Một phát hiện gần đây sẽ có thể dẫn đến sự cải tổ toàn bộ các sách giáo khoa sinh học. Các nhà khoa học đã phát hiện được rằng có một mối liên hệ giữa não bộ và hệ miễn dịch.
Các nhà khoa học đã phát hiện được các huyết quản của hệ bạch huyết chạy qua các xoang mũi, vốn chưa từng được xác định và nhận diện trước đây. Phát hiện này quan trọng vì nó mở ra tiềm năng nghiên cứu và điều trị các căn bệnh thần kinh.
Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Hệ bạch huyết là hệ thống phòng vệ quan trọng trong cơ thể người. Trước khi có phát hiện này, giới khoa học vẫn cho rằng hệ thần kinh trung ương (bộ não) là cơ quan độc lập với hệ hạch huyết.
Trường Đại học Virginia đã viết: “Bản thân việc này là rất đáng kinh ngạc, vì những huyết quản đó đã không bị phát hiện trong giai đoạn người ta đã lập được bản đồ thấu đáo của hệ bạch huyết trong cơ thể”.
Các phát hiện này đã được công bố online trên tạp chí Nature (Tự nhiên), và cũng sẽ xuất hiện trong một ấn bản in sắp tới. “Các huyết quản hệ bạch huyết của hệ thần kinh trung ương” mới được phát hiện này đi theo sau một huyết quản chủ chốt xuống các xoang mũi, một khu vực rất khó thu thập hình ảnh trước đây.
Sự hiện diện của các huyết quản này đang tạo nên một sự chấn động trong giới y học, khi các nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm tin rằng các huyết quản có thể giúp giải thích cho các bí ẩn y học hiện nay, như tại sao các bệnh nhân mắc chứng Alzheimer lại tích tụ được lượng lớn các mảng protein trong não bộ, tờ Medical Daily cho hay.
“Thay vì hỏi ‘Làm thế nào chúng ta nghiên cứu phản ứng miễn dịch của não bộ?’ hay ‘Tại sao các bệnh nhân mắc chứng đa nhân cách thường gặp phải các cuộc tấn công miễn dịch?’, hiện nay chúng ta có thể tiếp cận tìm hiểu cơ chế đằng sau lĩnh vực này. Bởi vì não bộ cũng giống như mọi mô khác khi có liên kết với hệ thần kinh ngoại biên thông qua các mạch bạch huyết màng não”, TS Jonathan Kipnis, giáo sư Khoa Khoa học Thần kinh và giám đốc Trung tâm Miễn dịch Não bộ và Tế bào Thần kinh Đệm thuộc Đại học Virginia.
Phát hiện này đã hoàn toàn thay đổi cách các nhà khoa học nhận thức hệ bạch huyết. (Ảnh: Shutterstock)
“Phát hiện này đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận sự tương tác thần kinh – miễn dịch. Trước đây chúng ta luôn nhìn nhận nó như thứ gì đó huyền bí nằm ngoài phạm vi có thể nghiên cứu. Nhưng giờ đây chúng ta đã có thể đặt các câu hỏi nhằm tìm hiểu cơ chế”, ông nói thêm trong một thông cáo báo chí.
“Chúng tôi tin rằng đối với mỗi loại bệnh thần kinh đều có một yếu tố miễn dịch đối ứng, những huyết quản này có thể đóng một vai trò chủ chốt”, TS Kipnis nói. “Những huyết quản này hẳn có liên hệ với yếu tố miễn dịch trong một căn bệnh [thần kinh]”.
Theo Đại học Virginia, Tiến sĩ Kevin Lee, trưởng khoa Thần kinh của trường, đã kể lại phản ứng của ông trước phát hiện của TS Kipnis như sau: “Lần đầu tiên khi những người này cho tôi xem kết quả căn bản, tôi chỉ nói một câu: ‘Họ sẽ phải thay đổi sách giáo khoa [hiện nay]’. Trước đây người ta cho rằng hệ thần kinh trung ương chưa từng tồn tại một hệ bạch huyết, và điều đó khá hiển nhiên ngay từ quan sát đơn lẻ đầu tiên – và họ cũng đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu kể từ đó để củng cố điều này. Nhưng phát hiện mới này sẽ thay đổi căn bản cách mọi người nhìn nhận mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương với hệ miễn dịch”.
TS Kipnis cũng cảm thấy hoài nghi lúc đầu, ông nói: “Tôi thật sự không tin rằng có những cấu trúc trong cơ thể người mà chúng ta hiện vẫn chưa biết. Tôi nghĩ rằng cơ thể người đã được thiết lập bản đồ hoàn chỉnh, tôi nghĩ rằng những phát hiện này đã kết thúc khoảng đâu đó trong khoảng giữa thế kỷ trước. Nhưng rõ ràng không phải như vậy”.
Với phát hiện mới này, chúng ta có thể trả lời rất nhiều câu hỏi mà các nhà khoa học cho đến giờ vẫn chưa thể.
Tác giả: Troy Oakes, Vision Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: