Chủ nghĩa duy vật và nghiên cứu tâm linh thường được nhìn nhận là hai phạm trù đối nghịch lẫn nhau, đôi lúc được ví von như nước với lửa. Nhưng hiện tượng tâm linh và huyền bí đã đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình phát triển của khoa học, và cho dù có muốn hay không, chúng vẫn có vị thế của chúng trong khoa học hiện đại, theo Tiến sĩ Đại học Cambridge Andreas Sommer.

TS Sommer là một nghiên cứu sinh tại Khoa Lịch sử và Triết học Khoa học tại trường đại học thành viên Churchill College trực thuộc ĐH Cambridge ở Anh. Vào tháng 4/2016, bài viết của ông với tiêu đề “Bạn có sợ hãi bóng tối? Các ghi chú về cơ chế tâm lý của đức tin trong lịch sử khoa học và hiện tượng huyền bí (Are you afraid of the dark? Notes on the psychology of belief in histories of science and the occult)”, đã được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý trị liệu và Tư vấn Châu Âu (European Journal of Psychotherapy and Counselling).

Ông bắt đầu bằng việc trao đổi với các nhà tâm lý trị liệu. Ông yêu cầu họ tưởng tượng các tình huống giả lập trong đó các bệnh nhân (khách hàng) của họ báo cáo các trải nghiệm siêu thường—có thể là một mối liên hệ thần giao cách cảm với một người thân hoặc một trải nghiệm ngoài cơ thể sâu sắc.

“Trong rất nhiều trường hợp, các bạn cảm thấy không nên khuyến khích bệnh nhân của mình tin vào các hiện tượng [siêu thường] được báo cáo, đồng thời lại cố gắng đi tìm ý nghĩa biểu tượng, mâu thuẫn cảm xúc mà trải nghiệm kia ngụ ý”, ông đã viết.

“Mặt khác, bạn có thể bắt gặp các trường hợp trong đó các trải nghiệm có vẻ là ‘siêu thường’, thay vì làm dấy lên cảm giác bất an cố hữu, thì trái lại lại khích lệ niềm tin của bệnh nhân vào [sự tồn tại của] các thực thể cao hơn và phi thường từ bi.

“Chẳng những không thuyết phục được những bệnh nhân này từ bỏ những niềm tin rõ ràng ngây thơ và phi lý, ngược lại, bạn có thể sẽ phải thừa nhận rằng ít nhất một số người có khả năng sử dụng các dạng thức tinh thần lạc quan ‘liên cá nhân’ (transpersonal) sâu sắc để đối phó hiệu quả, và thậm chí giải quyết các khó khăn to lớn và các vấn đề về cảm xúc”.

Mục tiêu của TS Sommer không phải là để chứng minh sự tồn tại của công năng tinh thần hay hiện tượng cận tâm lý [1]. Ông lập luận rằng thay vào đó chủ đề công năng tinh thần đã bị cách ly (phớt lờ) một cách sai lệch và chúng ta có trách nhiệm phải nghiên cứu chúng một cách công khai.

Luận điểm cho rằng lĩnh vực cận tâm lý là phi khoa học, hay ngụy khoa học đã nảy sinh vào thế kỷ 19 bắt nguồn từ “các quan ngại về chính trị, triết học, và tôn giáo chứ không phải từ các công trình khoa học”, ông nhận định. Niềm tin này đã được lan truyền, một phần do nỗi sợ hãi [của giới khoa học chủ lưu].

Ông trích dẫn các bình luận của nhà vật lý Léon Foucault về công năng dịch chuyển đồ vật từ xa: “Nếu tôi nhìn thấy một cọng rơm bị dịch chuyển do hoạt động của ý chí của tôi… Tôi sẽ rất lo sợ. Nếu sự tác động của tâm trí lên vật chất không ngừng lại tại lớp da bề mặt, thì sẽ không còn cảm giác an toàn cho bất kỳ ai trên thế giới”.

TS Sommer nói: “Tôi không muốn trông như đang cố gắng thay thế một cách giải thích tâm lý thô thiển (‘niềm tin phi lý trí gây ra sự hứng thú với hiện tượng huyền bí’…) với một cách giải thích khác cũng bị đơn giản hóa thái quá tương đương (‘chống đối các nghiên cứu tâm linh được kích thích bởi nỗi sợ hãi phi lý trí’) và sử dụng nó như một luận cứ nhận định về lịch sử (historiographical argument)”.

Ông tiếp tục: “Đồng thời, một khi chúng ta nhận thức được rằng những thành kiến của bản thân hoặc của nền văn hóa sẽ tạo ra các vấn đề căn bản trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người, việc chúng ta phải đối mặt với chúng dường như là điều không thể tránh khỏi”.

Điều TS Sommer gọi là những ngôn từ “mơ hồ nhưng tràn ngập ngụ ý” – ví như “chủ nghĩa thần bí” hay “sự mê tín” – đã được sử dụng để hạ thấp vai trò của lĩnh vực cận tâm lý học và cách ly nó ra khỏi ngành tâm lý học mới được phát triển vào cuối thế kỷ 19.

Điều TS Sommer gọi là những ngôn từ “mơ hồ nhưng tràn ngập ngụ ý” – ví như “chủ nghĩa thần bí” hay “sự mê tín” – đã được sử dụng để hạ thấp vai trò của lĩnh vực cận tâm lý học.

Tuy vậy các nhà phân tâm học theo trường phái Freud đã tỏ ra khá cởi mở với khái niệm ngoại cảm bên trong một truyền thống duy vật, TS Sommer nhấn mạnh, từ đó cho thấy giới tuyến giữa chủ nghĩa duy vật và nghiên cứu tâm linh không quá xác định như vậy.

TS Sommer bình luận về các phản ứng mang tính cảm tính, thay vì khoa học mà rất nhiều nhà khoa học có đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực cận tâm lý học: “Tuy rằng các trường hợp chống đối kịch liệt các ý tưởng mới là một chuyện bình thường, thậm chí trong lịch sử của các ngành khoa học chính thống, nhưng tôi không thể không bị bất bình trước tính kịch liệt dai dẳng của bản chất thù hận và cảm tính tầm thường của một số sự công kích vẫn tiếp tục thẩm thấu trong ngành chép sử.

“Tôi cảm thấy bản thân về cơ bản đồng tình với nhà phân tâm học William Gillespie và rất nhiều người khác, nhận thấy rằng các nhà phê bình có một thiên hướng mạnh mẽ phản ứng với dữ liệu của các nghiên cứu tâm linh ‘theo một cách thức phi lý và cảm tính’”.

TS Sommer kết luận: “Việc thừa nhận một cách thẳng thắn nghịch lý của những người theo chủ nghĩa duy lý (rationalist dilemma) nhất định không được trở thành một cái cớ cho tình trạng lười suy nghĩ và chủ nghĩa giáo điều hung hăng. Chẳng những không thể làm tê liệt những khả năng tư duy và lập luận phản biện của chúng ta, việc thừa nhận nó trái lại còn có thể thúc đẩy chúng ta cố gắng hơn bao giờ hết để xác định, chấp nhập và loại trừ các thành kiến cố hữu đang chắn ngang quá trình nuôi dưỡng một tâm hồn rộng mở sẵn sàng tiếp thụ cái mới, kết hợp với ‘sự chất vấn không ngừng các nguồn thông tin sai lệch’”.

Đọc báo cáo đầy đủ của TS Sommer ở đây.

Chú thích:

[1] “Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này. Tiềm năng cơ thể người còn được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên “hiện tượng Psi”, có nghĩa là “chưa biết”. “Hiện tượng Psi” đã được nghiên cứu theo hai loại chính: tri giác siêu cảm (extrasensory perception) và trạng thái xuất thần (psychokinesis). “Tri giác siêu cảm” là chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan, bao gồm tha tâm thông hay cảm ứng từ cự ly xa (telepathy), công năng thấu thị hay thiên mục (clairvoyance), công năng dao thị hay nhìn xa (remote viewing), công năng túc mệnh thông hay biết trước tương lai (precognition) và nhớ lại quá khứ (retrocognition). “Trạng thái xuất thần” là chỉ khả năng ảnh hưởng hay thao túng thế giới vật chất bên ngoài mà không cần động tay hay động chân, bao gồm công năng ban vận hay dùng ý niệm di chuyển vật thể (teleportation), dùng ý niệm điều khiển thiết bị điện tử, hoặc thúc đẩy hạt giống nảy mầm, v.v.

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: