Cung Vĩnh Lạc được biết đến là một quần thể kiến trúc với vẻ đẹp tuyệt vời ở thời Minh Trung Quốc. Nhưng bên trong cung là một kho tàng nghệ thuật đồ sộ. Những bích họa từ thời cổ đại được đánh giá là những loại tranh vẽ trên tường hiếm có, thể hiện đỉnh cao của giá trị nghệ thuật hội họa thời xưa.

Cung Vĩnh Lạc được xây dựng ở tỉnh Sơn Tây dưới thời nhà Minh. Nơi đây ẩn chứa rất nhiều những kiệt tác hội họa cỡ lớn, có giá trị nghệ thuật rất cao. Không chỉ được đánh giá là những kiệt tác trong lịch sử hội họa Trung Quốc, mà nó còn được xem là những bức bích họa lớn vô cùng quý giá trong lịch sử thế giới hội họa.

Sự đồ sộ của những kiệt tác bích họa nơi đây

Khán giả đều ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng những bức bích họa ở cung Vĩnh Lạc

Trong điện Trọng Dương có bức vẽ trên tường tổng cộng 1000m2 ở điện Vô Cực, điện Tam Thanh, điện Thuần Dương. Đặc biệt điện Tam Thanh được coi là Chủ Điện với tranh vẽ trên tường lên tới 403.34m2, hình ảnh cao tới 4.26m.

Nội dung phản ánh trên những bức tranh vẽ trên tường ở cung Vĩnh Lạc đều là câu chuyện về đạo Phật, những cảnh tượng trong kinh Phật mang theo biết bao giáo lí nhà Phật nhằm dùng đó để nhắc nhở, là bài học giáo huấn cho con người.

(Ảnh: Artron.net)

Rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, những bức bích họa này được ra đời từ rất sớm, có khi còn có trước cả thời kì văn hóa Phục hưng ở Châu Âu. Những bức bích họa này có diện tích rộng lớn và là một kiệt tác của trí tuệ sáng tạo của họa sĩ thời đó. Có bức có diện tích 1005.68 m2

Ở cung Vĩnh Lạc những bích họa được trang trí ở ba tòa đại điện. Những nét vẽ tinh xảo, với diện tích 960m2 với đề tài phong phú, kĩ thuật hội họa cực kì cao. Tính quy mô của quần thể những bức tranh trên tường với sự đa dạng về phong cách thể hiện tài hoa đặc biệt của những nghệ nhân thời bấy giờ tạo lên một sức hút đặc biệt. Đây được coi là một di sản nghệ thuật của những kết hợp khéo léo, hài hòa của nghệ thuật hội họa thời nhà Đường và Tống.

(Ảnh: Pinterest)

Những bích họa với hệ thống nhân vật đồ sộ lên tới xấp xỉ 289 người, mang theo những thần thái thoát tục siêu phàm, những vị thần Phật hay những tiên nữ mang theo sự mĩ lệ qua từng biểu cảm của khuôn mặt, trang phục hay cảnh giới quang diện quanh họ. Tất cả được khắc họa rõ nét và tinh vi từng chi tiết mang lại cho bích họa sự hoàn hảo tuyệt vời. Thể hiện tài hoa bậc thầy của những họa sĩ thời xưa.

Đôi nét khám phá Vĩnh Lạc qua ba đại điện

Tam Thanh điện hay còn gọi điện Vô Cực, nơi đây khắc họa những vị thần thời Đường. Trong bốn vách tường được phủ kín những tranh vẽ trên tường với diện tích đạt 403.34 mét vuông, tổng số nhân vật trên bức họa lên tới 289 nhân vật được sắp xếp đối xứng.

Trong điện Tam Thanh ánh sáng rất yếu ớt. Thiết kế thời đó muốn bảo về sự trường tồn về sắc màu của những bích họa nên đã hạn chế tối ưu ánh sáng nên tất cả các cửa sổ đều lấy vải mành mầu sẫm để che chắn. Do vậy để chiêm ngưỡng được những bức họa này, người ta dần phải thích ứng với điều kiện ánh sáng trong điện.

(Ảnh: Wikipedia.org)

Trên ba bức tường của các hướng Đông, Tây, Bắc là sự hội tụ của những vị Thần tiên như: Ngọc hoàng đại đế với sự xưng tôn của các vị thần. Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân là ba vị thần khác đang hành lễ.

Những bức họa ở điện Tam Thanh đều là khắc họa những câu chuyện trong thế giới Thần Phật. Cảnh giới là huy hoàng tráng lệ của cõi siêu phàm, vẻ đẹp hùng vĩ thanh tịnh của toàn cảnh bộ tranh tường. Những nét vẽ thể hiện uy lực vũ bão của những vị Thần lớn, hay những nét mềm mại uyển chuyển trong bộ trang phục của những tiên nữ trên tay bưng đồ bay lượn. Rất nhiều những cảnh vẽ mô tả lên bầu không khí thần thánh uy nghiêm khiến cho tổng quan của điện thêm phần trang nghiêm.

Thuần Dương điện được xây lên để thờ phụng Lã Động Tân. Bên trong Thuần Dương điện là những bích họa kể về cuộc đời của Lã Động Tân từ khi sinh ra cho đến” đắc đạo thành tiên” cùng chu du khắp chốn nhân gian để cứu giúp con người trần thế. Những bức họa là sự sâu chuỗi liền mạch, trọn vẹn kí sử về Lã Động Tân, Vương Trùng Dương Không chỉ thế bức họa còn mang theo một ý vị tuyệt vời bức tranh cuộc sống trọn vẹn, cảnh sinh hoạt sống động của xã hội thời bấy giờ.

Bích họa khiến cho người xem như hòa tan vào những hình ảnh rất bình dị nhưng chân thực của một xã hội thu nhỏ. Hình ảnh rất đỗi bình dị như rửa mặt, trang phục, dùng trà, nấu cơm, làm ruộng, đánh cá, đốn củi, dạy học, hái thuốc, chuyện phiếm…

Trọng Dương điện kế thừa những phương pháp biểu hiện của những bức tranh vẽ trên tường của Thuần Dương Điện. Ở đây dùng 49 bức vẽ để kể về cố sự cuộc đời của Vương Trùng Dương từ lúc sinh ra cho tới khi đắc Đạo tu Đạo, trở thành chân nhân. Trọng Dương điện là cách thể hiện tinh thần Đạo giáo.

(Ảnh: Tripadvisor.com)
(Ảnh: Artron.net)

Giá trị nghệ thuật của bích họa cung Vĩnh Lạc

Bằng những thủ pháp nghệ thuật truyền thống, sự kết hợp hài hòa của những tinh hoa nghệ thuật hội họa thời nhà Đường, nhà Tống, các nghệ nhân đã thực hiện những bản vẽ nghệ thuật đỉnh cao khẳng định đóng góp về giá trị nghệ thuật to lớn tới những thế hệ truyền thừa.

Bích họa cung Vĩnh Lạc được đánh giá là những di tích hội họa cổ đại đáng giá nhất. Sự phong phú của nội dung những bích họa cùng hệ thống nhân vật rất lớn đã thể hiện sự đa dạng trong phong cách mô tả khắc họa hình ảnh hay thần thái của những nhân vật mang hình tượng riêng. Đây là chính là tài năng và sự tinh xảo tuyệt đỉnh của nghệ nhân thời cổ đại.

Nghệ thuật của bích họa cung Vĩnh Lạc đang được coi là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về thủ pháp nghệ thuật và kĩ năng tinh xảo làm nền tàng đặt định cho hội họa đương đại. Đây là kho tàng quý giá mà hậu nhân sẽ được kế thừa khi tìm hiểu sâu và nghiên cứu về hội họa truyền thống để hồi sinh lại nghệ thuật đỉnh cao của 700 năm về trước.

(Ảnh: M.sdmy168.com)
(Ảnh: M.sdmy168.com)

Trên đây là vài nét sơ qua về những bích họa của cung Vĩnh Lạc. Còn có rất nhiều những kiệt tác khác còn được lưu giữ ở nơi đây. Có một điểm rất rõ nét là trong tất cả các bích họa được thực hiện trên tường đều là những câu chuyện về tu Đạo, về thế giới thần tiên, về cõi phi phàm. Cũng mang theo cả những hình ảnh bình dị của cuộc sống trần gian nhưng có thể thấy rõ một thông điệp mà người xem có thể hiểu, đó chính là hai cảnh giới chân thực có tồn tại, một là cõi nhân gian và một là cõi Thần Phật.

Đó cũng là dụng ý về hai con đường mà đời một con người có thể lựa chọn. Và cũng có cả thông điệp về tu Đạo tu Phật là lối thoát, là con đường duy nhất để trở vượt xuất khỏi cõi người thường, đạt cảnh giới phi thường như những câu chuyện về bích họa bát tiên được khắc họa ở đó.

Tịnh Tâm