Nếu dựa trên nguyên tắc an toàn khi giao tranh, các xe tăng phải được đóng hết cửa ra vào và cửa thoát hiểm nhưng để giữ mạng sống cho toàn bộ kíp chiến đấu bên trong, cửa xe tăng luôn trong tình trạng mở trong bất kể thời điểm nào.
Xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới I với thiết kế khá thô sơ nhưng cũng thể hiện được sức mạnh trên chiến trường. Thế chiến II đánh dấu bước phát triển bước phát triển vượt bậc trong ngành kỹ thuật quân sự với nhiều loại vũ khí tấn công tối tân và mạnh mẽ như tàu sân bay, máy bay cường kích, bom nguyên tử… Và xe tăng cũng không nằm ngoài xu thế này.
Nhiều loại xe tăng mới ra đời với nhiều cải tiến và sức mạnh như T-34/85, IS-1,2 của Liên Xô; Tiger, Panther của Đức hay M4 Sherman, M26 Pershing của Mỹ. Với khả năng thọc sâu vào phòng tuyến địch cũng như khả năng hỗ trợ và bảo vệ bộ binh rất tốt, xe tăng là một những vũ khí đáng sợ trên chiến trường.
Nếu ai đã từng xem những bộ phim về chiến tranh thế giới II đều thấy rằng cửa xe tăng luôn trong trạng thái mở và người trưởng xe phải quan sát diễn biến bên ngoài. Dù thiết kế của xe tăng dù đã dần hoàn thiện nhưng vẫn có phần khá thô sơ và có rất nhiều điểm bất cập.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho kíp lái xe tăng trong cuộc chiến này thường mở sẵn cửa xe khi giao tranh – dù họ được huấn luyện điều hoàn toàn ngược lại. Vậy lý do gì khiến những người lính phải làm như vậy?
Có lẽ lý do đầu tiên cần nhắc tới là sự an toàn của kíp lái. Số lượng người trong xe tăng tối thiểu là 5 người nhưng lại có 3 cửa thoát hiểm tùy thuộc vào loại xe tăng mà họ sử dụng. Nếu xe tăng đột nhiên bị cháy do sự sự cố hay bị trúng đạn, từng người thoát ra ngoài trong khi cửa xe đóng rất tốn thời gian.
Hơn nữa, các loại xe tăng được sử dụng trong thời điểm này thường có cơ chế đóng mở cửa rất chắc chắn nhưng cũng rất phức tạp và dễ hỏng. Nhất là trong trường hợp xe bị dính đạn chống tăng từ đối phương, cửa xe có thể bị kẹt không thể mở được.
Lý do thứ hai là tầm nhìn. Việc mở cửa xe giúp trưởng xe có thể quan sát chiến trường tốt hơn và đưa ra những chỉ lệnh cho các thành viên trong từng trường hợp. Đặc biệt trên các xe tăng M4 Sherman đời đầu hay Tiger, vị trí kính của xa trưởng chỉ có bốn khe với góc nhìn rất hẹp nên việc thò đầu ra ngoài quan sát là điều đương nhiên.
Ngoài 2 dòng tăng nói trên, có 1 vài loại tăng khác cũng có cơ chế mở ở vị trí lái xe rất phức tạp là T-34 của Liên Xô hay cơ chế đóng mở phức tạp như Panther của Đức Quốc xã. Tuy nhiên việc chỉ huy này cũng rất nguy hiểm đối với trưởng xe khi họ là mục tiêu ngon ăn cho lính bắn tỉa đối phương.
Lý do thứ 3 là chống lại đạn nổ lõm. Đây là yếu tố sống còn với kíp lái khi họ bị dính đạn nổ lõm. Việc mở cửa xe khiến áp lực và nhiệt độ của đầu đạn gây ra được phát tán bớt ra ngoài, bảo toàn được mạng sống cho một phần thành viên kíp lái.
Nếu đóng cửa xe, áp lực quá lớn từ viên đạn xuyên phá có thể khiến toàn bộ kíp lái bên trong bị chấn động mạnh dẫn tới ngất xỉu hoặc chấn thương nghiêm trọng, không thể thoát ra khỏi xe kịp thời.
Mặc dù vậy, đây lại là một điểm yếu chí tử khi tác chiến đô thị. Việc mở cửa xe là điều tối kỵ khi địch thủ có thể cho kíp lái xe tăng vài quả lựu đạn làm quà gặp mặt từ những tòa nhà cao tầng khi mà xe tăng còn chưa kịp nạp đạn để bắn. Nếu cửa xe có đóng thì cũng chả ăn thua hơn là bao bởi 1 phát súng chống tăng bên sườn hay phía sau xe cũng đủ gây nguy hiểm cho xe tăng cùng toàn bộ kíp chiến đấu.
Một số dòng xe tăng Liên Xô thời kỳ này thậm chí từng có thiết kế với tấm cửa nóc khi mở ra có thể trở thành tấm chắn che cho trưởng xe cực kỳ an toàn.
Xe tăng ngày này hiện đại và tiên tiến hơn rất nhiều nhờ vào sự phát triển mới của khoa học kỹ thuật. Nhiều trang bị mới được thêm vào trong thiết kế để tăng thêm sức mạnh tấn công hay phòng thủ như giáp phản ứng nổ, hệ thống định vị bằng laser, hệ thống nạp đạn tự động, kính hồng ngoại… Những trang thiết bị giúp bảo vệ tốt cho tính mạng của các thành viên trong xe trước các loại vũ khí mới trên chiến trường.
Sơn Tùng