Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một ốc đảo ở Nam Phi là nơi tạo ra nguồn khí ô-xy đầu tiên cho Trái đất.
Ngày nay lượng CO2 đang ngày càng tăng cao đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống toàn cầu. Con người đang cố gắng trồng thật nhiều cây xanh hoặc đưa ra hàng loạt giải pháp cấp bách để tăng lượng ô-xy tinh khiết. Nhưng có một thực tế, cách đây khoảng 2,5 tỷ năm trước, ô-xy lại bị coi là kẻ thù không đội trời chung với thế giới. Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đó lại là sự thật. Ô-xy chỉ trở nên nhiều hơn và quan trọng hơn sau Sự kiện ô-xy hóa toàn cầu – GOE (Great Oxygenation Event).
Một ốc đảo ô-xy vừa được phát hiện ở Nam Phi càng khẳng định dự đoán trên.
Ô-xy ngày nay chiếm khoảng 21% thành phần khí quyển. Nhưng trước GOE, nó chỉ chiếm 1/100.000. Câu chuyện chỉ bắt đầu khi vi khuẩn lam (cyanobacteria) xuất hiện. Chúng là những sinh vật quang hợp đầu tiên trên thế giới, tức là chúng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời và nhả ra ô-xy như những cây cối hiện nay. Trong hàng triệu năm sau đó, chúng đã đẩy lượng ô-xy đại dương lên cao và đến mức tràn vào khí quyển với khối lượng lớn. Khi đó ô-xy mới được coi là kẻ thù của thế giới và dần dần tăng lên xâm lược những vùng khí quyển của khí CO2.
Những nghiên cứu về các lớp trầm tích cổ của các nhà khoa học cũng cho thấy dấu hiệu các chất lưu huỳnh chỉ có thể hình thành trong môi trường ô-xy thấp. Nhưng sau đó chúng bị tan biến đã chứng tỏ lượng ô-xy trong khí quyển tăng lên đáng kể.
GOE xảy ra cách đây khoảng 2,5 tỷ năm trước nhưng sau khi phân tích trầm tích ở lưu vực sông Pongola (Nam Phi) có niên đại khoảng 2,97 tỷ năm trước các nhà nghiên cứu của Universitaet Tübingen đã khẳng định, ốc đảo này chính là nơi khởi nguồn cho Great Oxygenation Event và sự kiện trên diễn ra sớm hơn như đã tiên đoán.
Mặc dù ốc đảo này không phải là nguyên nhân duy nhất để ô-xy trở thành bá chủ khí quyển nhưng nhóm nghiên cứu cho biết Pongola chính là ốc đảo ô-xy lâu đời nhất từng được phát hiện.
Sơn Tùng