn “Kinh Thi” là điển tịch thi ca vĩ đại nhất Trung Quốc, cả hai đều được ra đời vào thế kỷ 9~8 TCN. Mặc dù một Đông một Tây nhưng lại là một sự kết hợp hoàn mỹ tạo ra ánh sáng rực rỡ cho toàn bộ thi ca trên thế giới.

“Sử thi Odyssey” (Homer) của Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: wikimedia)
Kinh Thi. (Ảnh: wikimedia)

***

Trong suốt quá trình lịch sử hơn 2.000 năm, cả phương Tây và phương Đông đã kiến tạo một nền văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, ghi vào lịch sử nhân loại những ánh hào quang rực rỡ nhất. Lâu nay chúng ta chỉ đi tìm những điểm khác nhau, mà ít khi tìm thấy điểm tương đồng giữa 2 nền văn hóa. Khi tìm ra những điểm tương đồng ấy, thì cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khóa để mở ra cánh cửa bí ẩn đóng kín từ lâu của nền văn minh nhân loại.

Khi nghiên cứu nền văn minh của cả phương Tây và phương Đông, chúng ta vô cùng kinh ngạc khi thấy cả 2 nền văn hóa đều gắn liền với các chư Thần. Dường như có rất nhiều câu chuyện huyền thoại nói cho chúng ta điều này: Sự thật của lịch sử không phải là những gì thường được mô tả hôm nay, mà tổ tiên của chúng ta đã giữ một sự tôn kính phi thường đối với Thần Phật. Bất luận Đông phương hay Tây phương, nhiều di vật lịch sử và những văn vật, ghi chép cổ hiển thị rằng cổ nhân thật sự tôn kính các chư Thần. Họ tuân thủ những nguyên tắc đạo lý mà chư Thần răn dạy và tương truyền qua các thời đại.

Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ vật chất phát triển, nhiều sự thật lịch sử đã bị che lấp theo bụi thời gian. Sau khi đi qua các triều lịch sử và đến ngày nay, cũng không khó mà phát hiện ra rằng có một sợi chỉ vô hình nối liền lịch sử 2 nền văn minh Đông – Tây. Phải chăng đây là sự an bài của Thần để truyền đạt cho con người những giá trị văn minh thực thụ?