Tạc từ một vách núi, Lạc Sơn Đại Phật là một bức tượng với cặp mắt hơi mở đang từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của vài con sông bên dưới. Nhưng có một vài lần trong lịch sử, người ta đã nhìn thấy bức tượng Phật này chảy nước mắt, với đôi mắt nhắm lại!

Bức tượng Phật bằng đá này cao 71 mét, và được xây dựng vào thời nhà Đường, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách huyện Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của tượng Phật.

Đây là bức tượng chạm khắc của Phật Di Lặc, và công trình này cần 90 năm để hoàn thành. Nó được đặt ở đó với niềm hy vọng những con thuyền đi qua sẽ bình yên vượt qua vùng nước dữ.

Có lẽ vì được tạo ra với hy vọng bảo hộ cho con người, nên mỗi khi có tai nạn to lớn xảy ra, tượng đều rơi lệ.

Nạn đói lớn của Mao Trạch Đông

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy hình ảnh bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Một bức ảnh chụp bức tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn. Đây là thời điểm ngay sau khi diễn ra Nạn đói lớn trong giai đoạn 1959 đến 1961 dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông.

Trong số 35 triệu người dân bị chết đói, có ít nhất 7 triệu người là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông. Hình ảnh bức tượng Phật đã nhắm cặp mắt lại lần đầu tiên khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.

Nạn đói lớn của Mao Trạch Đông
Ảnh chụp năm 1962, hiện vẫn đang trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Họ đã không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó một hình ảnh bất ngờ được phát hiện là bức tượng Phật đã tự động “khôi phục” lại trạng thái mở mắt như xưa.

Cách mạng Văn hóa

Lần thứ hai vụ việc này xảy ra là vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của Cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng.

Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần $6,5 triệu đôla vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ!

Cách mạng Văn hóa
Vệt nước mắt trên khuôn mặt bức tượng Phật không thể bị phai mờ. (Ảnh: NTDTV.com)

Động đất ở Tứ Xuyên

Tháng 7 năm 1972, cặp mắt của tượng một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Điều này xảy ra ngay say khi xảy ra trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên làm khoảng 650.000 người thiệt mạng do thiếu sự cảnh báo trước, cũng do chính phủ từ chối viện trợ quốc tế.

Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.

Nước mắt biến thành nụ cười

Ngày 7/7/1994, bức tượng Phật lại một lần nữa lại tỏ ra đau buồn. Cả du khách bên cạnh bức tượng và trên các con thuyền tham quan đều báo cáo đã chứng kiến hiện tượng này. Khi đó khuôn mặt, hàm, và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.

Tuy nhiên, khi một con thuyền nhất định nào đó neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt.

Một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một số đệ tử của ông đang đi trên con thuyền đó và đã chứng kiến cảnh tượng này. Khi một trong những người đệ tử hỏi ông tại sao bức tượng Phật lại khóc, vị Sư phụ này trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài ấy đang lo lắng cho họ.”

Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt.

Nước mắt biến thành nụ cười
Tượng Lạc Sơn Đại Phật. (Ảnh: NTDTV.com)

Cecilia Kwan, Vision Times
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: Đại Phật Lạc Sơn trấn thủy quái, nhiều lần rơi lệ trước kiếp nạn của con người