Mới đây, một clip được lan truyền trên mạng tiết lộ rằng, các bác sĩ cấy ghép nội tạng của Trung Quốc sắp tốt nghiệp theo đợt. Cư dân mạng bày tỏ sự kinh ngạc trước tội ác được chính phủ Trung Quốc thực hiện và dung túng. 

Thông tin cho biết, trực thăng của Bệnh viện Á Tâm (亚心) vận chuyển trái tim đi khắp các tỉnh thành. Ca phẫu thuật ghép thành công trái tim của chàng trai 31 tuổi. Nguồn tin cho biết, vào ngày 2/7 từ Hồ Bắc rằng, máy bay cất cánh từ huyện Nam Xương tỉnh Giang Tây.

Trong video, ở một nơi nào đó, có rất nhiều người vừa khóc vừa giơ tấm biển có ảnh các nạn nhân bị mổ cướp nội tạng, với mong muốn đòi công bằng cho họ.

Đài Sound of Hope gần đây cũng đăng một bản tin, với một phần tiêu đề có nội dung là: “Những bí mật giấu kín của ĐCSTQ đã bị phơi bày, Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nam bất ngờ đào tạo những người cấy ghép nội tạng theo đợt…”

Khẩu hiệu được treo trên cổng chào (2:15) có nội dung là: “Nghiên cứu khai triển Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 19, hiến tạng người tại học viện Chiêu Thông”.

Trước đó, cũng có nhiều chương trình đào tạo toàn diện cho các bác sĩ cấy ghép nội tạng trên khắp Trung Quốc.

Vào ngày 4/12, Viện Cấy ghép Nội tạng Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán đã ban hành thông báo tuyển dụng và đào tạo các bác sĩ phẫu thuật về ghép tim, gan, thận và tuyến tụy. Mỗi năm, Viện này sẽ đào tạo 4 bác sĩ phẫu thuật ghép tim, 6 bác sĩ phẫu thuật ghép gan, 16 bác sĩ phẫu thuật ghép thận và 3 bác sĩ phẫu thuật ghép tuyến tụy. Khóa đào tạo sẽ kéo dài 12 tháng.

Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, Bệnh viện Liên kết Đầu tiên của Đại học Giao thông Tây An, Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh liên kết với Đại học Khoa học Y tế Thủ đô, và Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Tây Trung Quốc cũng đều đưa ra những thông báo tương tự.

Ngoài ra, thời gian vừa qua, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng họ có ý định thúc đẩy trao đổi và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hiến tạng và ghép tạng với các quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. 

Tuyên bố này đã làm dấy lên mối quan ngại trong giới quan sát Trung Quốc, những người tin rằng chương trình nghị sự thực chất của ĐCSTQ là truyền bá hoạt động cưỡng bức thu hoạch mổ cướp nội tạng.

Hội nghị Hiến tạng Quốc tế – Trung Quốc lần thứ 7 và Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Quốc tế Sáng kiến Vành đai và Con đường về Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng đã được tổ chức tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây từ ngày 8/12 đến ngày 10/12. 

Tại hội nghị, Bắc Kinh tuyên bố rằng Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới, và thứ nhất ở châu Á về hiến tạng và cấy ghép nội tạng trong 7 năm liên tiếp.Trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Người, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy trao đổi quốc tế và hợp tác thực tế trong việc hiến tặng và ghép tạng giữa các nước thành viên của Sáng kiến vành đai và con đường, trên cơ sở mô hình “tham vấn lẫn nhau, cùng xây dựng và chia sẻ lẫn nhau”.

Ngày 28/9/2005, bác sĩ Hoàng đã trình diễn ca ghép gan tự thân tại Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Y Tân Cương. Để giảm thiểu nguy cơ thất bại, bác sĩ Hoàng đã yêu cầu ba lá gan dự phòng, một lá gan do các bệnh viện liên kết với các trường đại học y ở Quảng Châu chuẩn bị, một lá gan từ Trùng Khánh và một lá gan từ Tân Cương.

Sau 15 giờ phẫu thuật và 24 giờ theo dõi sau ghép tạng, bác sĩ Hoàng tuyên bố ca phẫu thuật đã thành công và những lá gan dự phòng không còn cần thiết nữa.

Để ba lá gan dự phòng sẵn sàng được sử dụng trước khi cấy ghép và ở trạng thái chờ trong 39 giờ, những lá gan này có thể đến từ người còn sống, vì không thể bảo quản lá gan không ở trạng thái hạ nhiệt quá 12 giờ.

Thạc sĩ luật quốc tế Lại Kiến Bình (Lai Jianping) tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, nói với báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh rằng, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã bị che đậy ở Trung Quốc vì dưới sự cai trị của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Thạc sĩ Lại cho biết, tính mạng và sức khỏe của những người quyền lực và giàu có ở Trung Quốc đã trở thành điều kiện cho họ đặc quyền để chà đạp mạng sống của người khác, và ĐCSTQ đã lợi dụng điều này để công nghiệp hóa hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Đáng chú ý, gần đây, một phụ huynh phát hiện rằng SGK tiếng Anh trung học phổ thông phiên bản mới có nội dung gợi ý rằng, việc hiến tạng có thể được thực hiện mà không cần sự đồng ý của phụ huynh.

Con gái phụ huynh này đang học trung học phổ thông ở Trung Quốc đăng bài lên mạng xã hội cho hay, vào một buổi tối nọ, con gái đột nhiên hỏi rằng liệu bản thân có thể tự mình ký giấy hiến tạng khi đủ 18 tuổi không? Con gái nói rằng, đây là những gì sách giáo khoa tiếng Anh nói.

Sau khi nghe xong, vị phụ huynh này đã rất kinh ngạc, liền lật sách giáo khoa tiếng Anh của con gái mình ra xem và phát hiện rằng trong đó quả thực có nội dung này.

Cuốn SGK này là tập thứ hai trong bộ sách giáo khoa bắt buộc và đã được chọn lọc của môn tiếng Anh trung học phổ thông, ấn bản mới năm 2023, do Nhà xuất bản Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ xuất bản.

Trong sách có đoạn tự thuật của một học sinh trung học phổ thông ở Thượng Hải rằng, trước khi vào đại học cậu vừa bước sang tuổi 18, có thể tự mình ra quyết định hiến tạng, vì vậy cậu chuẩn bị đi ký giấy đồng ý hiến tạng mà không hỏi ý kiến cha mẹ. Trong đoạn này còn có phần mở ngoặc viết rằng, “dù vậy tôi biết rằng cha mẹ cũng sẽ đồng ý”.

Sau khi các bức ảnh về nội dung kể trên trong cuốn SGK này được đăng tải lên mạng, nhiều cư dân mạng đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc là nham hiểm và vô sỉ:

Họ lên án: “Đúng là tà ác đến cùng cực”.

“Định hướng trong sách giáo khoa tiếng Anh của một quốc gia được tường lửa Internet bao quanh, đúng là vô song”.

“Hay lắm, cha mẹ không có quyền được biết nữa phải không?”.

“Nhà xuất bản vô nhân tính”.

“Các nhà lãnh đạo vĩ đại đang lo cho sự trường sinh bất lão của chính mình, quả là lao tâm khổ trí”.Một cư dân mạng khác cho biết: “Có vẻ như giáo viên tiếng Anh của chúng tôi vẫn còn tốt bụng. Sách giáo khoa cấp 3 của tôi cũng có đoạn này nhưng cô giáo không giảng cho chúng tôi”.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo vào tháng 11/2023, cho biết ĐCSTQ vẫn tiếp tục tội ác thu hoạch nội tạng từ một số lượng lớn những người không có chủ ý hiến tặng, và các ngân hàng cung cấp nội tạng cưỡng bức vẫn tồn tại ở Trung Quốc.

Nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng hoạt động cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện lớn của Trung Quốc đã mở rộng từ việc thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công sang các tù nhân lương tâm và người dân tộc thiểu số. 

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Người – cũng bị các chuyên gia quốc tế cáo buộc tham gia vào hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được hồng truyền ra công chúng vào ngày 13/5/1992. Các bài giảng của Pháp Luân Công dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Năm bài tập thiền định của môn khí công Phật gia này nhanh chóng được phổ truyền rộng khắp Trung Quốc, khi mọi người trải nghiệm được những kỳ tích về sức khỏe và nâng cao tâm tính. 

Do sự phổ biến của môn tu Phật tại gia này không nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp và tuyên truyền rộng rãi vu khống nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công và hàng chục triệu học viên của môn này vào ngày 20/7/1999.