Trong quan điểm của chúng ta, thời gian luôn luôn tiến về phía trước, nhưng theo một số nghiên cứu mang tính lý thuyết, có khả năng vụ nổ Big Bang cũng đã tạo ra một vũ trụ “ảnh gương”, nơi mà thời gian di chuyển ngược lại so với cách hiểu của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu sử dụng một mũi tên để biểu thị sự chuyển dịch thời gian, bởi vì trong vũ trụ mà chúng ta biết, thời gian luôn luôn di chuyển theo một hướng.

Sau vụ nổ Big Bang, người ta tin rằng vũ trụ bắt đầu nguội dần và giãn nở để hình thành các ngôi sao, hành tinh cũng như các thiên thể, và mũi tên thời gian di chuyển cùng hướng với “tính lộn xộn” (entropy) giảm dần, hay sự phát triển từ trật tự đến vô trật tự.

Theo một lý thuyết mới được đề xuất bởi Julian Barbour, giáo sư thỉnh giảng môn Vật lý tại trường Đại học Oxford, sự giãn nở của vũ trụ không chỉ xảy ra trong một chiều, mà là trong hai chiều đối nghịch. Điều này cho thấy khả năng tồn tại một vũ trụ song song nơi thời gian di chuyển ngược lại so với vũ trụ chúng ta.

Barbour giải thích các phát hiện này như sau: “Nếu chúng đủ phức tạp, cả hai phía sẽ xuất hiện những người quan sát mà có thể nhận thức được thời gian đang di chuyển theo hai hướng đối nghịch. Bất kỳ sinh vật thông minh nào ở đó sẽ định nghĩa mũi tên thời gian là đang di chuyển ra khỏi trạng thái trung tâm này”.

Barbour và các đồng nghiệp tin rằng trọng lực là nguyên nhân và đã thử nghiệm giả thuyết của mình bằng cách sử dụng mô hình một ngàn hạt dựa trên vật lý của Newton.

Hệ thống của họ cho thấy trọng lực có ảnh hưởng đến sự giãn nở của vũ trụ và chiều của thời gian mà không cần một “hoàn cảnh ban đầu có tính trật tự cao” (entropy thấp).

Dưới đây là một video hay và đơn giản giải thích về Big Bang và các thí nghiệm vật lý dựa trên các hạt lượng tử:

https://www.youtube.com/watch?v=9T8fZ4uyU6g

Theo Epoch Video

Xem thêm: