Cái chết được định nghĩa là sự chấm dứt tất cả các chức năng sinh học duy trì một cơ thể sống.
Trạng thái chết não, hay sự biến mất hoàn toàn và không thể đảo ngược của chức năng não bộ (bao gồm các vận động không tự chủ – cần thiết để duy trì sự sống) như được định nghĩa trong báo cáo năm 1968 của Ủy ban đặc biệt của Trường Y Harvard (Ad Hoc Committee of the Harvard Medical School), là định nghĩa pháp lý cho trạng thái tử vong ở con người tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trực tiếp thông qua chấn thương, hay gián tiếp thông qua các dấu hiệu bệnh lý phái sinh, chết não là trạng thái bệnh lý sau cùng được hơn 60 triệu người trên thế giới trải nghiệm mỗi năm.
Chúng ta liên tục được giới y học nhắc nhở rằng trạng thái chết não là “không thể đảo ngược” và nên được nhìn nhận là điểm cuối của đường đời.
Nhưng có phải vậy không?
Liệu công nghệ của chúng ta đã vươn tới được điểm đột phá giới hạn nhận thức để kiểm chứng xem trường hợp này có đúng hay không?
Tuy rằng đúng là con người thiếu các khả năng tái sinh đáng kể trong hệ thần kinh trung ương, nhưng rất nhiều các loài sinh vật không phải người, như động vật lưỡng cơ, giun dẹp, và một số loài cá, có thể sửa chữa, tái sinh, và tái cấu trúc nhiều bộ phận não bộ và cuống não ngay cả sau các chấn thương nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.
Rất nhiều các loài sinh vật không phải người, như động vật lưỡng cơ, giun dẹp, và một số loài cá, có thể sửa chữa, tái sinh, và tái cấu trúc nhiều bộ phận não bộ và cuống não ngay cả sau các chấn thương nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.
Những khả năng tái sinh nguyên vẹn này đã được tận dụng qua thực nghiệm trong nhiều thập kỷ qua để tiến hành các ca cấy ghép não phức tạp ở những loài sinh vật như kỳ giông, cũng như để nghiên cứu các động lực lưu trữ ký ức.
Nhiều nghiên cứu trong thế kỷ vừa qua đã giúp chúng ta thu thập được một lượng lớn kiến thức về các quá trình tái sinh nguyên vẹn, xen giữa và động lực độc nhất và đa lý tính giúp tái khởi động một mô thức sinh sản phát triển đặc định để lấp kín/làm đầy các mô và cơ quan nội tạng bị thất lạc hoặc tổn thương trong một cơ thể sống.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu gần đây về quá trình tái sinh não bộ phức tạp trong cơ thể sinh vật, ví như ở giun dẹp, động vật lưỡng cư, và côn trùng có vòng đời, đã có các phát hiện đặc thù về việc lưu trữ các ký ức sau quá trình hủy hoại của toàn thể não bộ, vốn có thể mang ý nghĩa to lớn cho hiểu biết của chúng ta về ý thức và tính ổn định của sự bền bỉ ký ức.
Các cuộc nghiên cứu về chức năng xử lý thông tin sinh học trong các cơ quan phi thần kinh, các mô phi thần kinh, và các cơ quan đơn bào hình thành nên các cấu trúc đa bào, đã bổ sung thêm một bộ các câu hỏi thú vị, với tiềm năng thách thức nhận định cho rằng não bộ là nơi duy nhất lưu trữ daì hạn các thông tin đã được mã hóa.
Bất chấp cái mác “không thể đảo ngược” trong định nghĩa vào năm 1968 của Ủy ban đặc biệt của Trường Y Harvard, vẫn có một số trường hợp đảo ngược trạng thái chết não tiềm năng từng được ghi nhận, chủ yếu liên quan đến những đối tượng trẻ tuổi hơn với hệ thần kinh trung ương có khả năng duy trì cơ chế thần kinh mềm dẻo (Neuroplasticity) ở một mức độ nhất định.
Như hầu hết những người tiên phong trong lĩnh vực này đã thừa nhận, các “tổ” còn dư của hoạt động thần kinh và lưu lượng máu dư thừa thật sự có tồn tại trong các trường hợp chết não được chẩn đoán gần đây.
Do vậy, trên lý thuyết những sự hồi phục như vậy là có thể nếu hội đủ các công cụ tái sinh và tái cấu trúc thần kinh thích hợp.
Ngoài ra, một quan điểm đã được chấp nhận rộng rãi là, các đối tượng bị chết não được đặt trong trạng thái duy trì sự sống sẽ vẫn có thể tiếp tục duy trì chức năng tuần hoàn máu, tiêu hóa, trao đổi chất, bài tiết, điều tiết hóc-môn, sinh trưởng, sự trưởng thành về sinh lý, thai nghén, sự lành vết thương, và ngay cả … phát bệnh cảm.
Trên thực tế, phương pháp khử rung tim, thở máy, và các ca phẫu thuật cấy ghép phức tạp đầu tiên, đều được đưa ra công chúng trong khoảng một thế kỷ trước, nhưng chúng ta không còn chú ý nhiều về các chi tiết này.
Vì vậy hiện nay khi chúng ta ngồi đây vào năm 2016, tại một thời điểm vô cùng đặc biệt trong lịch sử khoa học, khi mà sự hội tụ của các dụng cụ công nghệ sinh học tái sinh, nghiên cứu trong lĩnh vực hồi sức, và ngành khoa học thần kinh lâm sàng đã đặt chúng ta vào ranh giới có thể trả lời một số câu hỏi đặc biệt, sâu sắc, và gây tranh cãi, thì câu hỏi đặt ra là:
Liệu chúng ta có nên tiến các bước tiếp theo?
Tôi tin rằng câu trả lời là có.
Ira S. Pastor là CEO của Bioquark Inc., một công ty trong ngành khoa học sự sống (life science) chuyên phát triển các giải pháp sinh học nhằm tái sinh, sửa chữa, và hồi sức các bộ phận/chức năng của cơ thể người. Ông có 30 năm kinh nghiệm trong nhiều phân khúc khác nhau của ngành công nghiệp dược phẩm, bao gồm thương mại hóa dược phẩm, phát triển thuốc công nghệ sinh học, hệ thống y tế quản lý ở Mỹ (managed care), phân phối, và bán lẻ.
Tác giả: Ira S. Pastor, Bioquark Inc.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: