Trong sách giáo khoa sinh học cấp trung học trở lên ở nhiều nước trên thế giới, người ta hay gặp một số bằng chứng kinh điển của thuyết tiến hóa. Chúng ta sẽ cùng xem xét lần lượt từng “bằng chứng kinh điển” này để hiểu tại sao rất nhiều nhà khoa học ưu tú kịch liệt phản đối thuyết tiến hóa, và tại sao ở nhiều trường học trên thế giới người ta cấm dạy thuyết này hoặc chỉ nói sơ qua như một trong số các lý thuyết có thể đúng về nguồn gốc muôn loài.

“Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một môn học… Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học.

Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập”.

(Định nghĩa sách giáo khoa, wikipedia)

Tóm lại, sách giáo khoa phải chứa đựng một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác. Việc biên soạn sách bao giờ cũng là một quá trình hết sức công phu, cẩn thận, và trong đại đa số trường hợp thì các thông tin sai, kiến thức giả, và ngụy khoa học không thể nào chen chân vào được. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, và một trong số đó là phần về Thuyết tiến hóa trong môn Sinh học.

 Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

1. Những con bướm trong rừng bạch dương

image02Những hình chụp ngụy tạo của Kettlewell được in trong rất nhiều sách giáo khoa sinh học trên thế giới…

con buom thuyet tien hoa…kể cả ở Việt Nam.
(Ảnh: Sinh học lớp 12, ấn bản năm 2015, trang 121)

Câu chuyện trong sách giáo khoa về loài bướm Biston betularia kể rằng:

  • Người ta thả 500 con bướm đen vào rừng cây bạch dương trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây có màu trắng).
  • Sau một thời gian người ta bắt lại những con bướm trong vùng rừng này và thấy hầu hết bướm bắt được là bướm trắng.
  • Xem trong dạ dày của chim mà người ta bắt ở vùng này người ta thấy số bướm đen nhiều hơn hẳn số bướm trắng.

Sau đó thì:

  • Người ta thả 500 con bướm trắng vào rừng cây bạch dương trong vùng bị ô nhiễm (thân cây có màu đen).
  • Sau một thời gian người ta bắt lại những con bướm trong vùng rừng này và thấy hầu hết bướm bắt được là bướm đen.
  • Xem trong dạ dày của chim mà người ta bắt ở vùng này người ta thấy số bướm trắng nhiều hơn hẳn số bướm đen.

Và từ đó các nhà tiến hóa lý giải là:

  • Trong vùng không ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng, bướm trắng đậu trên thân cây trắng nên chim khó phát hiện, còn bướm đen thì nổi bật trên thân cây trắng do đó dễ bị chim phát hiện và ăn thịt, nên quần thể chủ yếu là bướm trắng.
  • Trong vùng ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu đen, bướm đen đậu trên thân cây đen nên chim khó phát hiện, còn bướm trắng thì nổi bật trên thân cây đen do đó dễ bị chim phát hiện và ăn thịt, nên quần thể chủ yếu là bướm đen.

Rồi kết luận rằng đây là cách mà loài bướm này đã thích nghi với môi trường ô nhiễm trong những vùng công nghiệp của nước Anh.

Bernard Kettlewell – tác giả của thí nghiệm này, đã không chỉ chụp được nhiều ảnh về những con bướm đậu trên thân cây bạch dương. Ông ta và cộng sự thậm chí còn quay được những thước phim vô cùng giá trị, vào ban ngày, cho thấy rõ bướm trắng trên thân cây đen bị chim bắt được và ăn thịt như thế nào.

Quả là một bằng chứng hùng hồn đầy sức thuyết phục. Thế nhưng vấn đề ở đây là gì?

Đó là trên thực tế loài bướm này chỉ hoạt động về đêm, và không bao giờ đậu trên thân cây bạch dương vào ban ngày. Thậm chí thời đó người ta còn không biết ban ngày loài bướm này nằm ở đâu. Hoàn toàn không có chuyện những con bướm này đậu trên các thân cây dưới ánh sáng ban ngày để cho Kettlewell có thể quay phim hay chụp ảnh.

Vậy những hình ảnh và cuộn phim quý giá kia từ đâu ra? Câu trả lời rất đơn giản: Tất cả là ngụy tạo! Cũng giống như nhiều vụ bê bối tiến hóa khác, phải nhiều năm sau khi Kettlewell công bố tác phẩm của mình thì người ta mới khám phá ra sự thật.

Theodore Sargent giáo sư động vật học tại trường Đại học Massachusetts đã lặp lại thí nghiệm của Kettlewell từ năm 1965 tới năm 1969, ông kết luận là không thể tái lập các kết quả thí nghiệm của Kettlewell được. Sargent cho biết trong sách giáo khoa “đầy rẫy những hình chụp ngụy tạo” của Kettlewell. [1][2]

Giáo sư Cyril Clarke của Hội hoàng gia Anh đã điều tra vụ việc này rất kỹ. Ông viết: “Nhưng vấn đề là chúng ta không biết loài bướm này nằm ở đâu vào ban ngày… Trong 25 năm nghiên cứu chúng ta chỉ tìm thấy mỗi 2 con bướm này trên thân cây hoặc tường ở những cái bẫy mà chúng ta đặt (một con nằm trên nền cùng màu với nó, một con thì nằm trên nền trái màu), ngoài ra chẳng thấy đâu nữa cả”. [3]

Những con bướm trong các hình chụp ngụy tạo của Kettlewell thực ra đều đã chết, được ông ta gắn lên trên các thân cây theo kịch bản ông ta mong muốn [4]. Còn những con bướm trong cảnh quay phim bị chim ăn thịt thì đều được nuôi trong phòng thí nghiệm từ trước, bỏ vào tủ lạnh, rồi sau đó mới được Kettlewell đặt lên thân cây. Những con bướm này bị cóng và lờ đờ đến nỗi giáo sư Jerry Coyne thuộc trường Đại học Chicago cho biết “Kettlewell có lần đã phải sưởi ấm cho chúng trước khi dùng, bằng hơi nóng trên nắp capô xe hơi của ông ta”. Ông kết luận “Chúng ta phải loại bỏ những con bướm này như thể chúng là một ví dụ điển hình của chọn lọc tự nhiên…” [1]

Cũng tương tự như ở vụ những hình vẽ phôi giả của Haeckel, khi người ta bắt đầu nghi ngờ Kettlewell ngụy tạo thí nghiệm, thì mọi ghi chép hiện trường thí nghiệm của Kettlewell cũng không cánh mà bay, đột nhiên biến mất [5]. Tuy nhiên cuốn sách của chính Kettlewell viết trước đó đã tự tố cáo ông ta. Kettlewell từng viết vào năm 1955 (10 năm trước khi bắt đầu bị nghi ngờ) rằng những con bướm đêm này “đã không được tự chọn nơi đậu… Tôi thừa nhận là, nếu để chúng tự chọn, thì nhiều con chọn vị trí đậu ở tít phần ngọn cây”. [8]

Kỳ quặc thay, trong thực tế không chỉ có mỗi Kettlewell sử dụng bướm chết để “làm thí nghiệm”, mà hóa ra nhiều nhà sinh học tiến hóa khác sau này cũng đã làm y như thế trong khi lặp lại thí nghiệm của Kettlewell, ví dụ như J.A. Bishop và L.M. Cook. [9]

Nhà khoa học Majerus đã chỉ trích mạnh mẽ việc gắn bướm chết lên cây để “làm thí nghiệm”, chỉ rõ rằng “trong nhiều thí nghiệm những con bướm đêm đã được đặt lên những thân cây thẳng đứng, trái ngược với thực tế là chúng hiếm khi chọn những bề mặt như thế để mà đậu trong tự nhiên” [10]. Chọn lọc tự nhiên hóa ra chẳng hề tự nhiên chút nào.

Một đoạn phim ngụy tạo nữa của các nhà tiến hóa về loài bướm đêm này:

Ngày nay giới khoa học hầu như đều đã biết về vụ lừa đảo này, tuy nhiên rất nhiều người theo phái tiến hóa vẫn cố tìm cách phủ nhận việc những hình ảnh và đoạn phim của Kettlewell là ngụy tạo. Nhiều nhà tiến hóa thậm chí lại còn cho rằng có ngụy tạo hay không cũng không quan trọng (!) Thế là cho đến nay đã 60 năm trôi qua, những con bướm đêm của Kettlewell vẫn có mặt trong sách giáo khoa khắp thế giới, với tư cách là một thí nghiệm kinh điển chứng minh cho thuyết tiến hóa.

Vụ những con bướm đêm này cũng tương tự như vụ lừa đảo của Haeckel: bị phát hiện ngụy tạo từ rất nhiều năm trước, thế mà vẫn tiếp tục được in trong sách giáo khoa, được dạy trong trường học như một chân lý bắt buộc phải học, trên phạm vi toàn cầu. Nhưng gần như không một người dân phổ thông nào hay biết rằng đó chính là những vụ lừa đảo. Thế có lạ không?

2. Thí nghiệm của Miller và Urey

image05

thuyet tien hoa 2Thí nghiệm thất bại của Miller và Urey vẫn nằm trong rất nhiều đầu sách giáo khoa sinh học thế giới, kể cả tại Việt Nam. (Ảnh dưới: Sinh học lớp 12, ấn bản năm 2015, trang 137)

Bất cứ ai đủ trưởng thành vào năm 1953 để có thể đọc hiểu tin tức đều nhớ rõ sự kiện này đã gây chấn động như thế nào. Hai nhà khoa học Stanley Miller và Harold Urey đã thành công trong việc tạo ra “các khối xây dựng” của sự sống trong một cái bình cổ nhỏ. Mô phỏng thành phần khí quyển Trái đất lúc ban sơ, rồi phóng điện xuyên qua nó, Miller và Urey đã tạo ra các amino acid đơn giản. Do amino acid là “các khối xây dựng” của sự sống, người ta đã nghĩ rằng việc các nhà khoa học có thể tự mình tạo ra các sinh vật sống chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Vào lúc ấy, đây có vẻ là một lời xác nhận tuyệt vời dành cho thuyết tiến hóa. Sự sống chẳng phải là “điều kỳ diệu” nào hết. Bỏ mấy thứ khí thích hợp với nhau, thêm điện vào, thế là sự sống sẽ phải xuất hiện thôi.

Tuy nhiên thực chất có nhiều vấn đề.

Thứ nhất: Trong thí nghiệm của Miller-Urey, người ta chỉ thu được thành phẩm là một vài trong tổng số 20 amino acid thuận tay trái cần thiết cho sự sống. Chỉ khi nào thí nghiệm cho ra đủ 20 amino acid thuận tay trái đó thì mới có thể được xem là thành công một phần.

Thứ hai: Nồng độ các amino acid thuận tay trái thu được trong thí nghiệm trên rất nhỏ. Trong khi đó, để có thể được xem là một môi trường thuận lợi cho protein có thể ngẫu nhiên tự xuất hiện được, thì nồng độ các amino acid thuận tay trái phải cao.

Thứ ba: Các amino acid thu được sau thí nghiệm đều phải là amino acid thuận tay trái, không nên có tạp lẫn amino acid thuận tay phải, bởi vì các amino acid thuận tay phải sẽ cản trở quá trình hình thành các protein. Chỉ cần 1 amino acid thuận tay phải dính vào cấu trúc của một protein đang thành hình thì quá trình ngay lập tức sẽ bị hủy bỏ, bởi vì phân tử đó đã không còn là protein nữa. Nhưng trong thí nghiệm trên lượng amino acid thuận tay trái và thuận tay phải thu được ngang bằng nhau, nghĩa là gây trở ngại cực kỳ lớn cho việc tự nảy sinh các protein.

Thứ tư: Các nhà khoa học chưa bao giờ có thể vượt quá các amino acid đơn giản nhất trong các môi trường nguyên thủy giả lập của họ. Hơn 60 năm đã qua, người ta vẫn không thể nào tạo ra được dù chỉ một protein từ môi trường nguyên thủy giả lập, đừng nói tới chuyện tạo ra được một sinh vật sống dù là đơn giản nhất. Từ xưa đến nay định luật “Sự sống chỉ ra đời từ sự sống” (biogenesis) của ngài Louis Pasteur đã được chứng minh và kiểm chứng bằng vô số thực nghiệm. Thuyết tiến hóa hóa học “Sự sống tự nảy sinh từ vật chất không sống” thì ngược lại chỉ là giả thuyết, không hề có bằng chứng thực nghiệm thuyết phục.

Thứ năm: Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học bắt đầu cho rằng khí quyển Trái Đất nguyên sơ không giống như trước đây họ vẫn tưởng [11]. Ngày nay các nhà Địa hóa học gần như đều nhất trí rằng khí quyển Trái đất ban sơ bao gồm các loại khí do núi lửa thải ra chứ hoàn toàn không phải các loại khí mà Miller và Urey đã dùng năm xưa [12]. Bỏ những khí núi lửa đó vào trong thiết bị Miller-Urey, sản phẩm thu được từ thí nghiệm này không phải là amino acid – các “khối xây sự sống”, mà là Phoóc-môn và Xyanuanhững kẻ thù của sự sống!

Nói cách khác, thí nghiệm của Miller và Urey là một thất bại chứ hoàn toàn không phải là một thành công vang dội như trước đây người ta vẫn tưởng.

image00Sản phẩm thu được từ thí nghiệm này hóa ra không phải là amino acid – các “khối xây sự sống”, mà là Phoóc-môn và Xyanua – những kẻ hủy diệt sự sống

Ngày nay phần lớn các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống đã thừa nhận rằng thí nghiệm Miller-Urey là không thích đáng, là một thất bại. Sách giáo khoa trên thế giới xử lý sự kiện phiền toái này như thế nào? Một số đã loại bỏ thí nghiệm Miller-Urey, còn một số lớn khác vẫn tiếp tục dùng nó, như thể các nhà khoa học đã chứng minh được bước quan trọng đầu tiên về nguồn gốc của sự sống rồi. Tuy nhiên, ngày nay bản thân các nhà nghiên cứu đó đều thừa nhận họ không biết chắc được điều gì về nguồn gốc của sự sống, và rằng tất cả chỉ là giả thuyết.

3. Những con ruồi giấm 4 cánh

image06Những con ruồi giấm đột biến trong sách giáo khoa thế giới

thuyet tien hoa 3Trong sách giáo khoa Sinh học lớp 12, ấn bản năm 2015, trang 134 có trình bày thí nghiệm trên ruồi giấm, với minh họa rằng đột biến có thể tạo nên hình thái mới, ví dụ ruồi 4 cánh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những con ruồi bị đột biến thêm cánh nếu không chết ngay thì cũng chết yểu, và đặc biệt là chúng đều mất khả năng bay. Đôi cánh mới không có cơ bắp, đôi cánh cũ thì trở nên vô dụng. Đó là chưa kể nhiều đặc điểm bất lợi và bệnh tật khác

Đây là một thí nghiệm thất bại điển hình. Thí nghiệm này thay vì chứng minh thuyết tiến hóa thì lại phủ định nó. Sau đây là những điều bổ ích mà sách chưa nói đến:

Ruồi giấm có thể đẻ 100 trứng mỗi ngày, 2000 trứng trong một đời. Mỗi năm ruồi giấm trải qua khoảng 30 thế hệ. Bộ gien của ruồi giấm chỉ có 4 cặp nhiễm sắc thể. Do có các đặc điểm thuận lợi này nên từ năm 1910 đến nay ruồi giấm luôn là sinh vật được sử dụng nhiều nhất và quan trọng nhất trong các thí nghiệm đột biến di truyền học.

Từ khi loài ruồi giấm bắt đầu được sử dụng làm thí nghiệm tính đến nay đã 105 năm, tổng cộng trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới có hàng triệu thế hệ ruồi giấm đã ra đời và trải qua vô số các thí nghiệm đột biến tàn khốc. Môi trường thí nghiệm có đủ mức độ phóng xạ khác nhau, đủ loại hóa chất, cùng với vô số các nhân tố gây đột biến khác mà con người có thể nghĩ ra được. Đã có hơn 3000 dạng đột biến khác nhau được ghi nhận trong quỹ gien của ruồi giấm. Những đột biến này gây ra đủ thứ bệnh tật và khiếm khuyết cho ruồi giấm, như ruồi không có mắt, chân mọc trên đầu, có thêm đôi cánh, không có cánh, cánh biến dạng, vv… Nếu để các sinh vật tội nghiệp này trong môi trường tự nhiên, chúng ngay lập tức bị tuyệt diệt, nhường chỗ cho những con ruồi giấm tự nhiên khỏe mạnh. Nói cách khác chọn lọc tự nhiên luôn đóng vai trò tiêu diệt các cá thể bị đột biến thay vì cho phép chúng tiến hóa thành loài mới.

Qua hàng trăm năm thí nghiệm, các nhà khoa học đã đóng vai trò tác nhân chọn lọc “đột biến có lợi” khiến tốc độ “tích lũy đột biến có lợi” được đẩy nhanh lên gấp nhiều lần so với trạng thái tự nhiên. Cường độ thí nghiệm rất cao, số lượng thế hệ ruồi rất lớn, số lượng đột biến đã tạo ra rất nhiều… Kết quả là trong hơn một thế kỷ những gì ruồi giấm đã trải qua tương đương với hàng triệu năm tiến hóa trong tự nhiên (nếu tiến hóa có thật). Thế nhưng kết quả chúng ta thu được là gì? Ruồi giấm vẫn cứ là ruồi giấm, chẳng hề có bất kỳ loài sinh vật mới nào được tạo ra cả.

Nhà tiến hóa nổi tiếng Pierre Grassé cũng phải công nhận: “Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) là loài côn trùng yêu thích của các nhà di truyền học… Chúng có vẻ không hề thay đổi gì so với [chính chúng ở] những thời kỳ xa xưa nhất”.[6]

Nhà nghiên cứu Norman Macbeth mô tả tâm trạng chán chường thất vọng của nhà tiến hóa Richard Goldschmidt: “Sau khi quan sát đột biến ở ruồi giấm trong nhiều năm, Goldschmidt đã tuyệt vọng. Ông ấy than khóc rằng sao những thay đổi ở ruồi giấm lại quá nhỏ như thế, đến mức cho dù có cộng gộp cả ngàn đột biến tí teo đó vào trong một con ruồi giấm duy nhất, thì nó cũng vẫn cứ là ruồi giấm chứ chẳng phải là loài nào mới hết” [7].

Tóm lại, đây là một thí nghiệm thất bại nữa của các nhà tiến hóa. Cho dù họ đã có thể thay thế hàng chục triệu năm tiến hóa tự nhiên bằng một thế kỷ tiến hóa nhân tạo, thì kết quả là ruồi giấm vẫn hoàn ruồi giấm, chẳng có tiến hóa nào xảy ra trong thực tế…

Điều gì đang xảy ra vậy?

Trong các sách giáo khoa Sinh học tiến hóa trên khắp thế giới có rất nhiều bằng chứng ngụy tạo. Một số bằng chứng giả đã được loại bỏ sau rất nhiều năm nằm trong sách, ví dụ như “Người Piltdown” (45 năm), “Người Nebraska” (4 năm)… Tuy nhiên, nhiều bằng chứng ngụy tạo khác dù đã bị lật tẩy từ hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trước vẫn tiếp tục có mặt trong nhiều đầu sách giáo khoa Sinh học trên toàn cầu. Ví dụ như: “Những hình vẽ phôi thai” và “Định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel (150 năm), “Những con bướm trong rừng bạch dương” của Kettlewell (60 năm), vv… Ngoài ra, nhiều thí nghiệm thất bại vẫn luôn xuất hiện trong sách cứ như thể đó là các thí nghiệm thành công.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao?

  • Nếu thuyết tiến hóa đúng thì tại sao các nhà tiến hóa lại phải ngụy tạo bằng chứng giả?
  • Hàng trăm năm nay, các nhà tiến hóa đã cố làm rất nhiều thực nghiệm nhằm chứng minh đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra loài mới, thế nhưng họ chỉ thu được kết quả hoàn toàn trái ngược. Vậy tại sao họ không công khai thừa nhận thất bại mà luôn làm như thể đó là các thực nghiệm thành công?
  • Tại sao có rất ít người dân phổ thông hay biết về thực trạng đáng kinh ngạc này? Điều gì đang xảy ra vậy?

Bạch Vân (tổng hợp)

Tài liệu tham khảo:

[1] J.A. Coyne, Nature 396(6706):35–36, 1998.
[2] The Washington Times, trang D8, 17/1/1999.
[3] C.A. Clarke, G.S. Mani và G. Wynne, “Tiến hóa ngược: Không khí sạch và loài bướm đêm”, Biological Journal of the Linnean Society, 26:189–199, 1985; trích dẫn tại trang 197.
[4] D.R. Lees & E.R. Creed, “Chứng nhiễm Melanin Công nghiệp ở loài bướm Biston betularia: vai trò của sự săn mồi có chọn lọc“, Journal of Animal Ecology, 44:67–83, 1975.
[5] Hooper, J., “Về những con bướm và Loài người: Mưu toan, Bi kịch & Loài bướm đêm”, Fourth Estate, London, 2002
[6] Grassé, Pierre-P. “Sự tiến hóa của các sinh vật sống”, New York: Acad. Press, 1977, trang 130.
[7] Norman Macbeth, “Darwin Retried” 1971, trang 33.
[8] H.B.D. Kettlewell, “Những thí nghiệm về chọn lọc tự nhiên đối với chứng nhiễm melanin do công nghiệp”, Heredity, 9:323-342, 1955.
[9] J.A. Bishop, L.M. Cook, “Những con bướm đêm, chứng nhiễm melanin và không khí sạch”, Scientific American, 232[1]: 90-9, 1975.
[10] M.E.N. Majerus, “Chứng nhiễm melanin: Tiến hóa diễn ra”, Oxford, Oxford University Press, 1998.
[11] Simpson, S., “Những bước đầu tiên của sự sống”, Science News 155(2):24–26, 1999; trang 26.
[12] Flowers, C., “Một cuộc phiêu lưu khoa học: 100 năm khám phá”, William Morrow & Company, New York, trang 173, 1998.

Xem thêm: