Vũ trụ của chúng ta phải chăng chỉ là một ảnh chiếu toàn tức, hết thảy đều là hư huyễn? Sự ràng rịt lượng tử xuất hiện trong đồ hình Thái Cực! Khoa học và Thần học có thể song hành cùng nhau không? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay tôi muốn thảo luận với bạn một chủ đề thần bí huyền ảo: Bản chất của vũ trụ.

Mặc dù hiện tại công nghệ thực tế ảo đang phát triển nhanh chóng, không ít người đã có được trải nghiệm chân thực trong môi trường ảo, nhưng nếu có ai đó nói với bạn, rằng mặc dù vũ trụ chúng ta đang sống trông rất chân thực, nhưng kỳ thực đó là môi trường ảo 100%, những gì chúng ta nhìn thấy được hết thảy đều là ảnh chiếu 3D từ một thế giới khác, thì bạn nghĩ có quá khó tin không? Điều này đủ để khiến người ta hoài nghi vũ trụ quan của nhân sinh, tuy nhiên, nó lại càng ngày càng nhận được sự ủng hộ của các nhà vật lý học, mọi người phát hiện, thuyết “vũ trụ toàn tức” không chỉ có thể giải thích về mặt học thuật, mà trong hiện thực cũng có thể tìm thấy luận chứng này, thậm chí còn có thể giải thích thế giới tâm linh thần bí.

Thuyết “Vũ trụ toàn tức” rốt cuộc mô tả vũ trụ này như thế nào, các nhà khoa học làm thế nào mà nghĩ ra nó?

Luận chiến Einstein-Bohr

Câu chuyện cũng bắt đầu bằng cuộc luận chiến Einstein-Bohr nổi tiếng.

Một trong những thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp khoa học phi thường của Einstein là thuyết tương đối, nói cho con người biết rằng thời không (không gian và thời gian) là thống nhất không thể chia tách, không gian có tính dẻo, có thể uốn cong và giãn ra dưới ảnh hưởng của vật chất và năng lượng. Thuyết tương đối giải thích một cách hoàn hảo về thế giới vật chất vĩ quan, bao gồm quy luật vận hành của các thiên thể trong vũ trụ và sự tồn tại của các lỗ đen.

Tuy nhiên, khi nói đến thế giới vi quan nơi các lạp tử như điện tử và nguyên tử là nhân vật chính, thì các nhà vật lý học phát hiện, công thức vạn năng của thế giới vĩ quan không còn linh nghiệm nữa. Nơi đây là một thế giới được thống trị bởi cơ học lượng tử.

Lý luận cốt lõi của cơ học lượng tử là “tính bất xác định”, cũng chính là nói, con người không cách nào đồng thời biết được vị trí và tốc độ của các điện tử, trong thế giới vi quan, nó có tồn tại rất nhiều vị trí “có tính khả năng” khác nhau, chỉ có thể mô tả bằng xác suất. Ví như, xác suất để một điện tử ở một vị trí nhất định tại một thời điểm nhất định là 60%.

Thế nhưng, càng đi sâu nghiên cứu, con người ngày càng phát hiện nhiều hiện tượng kỳ lạ trong thế giới vi quan. Ví dụ, trong thực nghiệm song phùng kỳ lạ mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây, các photon dường như có thể cảm thụ được sự có mặt hay vắng mặt của người quan sát, từ đó mà triển hiện ra đặc tính hạt hay sóng tùy theo tình huống.

Điều này khiến Einstein bối rối, ông tin rằng “Thượng đế là không chơi xúc xắc”. Một lần, khi đang đi dạo với đồng nghiệp Abraham Pais tại Viện Nghiên cứu Cao đẳng Princeton, Einstein đã hỏi câu hỏi này: “Bạn có thực sự tin rằng Mặt Trăng chỉ thực sự tồn tại khi bạn nhìn vào nó không?”

Einstein từng có nhiều cuộc tranh luận kịch liệt với Niels Henrik David Bohr, một trong những người sáng lập cơ học lượng tử, và đây chính là “Cuộc luận chiến Einstein-Bohr” đã được lịch sử ghi nhận.

Năm 1935, Einstein, Boris Podolsky và Nathan Rosen cùng xuất bản một bài báo được hậu thế gọi là “Nghịch lý EPR”, đề xuất rằng thế giới quan của cơ học lượng tử còn chưa hoàn bị.

Einstein tin rằng đằng sau tất cả những hành vi quái lạ trong thế giới lượng tử còn có những nguyên nhân ở tầng thâm sâu hơn chưa được phát hiện, đó là một lý luận chưa hoàn bị, một lượng biến số ẩn vẫn chưa được phát hiện. Không tồn tại nguyên lý tính bất xác định, xác suất hàm sóng, v.v. Vạn vật trên thế giới nhất định tồn tại quy luật khách quan, quy luật khách quan độc lập với ý chí con người.

Trong bài báo, Einstein nói rõ, trừ phi có tồn tại một “hành động ma quái ở khoảng cách xa”, nếu không thì không cách nào chứng minh cơ học lượng tử là hoàn bị.

Không ngờ rằng, sau 47 năm, con người mới thực sự phát hiện ra “hành động ma quái ở khoảng cách xa” giữa các lạp tử, đó chính là “sự ràng rịt lượng tử”.

Sự ràng rịt lượng tử

Năm 1982, Alain Aspect, nhà vật lý tại Đại học Paris và nhóm của ông đã tiến hành một thực nghiệm đặc biệt, kết quả của thí nghiệm này đã chấn động toàn thế giới. Họ phát hiện, trong tình huống nhất định, các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) có cùng nguồn gốc chung, chẳng hạn như điện tử, sau khi đồng thời phát xạ theo phương hướng ngược nhau, trong thời gian vận động, chúng có thể giao tiếp với nhau. Bất luận khoảng cách giữa chúng bao xa, chúng tựa hồ như luôn biết rõ phương thức vận động của đối phương, khi một bên bị ảnh hưởng và thay đổi hướng đi, thì đồng thời bên kia cũng sẽ thay đổi phương hướng. 

Chỗ quỷ dị nhất của hiện tượng này là sự liên lạc giao tiếp giữa các lạp tử này gần như diễn ra tức thời, điều này trực tiếp vi phạm định luật nhân quả rằng không có tốc độ nào có thể vượt quá tốc độ ánh sáng. Bởi vì một khi vượt quá tốc độ ánh sáng thì tương đương với việc thời gian có thể đảo ngược.

Vậy làm thế nào một cặp lạp tử cùng nguồn gốc có thể giao tiếp với nhau ở tốc độ siêu ánh sáng? Đây thực sự đúng như Einstein mong đợi, là một sự tồn tại ma quái.

Càng ngày càng có nhiều nhà khoa học hứng thú nồng hậu đối với hiện tượng này, để giải thích hiện tượng ràng rịt lượng tử, họ thậm chí còn đề xuất các chủng lý luận mở mang đầu óc khác nhau để giải thích lại sự tồn tại của vũ trụ.

Nhà vật lý lượng tử nổi tiếng đương thời David Joseph Bohm, trong cuốn sách “Tính chỉnh thể và trật tự ngầm” (Wholeness and The Implicate Order) đã đề xuất một ý tưởng táo bạo, độc đáo:

“(Ràng rịt lượng tử) ý vị rằng thế giới vật chất của chúng ta là không tồn tại. Mặc dù vũ trụ xem ra rất chân thực, nhưng kỳ thực nó chỉ là giả tượng ảnh chiếu, là một ‘ảnh chiếu toàn tức’ khổng lồ và phong phú chi tiết (Hologram)!”

Lời Bohm nói là ý tứ gì? Để lý giải khái niệm có tính đột phá này, trước tiên chúng ta phải hiểu “ảnh chiếu toàn tức” là gì.

Ảnh chiếu toàn tức

Ảnh chiếu toàn tức là một loại chụp ảnh lập thể không gian ba chiều được chế tác nhờ vào ánh sáng laser. Đầu tiên, ánh sáng laser phát xạ được chia thành hai chùm sau khi đi qua máy quang phổ, một trong các chùm tia laser đi qua bộ lọc sóng để giảm thiểu sự tản xạ do tạp chất gây ra, rồi chiếu xạ lên vật thể. Sau đó, chùm tia laser thứ hai, được gọi là “ánh sáng tham khảo”, đi qua gương phản xạ, rồi giao hội với chùm tia laser đầu tiên phản xạ vật thể, hình ảnh giao thoa mà chúng hình thành được ghi lại trên phim. Khi phim được tráng ra, nó trông giống như một tổ hợp vô nghĩa của những vòng quang và sọc. Tuy nhiên, nếu phim được chiếu xạ bởi một nguồn sáng khác tương đồng với ánh sáng tham khảo, thì ánh sáng tham khảo có thể sản sinh nhiễu xạ trên phim, và hình ảnh lập thể ba chiều 360 độ không góc chết sẽ hiển hiện.

Tuy nhiên, hình ảnh lập thể không phải là chỗ đặc thù duy nhất của ảnh chiếu toàn tức. Nếu bạn chia bức ảnh toàn tức của một bông hồng thành hai nửa và chiếu sáng nó bằng tia laser, bạn sẽ thấy rằng mỗi nửa của bức ảnh đều có hình ảnh hoàn chỉnh của bông hồng. Trên thực tế, ngay cả khi bạn chia nửa này thành hai nửa rồi chia tiếp, mỗi đoạn phim âm bản nhỏ cũng vẫn chứa một hình ảnh nhỏ hơn nhưng hoàn chỉnh của bông hồng. Không giống như những bức ảnh mà chúng ta thường thấy các bộ phận tạo nên tổng thể, mỗi phần nhỏ của bức ảnh chiếu toàn tức đều chứa đựng dữ liệu của tổng thể, chỉ là chia càng nhỏ thì hình ảnh sẽ càng mờ đi.

Hiện tượng toàn tức không đâu không có

Đặc tính “bộ phận chứa đựng chỉnh thể” của ảnh chiếu toàn tức cho phép con người quan sát vũ trụ từ một góc nhìn hoàn toàn mới. Mọi người sẽ phát hiện, hóa ra thế giới mà chúng ta đang sống, rất nhiều sự việc đều có những đặc điểm cố hữu như vậy!

Ví dụ nói, nếu chúng ta bẻ một thanh nam chân thành nhiều đoạn, thì đặc tính cực bắc và cực nam của mỗi đoạn đều y nguyên bất biến, mỗi thanh nam châm nhỏ đều là một mô hình thu nhỏ toàn tức của toàn bộ thanh ban đầu của nó.

Một ví dụ khác, sau khi một chiếc gương bị vỡ, mỗi miếng gương nhỏ vẫn có thể được dùng làm gương, và mỗi mảnh gương cũng có thể được coi là một mô hình thu nhỏ toàn tức của toàn bộ gương.

Và ví dụ tuyệt vời nhất chính là thân thể con người của chúng ta. Trên thực tế, mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta là một mô hình thu nhỏ toàn tức của toàn bộ cơ thể. Mặc dù biểu hiện của các tế bào khác nhau là khác nhau, được chia thành hồng cầu, bạch cầu, biểu bì, v.v. nhưng DNA của chúng giống hệt nhau. Mỗi tế bào trong thân thể đều chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền của con người.

Vũ trụ toàn tức của Bohm

Nhà vật lý Bohm mà chúng tôi đề cập trước đó được khải phát từ hiện tượng trên, đã đề xuất “Thuyết vũ trụ toàn tức”.

Bohm tin rằng các lạp tử cơ bản bất luận là cách nhau bao xa, đều có thể bảo trì liên lạc giữa chúng, không phải là vì giữa chúng với nhau có tồn tại một liên kết tín hiệu bí ẩn nào đó, mà vì sự tách biệt của chúng đơn giản chỉ là huyễn tượng!

Ở mức độ sâu hơn, những lạp tử như vậy không phải là hai cá thể đơn độc, mà là một loại ảnh chiếu khác nhau của một chỉnh thể nào đó trong không gian ba chiều. Hiện thực vũ trụ còn có một tầng thứ thâm sâu hơn mà chúng ta không cảm giác đến, đó là một “vũ trụ siêu cấp” phức tạp hơn, tầng thứ cao siêu xuất không gian vũ trụ của chúng ta. Từ “vũ trụ siêu cấp” đó mà quan sát vũ trụ của chúng ta, thì hết thảy đều liên hệ với nhau, tất cả những lạp tử cơ bản đều không phải là những “bộ phận độc lập” riêng biệt, mà là một mảnh nhỏ của một chỉnh thể lớn hơn.

Để mọi người dễ hiểu, Bohm đã đưa ra một ẩn dụ sinh động.

Cá trong bể cá

Đặt một con cá vào bể cá thủy tinh hình chữ nhật, hướng hai camera vào hai mặt khác nhau của bể cá như mặt trước và mặt bên để quan sát cùng một con cá, và chiếu hình ảnh camera lên các màn hình khác nhau. Từ hình ảnh camera, người ta sẽ nhận thấy giữa “hai” con cá có mối quan hệ chuyển động đặc định. Nếu trạng thái của cá ở một trong các camera thay đổi, trạng thái của cá ở camera kia cũng sẽ thay đổi theo ngay lập tức.

Bohm cho biết hai lạp tử đồng nguyên trong ràng rịt lượng tử kỳ thực cũng giống như những bức ảnh khác nhau của cùng một con cá được chụp bởi hai camera. Trong không gian của chúng ta, hai lạp tử này không có sự tiếp xúc với nhau, không hề có mối liên hệ nhân quả. Tuy nhiên, tình huống thực tế là chúng kỳ thực là nhất thể.

Nếu “vũ trụ siêu cấp” mà chúng ta không thể nhìn thấy được gọi là “trật tự ẩn tàng”, và vũ trụ mà chúng ta có thể nhìn được sờ được gọi là “trật tự hiển hiện”, thì trong mắt Bohm, mọi thứ trong vũ trụ thực ra là kết quả của sự không ngừng ẩn tàng và triển hiện của hai trật tự này.

Ví dụ, các lạp tử cơ bản có lưỡng tính sóng-hạt, nghĩa là đôi khi chúng biểu hiện các đặc tính của hạt và đôi khi biểu hiện các đặc tính của sóng. Lý do cho điều này là cả hai trạng thái đều ẩn giấu trong chỉnh thể của lạp tử trong “vũ trụ siêu cấp”, các phương thức quan sát khác nhau của chúng ta sẽ quyết định chủng hình thái nào được triển hiện, chủng hình thái nào duy trì ẩn tàng.

Thời gian có phải là huyễn cảm?

Ngoài ra, chúng tôi đã giới thiệu trước đó một đặc điểm khác của ảnh chiếu toàn tức, chính là cục bộ bao hàm chỉnh thể. Trong thuyết vũ trụ toàn tức của Bohm, đặc điểm này bao hàm cả hai phươn diện không gian và thời gian. Từ phương diện không gian mà nói, cục bộ là hình ảnh thu nhỏ của chỉnh thể, từ phương diện thời gian mà xét, khoảnh khắc là hình ảnh thu nhỏ của vĩnh cửu.

Chúng ta cảm giác hết thảy sự vật đều đang không ngừng phát triển hướng về phía trước, nhưng có lẽ đây chỉ là cảm giác hư huyễn, ở “thế giới siêu cấp” tầng thứ thâm sâu hơn, quá khứ, hiện tại và tương lai đều đồng thời tồn tại. Nếu muốn quay về quá khứ, hoặc giả xuyên việt tương lai, chúng ta không cần phải nhờ đến cỗ máy thời gian của Doremon, chỉ cần tìm biện pháp tiến nhập vào trong tầng thứ sở tại của vũ trụ siêu cấp, liền có thể truy xuất những hình ảnh cổ lão của quá khứ, cũng có thể nhìn thấy tương lai đã tồn tại ở một nơi nào đó.

Chà, sau khi xem xong, bạn có nghĩ sự khai mở đầu não của Bohm thực sự rất lớn không?

Trong hạt bụi trần nhìn thấy thế giới

Thuyết vũ trụ toàn tức của Bohm đã gây chấn động cộng đồng khoa học chủ lưu phương Tây. Bởi vì thế giới quan chủ đạo của khoa học phương Tây cho rằng vũ trụ giống như một cỗ máy khổng lồ, không có ý thức, không có mục đích, vũ trụ có thể được chia thành nhiều bộ phận tổ thành khác nhau, độc lập với nhau, sự tương tác giữa chúng bị hạn chế bởi thời gian và không gian, có thể thông qua nghiên cứu cá thể để nhận thức chỉnh thể, chỉnh thể chính là một tổng hòa của các cá thể. Ngay cả thân thể người cũng vận tác theo cách này, do đó mà có phương thức trị liệu “đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân” của Tây y.

Nhưng Bohm đã khiến người ta nhận ra, rằng vũ trụ là một chỉnh thể, vạn vật đều có liên hệ ở tầng cao hơn. Điều này cũng tương tự như thể hệ tư tưởng cổ lão của phương Đông.

Chẳng hạn, trong kinh Phật có những thuyết pháp như “trong một hạt bụi nhỏ bé có thể nhìn thấy cả thế giới”, và “trong một hạt cát có ba ngàn đại thiên thế giới”.

Y học cổ truyền Trung Quốc luôn tin rằng các cơ quan và tổ chức trong nhân thể có các công năng riêng biệt khác nhau, lại  được kết nối với nhau và cấu thành một chỉnh thể hữu cơ. Sách “Hoàng Đế nội kinh” giới thiệu các vùng phản xạ của nhân thể. Ngũ quan, bàn tay, bàn chân và thậm chí cả tai của một người đều có thể đối ứng với các cơ quan nội tạng khác nhau trong toàn bộ thân thể người.

Người Trung Quốc cổ đại cũng tin rằng con người không phải là tồn tại cô lập, mà câu thông với đại tự nhiên và vũ trụ. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có thuyết pháp “Thiên nhân hợp nhất” và “Thiên nhân cảm ứng”, tin rằng hành vi của con người có thể cảm ứng ông Trời, và ý trời quyết định những việc nơi con người.

Còn Đạo gia thì trực tiếp tuyên bố, cơ thể con người là một vũ trụ nhỏ.

Đây là một quả trứng Phục sinh nhỏ dành cho mọi người. Cách đây một thời gian, các nhà khoa học lần đầu tiên đã sử dụng kỹ thuật toàn tức số lập song quang tử và máy ảnh có độ chính xác siêu cao để chụp ảnh sự ràng rịt lượng tử của các photon trong thời gian thực. Đoán xem họ đã nhìn thấy gì? Một đồ hình Thái Cực tuyệt đẹp. Đây có phải là điều Chúa đang nói với những người trong bóng tối không?

Từ quan điểm này mà xét, trong tư tưởng và văn hóa truyền thống phương Đông đầy thần bí có thể tồn tại chìa khóa để giải khai bí mật cuối cùng của vũ trụ.

Chẳng trách nhà thiên văn học Robert Jastrow từng bày tỏ cảm xúc này: 

“Đối với một nhà khoa học cả đời dựa vào sức mạnh lý tính, thì câu chuyện này kết thúc giống như một cơn ác mộng. Anh ta đã leo đỉnh núi vô tri; anh ta sắp chinh phục được đỉnh núi cao nhất; khi trèo qua tảng đá cuối cùng, anh ta liền nhìn thấy một nhóm các nhà Thần học đã chờ đợi ở đó hàng thế kỷ.”

Nhà thiên văn học Robert Jastrow

Có lẽ sau khi xem đến đây, một số bạn sẽ nói, ồ, thuyết vũ trụ toàn tức chỉ là một loại giả tưởng và học thuyết vừa khớp phù hợp với các tư tưởng triết học phương Đông. Kỳ thực vẫn không phải như vậy, bởi vì trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thông qua toán học để chứng minh thuyết vũ trụ toàn tức, giới vật lý học ngày càng quan tâm đến “nguyên lý toàn tức”. Tuy nhiên, vì những lập luận này liên quan đến lý luận dây đàn, nhiệt động lực học lỗ đen… rất đốt não, nói ra thì rất dài, nên tập này chưa thể đề cập. Hãy để lại tin nhắn nếu bạn quan tâm.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: