Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể hình tròn, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người.

Trái đất hình tròn, là trung tâm của vũ trụ

Thời nhà Minh đã cho rằng trái đất hình tròn. Trong “Minh Sử” mục Thiên văn nhất viết: “Trời ôm lấy đất như quả trứng bao lấy lòng đỏ”. Trong cuốn sách “Hỗn thiên nghi chú” (giải thích về cỗ máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi) của Trương Hành có viết: “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ”. Người xưa cho rằng trời có chín tầng, còn mặt đất thì tròn trịa, có nghĩa là đất hình tròn và nằm bên trong trời, và là trung tâm của vũ trụ.

Điều này ta thấy tương đối giống với thuyết địa tâm bên Tây phương. Thuyết địa tâm của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt Trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó. Còn 9 tầng trời mà trong Minh Sử nhận thức có thể là 9 đại hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Thuyết địa tâm: trái đất là trung tâm, các hành tinh khác và mặt trời quay xung quanh (Ảnh: genk)

Trước đây người ta vẫn cho rằng thuyết địa tâm là sai, tuy nhiên ngày nay các nhà khoa học đã thừa nhận rộng rãi rằng, thuyết nhật tâm hay thuyết địa tâm thực ra đều đúng bởi chúng chọn hệ quy chiếu khác nhau.

Ví dụ, trong hệ quy chiếu Trái Đất thì Trái Đất đứng yên, Mặt Trời chuyển động, còn trong hệ quy chiếu Hệ Mặt Trời thì Mặt Trời đứng yên, Trái Đất chuyển động.

Từ quan điểm khoa học hiện đại, đặc biệt theo thuyết tương đối rộng của Einstein, không hề có hệ tham chiếu tuyệt đối, mà chỉ có những hệ tham chiếu thích hợp hay không thích hợp cho một mục đích quan sát mà thôi.

Hé lộ bí mật về thời – không

Trong phần Thiên văn của “Minh Sử” nói rằng Tam Giới tương quan với thể hệ trái đất có chín cảnh giới lớn, Phật gia chia nhỏ hơn có 33 tầng trời. Các tầng trời khác nhau có các thời – không khác nhau và các sinh mệnh khác nhau, ở dưới cõi người phàm là địa ngục, người ta gọi là âm gian, ở trên cõi người phàm là không gian cao tầng nơi người trời và các vị thần tiên của hai gia Phật và Đạo sinh tồn.

Các nhà khoa học ngày nay xác nhận rằng có tồn tại các cõi không gian khác (Ảnh: trithucvn.net)

Ngoài ra, trong văn hóa Trung Hoa xưa còn lưu truyền một câu: “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”,đó chính là nhận thức về các thế giới song song với thế giới của chúng ta, ở trong những thế giới đó thời gian có thể trôi nhanh, hoặc chậm, gây lên hiện tượng thời gian một ngày ở trên trời thì dưới mặt đất đã nghìn năm trôi qua.

Thiên đường, địa ngục là danh từ rất thần thánh đối với con người. Từ lịch sử xa xưa con người luôn tin vào sự hiện diện của thần linh và các Đấng Sáng Tạo. Đến ngày nay, nhiều người cho rằng Thiên Đường là không tồn tại, coi đó chỉ là trí tưởng tượng của con người thời còn mông muội. Tuy nhiên, lý thuyết mới về đa thế giới có thể giải thích rất nhiều phát hiện kỳ lạ trong cơ học lượng tử, trong đó có thể giải thích sự hiện diện của các cõi không gian khác.

Lý thuyết mới về đa thế giới
Lý thuyết mới về đa thế giới có thể giải thích rất nhiều phát hiện kỳ lạ trong cơ học lượng tử. Trong đó có thể giải thích sự hiện diện của Thiên Đường. (Ảnh: trithucvn.net)

Theo đó, ở đồng thời ở cùng một chỗ có thể tồn tại đồng thời rất nhiều thế giới, bởi vì chúng được hình thành từ những hạt lượng tử có cấp độ vị tế khác nhau, ví dụ Trái Đất của chúng ta được hình thành từ những hạt lượng tử cấp độ nguyên tử nhưng cũng có những Trái Đất khác được cấu tạo từ những hạt vi tế hơn như: electron, Neutrino, quark,… những hạt vi tế này có thể xuyên việt qua cấu trúc của những hạt cấp độ lớn hơn nó, nên không xảy ra va chạm giữa các thế giới.

Như vậy nhận thức của khoa học cổ đại trung quốc khá tương hợp với nhận thức của khoa học hiện đại.

Cỗ máy “Hỗn thiên nghi” thời nhà Đường mô phỏng chính xác quỹ đạo vận hành của mặt trời, mặt trăng và trái đất.

Trong sách sử “Đường thư” có ghi chép: Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong thời nhà Đường đã chế tạo ra cỗ máy Hỗn thiên nghi mô phỏng chính xác quỹ đạo và quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng, trái đất cũng như các hành tinh, hằng tinh.

Một cỗ máy “Hỗn thiên nghi (Ảnh: tinhhoa.net)

Hỗn Thiên Nghi là một công cụ có hình cầu, có các hình sườn, đường, các dải chạy xuyên suốt vòm cầu được tạo từ các hình tròn đồng tâm trong không gian. Mỗi vòng ở Hỗn Thiên Nghi đều miêu tả quỹ đạo của một thiên thể nào đó,có thể là Mặt Trời hoặc vì sao nào đó. Ở trung tâm vòm cầu là một khối cầu khác, có lẽ là mô tả Trái Đất hoặc Mặt Trời. Từ Hỗn Thiên Nghi mà có thể quan sát các vì sao tương đối chuẩn xác.

Hỗn thiên nghi là cỗ máy mô phỏng sự vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Cỗ máy được Lý Thuần Phong thời Đường cải tiến chạy bằng nước, dùng nước làm động lực thúc đẩy. Cỗ máy có thể tự động vận hành, có hình người bằng đồng gõ chuông gõ trống để dự báo thời thần. 

(Còn tiếp)

Nam Minh