Người xưa cho rằng thân thể chỉ là một cái “áo”, “cái xác”, còn linh hồn mới là sinh mệnh chân chính, mà không chỉ có con người, vạn vật đều có linh hồn. Đây là điều lâu nay chúng ta cho rằng mê tín, nhưng với nhiều hiện tượng khoa học, việc công nhận thân thể người tồn tại “linh hồn” mới có thể lý giải được.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v…
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: “Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh”. Những luận cứ này còn dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm của Ivan Petrovich Pavlov, nhà sinh lý học, nhà tư tưởng người Nga. Bằng các thí nghiệm tâm-sinh lý áp dụng trên động vật và con người, ông đi đến kết luận: “Hoạt động tâm lý là kết quả của hoạt động sinh lý của một bộ phận nhất định của bộ óc”.
Ngày nay, rất nhiều người, có thể nói là hầu hết chúng ta đều tin rằng tư duy con người bắt nguồn từ bộ não. Tuy nhiên, xã hội nhân loại ngày càng phát triển, và nhận thức về thế giới vật chất cũng dần trở nên phong phú khiến cho nhiều nhận thức trước đó tưởng chừng như là chân lý phải nhìn nhận lại. Tư duy cũng vậy, nhiều những nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, tư duy con người không hẳn bắt nguồn từ bộ não.
Thực vật không có não nhưng có tư duy
Mấy năm gần đây, các nhà khoa học thông qua một loạt các thí nghiệm đã chứng minh thực vật cũng có cảm tình: chúng thích người ta thiện đãi chúng, ghét những người miệng đầy mùi rượi đến ngửi, thậm chí có cây còn có thể ghi nhớ, thị giác và khứu giác, chúng còn có thể cảm nhận được cảm tình và tư tưởng của bạn, và có phản ứng đối với những điều đó.
Vào một ngày tháng 2 năm 1966, chuyên gia phát hiện nói dối Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Cleve Backster trong khi cao hứng đã nối máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ (1 loại cây thuộc chi Huyết Giác Dracaena), và tưới nước vào gốc cây. Khi tưới dần dần từ gốc cây lên thì ông kinh ngạc phát hiện: trên bản vẽ của máy dò nói, bút điện tử tự động ghi lại một đồ hình răng cưa không phải hướng lên trên mà là hướng xuống dưới. Loại đồ hình này rất giống với loại đồ hình mà máy vẽ ra lúc người ta vui mừng kích động!
Một thí nghiệm khác mới đây là hãng sản xuất đồ nội thất nổi tiếng Thụy Điển-IKEA đã làm thí nghiệm với hai cây hoa mộc lan trong điều kiện tưới cùng lượng nước mỗi ngày, tiếp xúc với cường độ ánh sang và lượng phan bón đều nhau, nhưng một cây toàn nghe những lời chỉ trích miệt thị của con người, một cây thì nhận toàn lời yêu thương, âu yếm. 30 ngày sau, kết quả cho thấy, sức sống và dáng vẻ bên ngoài của cây bị nghe những lời miệt thị trở nên ủ rũ và úa vàng.
Rất nhiều nghiên cứu khác được triển khai còn phát hiện ra thực vật có công năng siêu cảm, có trí nhớ, có thể phân biệt thật giả và khả năng cảm thụ âm nhạc.
Như vậy ta có thể thấy thực vật là sinh vật không có não và hệ thần kinh trung ương nhưng chúng vẫn có thể cảm nhận được môi trường xung quanh.
Người… không não nhưng rất thông minh!
Trong lịch sử y học thế giới đã từng ghi lại hàng trăm trường hợp sống với cái sọ rỗng theo đúng nghĩa đen, tức là không có não bên trong. Những người này không có não hoặc bộ não đã bị hủy hoại hoàn toàn. Thế nhưng họ vẫn sống và làm việc như những người bình thường.
Năm 1935, bác sĩ John Lorber, giáo sư Nhi khoa tại trường Đại học Sheffield (Anh) điều trị cho một sinh viên khoa toán của trường, anh này bị ốm vặt. Khi chụp CAT – scan, giáo sư Lorber phát hiện thấy người thanh niên này hoàn toàn không có não.
Lẽ ra 2 bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4 – 5cm, nhưng sinh viên này chỉ có 1mm mô não phủ trên đỉnh cột sống. Chẳng ai hiểu bằng cách nào mà anh chàng này vẫn sống bình thường và còn có chỉ số thông minh IQ (intelligence quotient) tới 126, học rất giỏi, từng đạt học vị danh dự ngành toán học.
Tạp chí y học Lancet của Pháp cũng đăng một bài báo nói về một trường hợp kỳ lạ: Bác sĩ Lionel Feullet ở bệnh viện Timone (Marseille) vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một người đàn ông 44 tuổi, đang sống bình thường như những người khác nhưng có một bộ não teo nhỏ đến mức gần như là không có.
Người đàn ông đã có vợ và 2 con này nhập viện vì ông cảm thấy chân trái bị yếu. Sau khi chụp cắt lớp (CTscan) và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ thấy não thất của ông nở rộng, trong khi não (tức chất xám và chất trắng) thì lại chẳng thấy đâu.
Thực tế bệnh nhân này đã bị tràn dịch não từ khi mới 6 tháng tuổi. Như vậy, có thể trong một thời gian rất dài người đàn ông này đã sống với cái đầu rỗng. Bác sĩ Feuillet nói: “Sự thiếu não bộ đã không hề cản trở sự phát triển của ông ta“.
Người chết lâm sàng nhưng vẫn nhận thức được thế giới xung quanh
Những nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa tư duy và não bộ, kinh nghiệm cận tử… đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Các nhà nghiên cứu nhận thấy “tư duy” dường như là độc lập với bộ não. Trong nhiều trường hợp có trải nghiệm cận tử, cơ thể được xem như đã chết, tim ngưng đập , não ngừng hoạt động, nhưng khi người bệnh tỉnh dậy đã tường thuật một cách chính xác những gì đã xảy ra trong lúc họ “tạm chết”. Một số cũng kể về trạng thái “hồn lìa khỏi xác” – tách khỏi thân xác thịt như thế nào.
Y học cũng ghi nhận hiện tượng minh mẫn cuối đời ở các bệnh nhân Alzheimer. Những bệnh nhân bị chứng mất trí, biểu hiện ra tư duy rời rạc không mạch lạc và hay nói năng lảm nhảm trong nhiều năm, lại đột nhiên khôi phục được sự minh mẫn ngay trước khi qua đời.
Người xưa cho rằng thân thể chỉ là một cái “áo”, “cái xác”, còn linh hồn mới là sinh mệnh chân chính, mà không chỉ có con người, vạn vật đều có linh hồn. Đây là điều lâu nay chúng ta cho rằng mê tín, nhưng với những trường hợp kể trên thì xem ra, việc thân thể người tồn tại “linh hồn” là điều hợp lý hơn cả.
Theo đó, bộ não người chỉ hoạt động giống như một công cụ, thông qua đó “tư duy” hay “linh hồn” điều khiển cơ thể hoạt động theo cách mà tư duy người ta mong muốn. Tư duy không hẳn là gắn liền với não, mà có thể ngụ ở nơi khác trên cơ thể, do đó khi não bị tổn thương, nó vẫn còn khả năng điều khiển cơ thể ở một vị trí khác. Đây cũng là nguyên nhân một số người đôi khi cảm thấy một bộ phận nào đó trên cơ thể có vẻ như đang suy nghĩ. Người xưa cũng có câu “tâm tưởng”, nghĩa là tim suy nghĩ.
Khoa học ngày càng phát triển, rất nhiều điều chúng ta tin tưởng là đúng nhưng lại là sai. Như thế chứng minh rằng nhân loại chúng ta không giậm chân một chỗ trong việc nhận thức thế giới. Điều đó hẳn là chuyện tốt, chỉ là chúng ta có “mở lòng” để chấp nhận những chân lý mới hay không.
Nam Minh