Sau khi bị “chết hụt”, rất nhiều người được cứu sống đã kể lại những trải nghiệm phi thường của mình. Được giới khoa học đặt tên là trải nghiệm cận tử, những trải nghiệm này hé mở sự tồn tại của một khái niệm vẫn thường được liên hệ với phạm trù tâm linh – linh hồn.

Trận động đất Đường Sơn

Buổi sáng ngày 28/7/1976, trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20 và lớn thứ 3 trong lịch sử đã làm rung chuyển thành phố Đường Sơn, Trung Quốc. Khoảng ⅕ diện tích thành phố đã bị phá hủy trong thảm họa, nhưng may thay hàng ngàn người đã được cứu sống.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Quang cảnh hoang tàn tại trận động đất Đường Sơn. Ảnh: SBS

Một cuộc điều tra xã hội đã được tiến hành đối với những người được cứu sống trở lại từ lằn ranh sinh tử (khoa học gọi là trạng thái cận tử) để tìm hiểu xem họ đã trải nghiệm những gì vào thời khắc đó.

Điều kỳ lạ là, nhiều người nói rằng, tại khoảnh khắc đó, họ không hề cảm thấy đau đớn hay nuối tiếc, mà trái lại cảm thấy rất hưng phấn, như thể họ đã được giải thoát khỏi cơ thể vật lý của mình. Một số nói rằng họ đã nhìn thấy đường hầm ánh sáng, số khác báo cáo nhìn thấy sinh vật lạ ở các không gian.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: reenagagneja.com
Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: David Revoy

Trải nghiệm cận tử

Thực tế những trải nghiệm như vậy không hiếm, đã được giới khoa học ghi nhận rất nhiều, chúng được gọi là các Trải nghiệm Cận tử (Near Death Experiences – NDEs)

Sự tồn tại của các trải nghiệm dạng này là một thách thức lớn đối với vốn hiểu biết của chúng ta hiện nay về tâm trí và não bộ, mà theo đó tâm trí hay ý thức chỉ là một sản phẩm của các phản ứng hóa học thần kinh, thay vì một thực thể độc lập với bộ não đồng và có thể phân tách với cơ thể vật lý. Hiện tượng NDE hé lộ một điểm quan trọng: con người không chỉ có một cơ thể vật lý mà còn có một linh hồn. Tất nhiên, luận điểm cho rằng linh hồn là một thực thể độc lập với thể xác nêu trên là một chủ đề gây tranh cãi rất lớn trong giới khoa học, bởi nó có thể bắc chiếc cầu nối giữa khoa học và tín ngưỡng tôn giáo, mà điều này vẫn luôn là chủ đề “nhạy cảm” đối với khoa học thực chứng duy vật.

Thí nghiệm 21 grams

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: Quora

Một nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này đã được một bác sĩ người Mỹ tên Duncan MacDougall tiến hành vào năm 1907.

Kết quả thu được, đăng trên các tạp chí y khoa đương đại, cho thấy các bệnh nhân hấp hối đã mất trung bình 21 gram vào đúng thời điểm tử vong. Dựa vào đó, bác sĩ MacDougall kết luận sự sai biệt này bằng đúng khối lượng của linh hồn, một thực tế thú vị đã được nhắc lại trong bộ phim đầy kịch tính “21 Grams” vào năm 2003.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Bác sĩ MacDougall và bài báo công bố kết quả thí nghiệm của bác sĩ MacDougall trên tờ The New York Times. Ảnh: annoyzview.wordpress.com
Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: Works by Faith Ministries

Nhà thờ là tổ hợp của một chồng gạch và đá?

Những người theo Chủ nghĩa Rút gọn (các nhà giản lược hóa) [1] về cơ bản vẫn luôn hoài nghi về khả năng tồn tại một ý thức độc lập (ý thức tồn tại bên ngoài bộ não – ý thức đến từ linh hồn). Nhà khoa học Francis Crick – người đoạt giải Nobel Y học cùng với James Watson vào năm 1962 với việc phát hiện ra cấu trúc xoắn ốc kép của DNA – có lẽ là nhân vật nổi tiếng nhất thời hiện đại đại diện cho quan điểm này.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trong vài năm qua, GS Crick đã khẳng định như sau:

“Bộ não chúng ta – biểu hiện của bộ não chúng ta – có thể được giải thích bằng các tương tác giữa các tế bào thần kinh (và các tế bào khác) và các phân tử có liên hệ với chúng”.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: beyondsciencetv.com

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng GS Crick đã có một quan điểm hơi cực đoan.

“Cách nói đó cũng giống như nói rằng nhà thờ là một chồng đá và kính. Điều đó đúng, nhưng quá đơn giản và bỏ quên mất điểm chính”, Michael Reiss, giáo sư ĐH London, một nhà khoa học đồng thời là một linh mục.

Nghiên cứu toàn diện nhất về trải nghiệm cận tử

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: Daily Express

Cho đến nay, nghiên cứu toàn diện nhất về NDE được thực hiện bởi Pim van Lommel và một nhóm bác sĩ người Hà Lan trên 344 bệnh nhân đến từ 10 bệnh viện. Các bệnh nhân đã được cứu sống trở lại sau khi bị ngừng tim. Nghiên cứu, được đăng tải trên trang Lancet vào năm 2001, phát hiện ra rằng 62 bệnh nhân (18%) nhớ được một chút ít về trải nghiệm cận tử, trong khi 41 người trong số đó miêu tả việc trải nghiệm một trải nghiệm “sâu” hoặc “rất sâu”.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Nhìn thấy đường hầm ánh sáng là một trong những trải nghiệm cận tử phổ biến. Ảnh: beyondsciencetv.com

Một nửa trong số báo cáo có NDE nói rằng họ “biết được” mình đã chết, trong khi 56% nói rằng họ trải nghiệm các cảm xúc tích cực. 15 người (24%) báo cáo có một trải nghiệm ngoài cơ thể (trong dân gian gọi là linh hồn ly thể), trong khi 31% cảm thấy như thể đang đi xuyên qua một đường hầm. 18 người nói rằng họ nhìn thấy “vùng đất chốn thiên đàng”. ⅓ số người nói họ đã gặp gỡ những người thân quá cố, và 8 người nói rằng họ được cho “xem lại” cuộc đời trước đây, một trải nghiệm gọi là “tua lại cuộc đời”.

Liệu khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn?
Ảnh: Collective Evolution

“Ý thức và ký ức nằm trong não bộ, khái niệm này vẫn thường được mặc định, nhưng chưa từng được chứng minh trước đây”, GS Van Lommel viết trong nghiên cứu có tựa đề “Về tính tiếp diễn của ý thức chúng ta (ngụ ý: Sau khi chết, ý thức vẫn tiếp tục hoạt động, không bị tiêu hủy cùng với cơ thể xác thịt)”.

“Làm sao người ta có thể có hoạt động tư duy ý thức rõ ràng tại một thời điểm khi mà bộ não không còn hoạt động nữa, tức trong giai đoạn chết lâm sàng với sóng não phẳng trên biểu đồ điện não?” Van Lommel. “Ngoài ra, từng ghi nhận những người mù có thể miêu tả chính xác [cảnh quan xung quanh] trong các trải nghiệm ngoài cơ thể, mà sau đó đã được xác nhận là đúng”. Họ làm cách nào biết được trong khi bị mù.

Phải chăng “linh hồn họ” đã “nhìn thấy” trong trải nghiệm ngoài cơ thể?

Van Lommel nói rằng các trải nghiệm cận tử đã nâng tầm hiểu biết của chúng ta về phạm vi hoạt động của ý thức con người (không hạn cuộc vào bộ não) và mối liên hệ giữa bộ não và tâm trí.

Tuy vậy đây sẽ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học, và cần tiến hành thêm các nghiên cứu bổ sung để trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Liệu có sự sống sau khi chết? Liệu sau khi chết, tất cả kết thúc hay sinh mệnh người ta vẫn tồn tại ở một nơi nào đó trong vũ trụ?

Chú thích:

[1] Chủ nghĩa rút gọn (tiếng Anh: reductionism) có nghĩa là cách tiếp cận để hiểu bản chất của những thứ phức tạp bằng cách rút gọn chúng thành tác động qua lại giữa các phần cấu tạo nên chúng, hoặc thành các thứ đơn giản và cơ bản hơn. Chủ nghĩa rút gọn cũng có nghĩa là luận điểm triết học cho rằng một hệ thống phức tạp là tổng hợp tất cả các phần của nó, và một báo cáo về hệ thống có thể được thu gọn thành các báo cáo của từng thành phần. Điều này áp dụng cho các đối tượng, hiện tượng, lời giải thích, các học thuyết, và các giá trị.

Quý Khải