Hình ảnh hai mẹ con hươu cao cổ có bộ lông trắng toát hiếm thấy tại Kenya được các nhân viên bảo vệ rừng ghi lại.
Tổ chức Bảo tồn Hirola tại hạt Garissa, Kenya chia sẻ video ghi lại hình ảnh đôi hươu cao cổ trắng toát quý hiếm, The guardian hôm 14/9 đưa tin.
Được biết, hình ảnh này do các nhân viên bảo vệ rừng ghi lại ở vùng đông bắc Kenya sau khi sự xuất hiện những con hươu cao cổ này đã được một người dân địa phương báo cáo với kiểm lâm vào tháng 6. Đôi hươu cao cổ gồm hươu mẹ và hươu con đang đi dạo giữa rừng cây, ngang qua một chú hươu cao cổ bình thường khác.
“Họ rất gần và cực kỳ bình tĩnh và dường như không bị xáo trộn bởi sự hiện diện của chúng tôi. Người mẹ tiếp tục đi lại vài mét trước mặt chúng tôi, trong khi báo hiệu con hươu cao cổ con ẩn nấp sau những bụi cây”, đại diện tổ chức Tổ chức Bảo tồn Hirola cho biết.
Hươu cao cổ trắng được phát hiện tại Kenya (Nguồn: Youtube)
Các nhà khoa học cho rằng màu lông của hai mẹ con hươu do một dạng đột biến gene gọi là leucism gây ra. Leucism khiến các loài vật có lông, da hoặc vảy chuyển sang màu trắng do sự thiếu hụt một số sắc tố. Tuy nhiên, khác với bạch tạng, những cá thể mang leucism vẫn có màu mắt bình thường.
Hươu cao cổ thường có lông gồm nhiều đốm nâu bao phủ khắp cơ thế. Hươu cao cổ trắng được phát hiện lần đầu tại Công viên Quốc gia Tarangire, Tanzania vào tháng 1/2016 và một con khác ở khu bảo tồn Ishaqbini vào tháng 3/2016. Cho đến nay, các nhà khoa học mới ghi nhận một số ít trường hợp hươu cao cổ trắng ở Tanzania và Kenya.
Những con hươu cao cổ được liệt vào danh sách những con vật “dễ bị tổn thương” bởi Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, với khoảng 8.500 cá thể trong tự nhiên. Chúng hiện sống ở Somali, miền nam Ethiopia và miền bắc Kenya.
Hoài Anh
Xem thêm:
- Là quán quân về chiều cao, liệu hươu cao cổ có dễ bị sét đánh nhất?
- Phản ứng của sư tử cái khi phát hiện con mồi mang bầu khiến ai cũng cảm phục
- Sau nửa đời đi tìm – một doanh nhân thành đạt ở Mỹ giải mã được câu hỏi: ‘Tôi là ai?’