Những chiếc sọ dạng “kéo dài” (Bảo tàng quốc giac Ica)

Nhiều nhà nhân chủng học đang cố gắng làm sáng tỏ bí ẩn của những chiếc sọ người với hình thù kỳ lạ được tìm thấy trong nhiều di tích khảo cổ ở Nam Mỹ với niên đại hàng ngàn năm.

Dựng lại bối cảnh văn hóa của thời đại mà những bộ xương này thuộc về là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi chúng ta thiếu thông tin về độ tuổi và nguồn gốc thực sự của chúng. Điều này khiến bí ẩn xung quanh những chiếc sọ này càng thêm dày đặc.

Tại bảo tàng khảo cổ Lima và Ica (cả hai đều ở Peru), đang trưng bày nhiều kiểu hộp sọ với những hình dáng rất khác biệt. Thật ngạc nhiên là chúng thuộc về các nhóm người khác nhau ở Nam Mỹ.

Người ta cũng tìm thấy ở Nubia cổ đại (ở miền Nam Ai Cập) và trong các nền văn hóa của châu Á, châu Phi và châu Âu. Một số giả thuyết cho rằng đó là làm méo hộp sọ cả một quá trình là để phục vụ các nghi lễ tôn giáo, tuy nhiên người ta cũng không thể thay đổi hình dáng hộp sọ tới mức như vậy và tăng kích cỡ của hộp sọ là điều không thể. 

Theo lý thuyết này, quá trình làm biến dạng hộp sọ được tiến hành rất sớm, bằng cách sử dụng các tấm ván, dây đai da và các vật tạo tác khác để nén hộp sọ nhằm tạo ra một hình dạng cụ thể, để nó phát triển thành một hình bất bình thường, điều này không gây ra khả năng thay đổi khối lượng của não.

Tuy nhiên giả thuyết này không có cơ sở, vì trên thực tế khối lượng của não ở những sọ này lớn gấp đôi một hộp sọ thông thường.

Những chiếc sọ khác lạ được phân thành bốn dạng: sọ kéo dài,  sọ hình chữ M, hình chữ J và loại được coi là cổ nhất – sọ “tiền hiện đại”. Một số nhà nhân chủng học lại phân chúng theo loại, và ta có sọ Opa, Pampas, Aymara, Caverns, Necropolis, Nazca, Palta…

Những chiếc sọ dạng kéo dài (G), dạng “J” (C), và dạng “M” (D) (Bảo tàng quốc gia Ica).

Những câu hỏi đặt ra đối với những chiếc sọ kỳ lạ này là sự đa dạng của chúng. Một ví dụ điển hình là chiếc sọ loại Paracas số 177, có phần trán phẳng, khiến các nhà nhân chủng học, dựa trên học thuyết của Darwin, phân loại nó như là một tiền thân của nhánh người Neanderthal.

Tuy nhiên, chiếc sọ này có một hàm rất giống với hàm của con người hiện đại. Một trong các giả thuyết để giải thích sự bất thường này thì đây là mẫu của một chủng người “tiền hiện đại”.

Nhưng giả thuyết này lại đưa đến một vấn đề còn bối rối hơn. Theo học thuyết đã được thiết lập, loài người bắt đầu xuất hiện ở vùng đất Bắc Mỹ không quá 35.000 năm TCN và muộn hơn mới xuất hiện ở Nam Mỹ.

Điều này có nghĩa rằng tất cả những mảnh cốt người được phát hiện có khả năng thuộc về người hiện đại.

Phải chăng đã đến lúc cần đặt dấu chấm hết cho cái được gọi là “cây tiến hóa” trong học thuyết Darwin đầy sơ hở?

Việc phát hiện ra hộp sọ với những đặc điểm này bổ sung thêm vào danh sách các khám phá khảo cổ khác đặt ra câu hỏi về sự chấm hết những học thuyết được hình thành bởi nhân chủng học hiện đại, bao gồm cả học  thuyết của Darwin. Làm sao chúng có thể là học thuyết trụ cột khi những khám phá mới đã liên tục phủ định chúng?

Chiếc sọ dạng “J” cho thấy các hốc mắt đặc biệt rộng, rộng hơn 15% so với những chiếc sọ hay gặp. Chiếc sọ dạng “M”có những chỗ nhô lên hoàn toàn đối xứng, đó là điều không thể có được bằng các áp lực cơ học từ bên ngoài.

Ngoài ra, hộp sọ dạng “M” có một khoang sọ khổng lồ gần 3.000 cm3, trong khi người hiện đại có khoang sọ trung bình 1.400 cm3.

Bộ sưu tầm những chiến sọ biến dạng của người Inca trưng bày tại Bảo tàng Peru đem đến nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời khoa học, và có thể vì lý do này mà chúng ít được đề cập ra quảng đại quần chúng.

Video:

Xuân Hà (biên dịch theo Epoch Times France)

Xem thêm: