Người Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã rất coi trọng những tấm gương quý hiếm có khả năng để ánh sáng xuyên qua mặc dù làm từ đồng đặc. Người Trung Quốc gọi chúng là kính thấu quang. Ở phương Tây, chúng được biết đến đơn giản là “kính ma thuật”, và chúng đã làm rất nhiều nhà khoa học phải trầm trồ trong nhiều năm.
Mặt trước tấm kính hoạt động bình thường. Tấm kính làm từ đồng đánh bóng có khả năng phản chiếu hình ảnh của người soi. Mặt sau tấm kính được trang trí nhiều loại ký tự và họa tiết. Nhưng điều kỳ lạ là, khi một tia sáng mạnh chiếu lên mặt kính, ánh sáng mà mặt kính phản xạ lại sẽ chiếu lên mặt tường (hay một mặt phẳng), trên mặt tường lúc đó sẽ phản ánh ra những ký tự và họa tiết ở mặt sau kính. Rõ ràng ánh sáng không thể xuyên qua đồng nhưng tại sao lại xảy ra hiện tượng kỳ lạ này?
Các nhà khoa học phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu những tấm gương này từ năm 1832, và phải mất một thế kỷ trước khi họ tìm lời giải. Ngay cả ở phương Đông, dường như kiến thức về cách chế tác loại kính thấu quang này không thật sự rõ ràng, mặc dù không phải hoàn toàn ngoài tầm với.
Xem thêm:
- 6 phát minh cổ đại vượt qua công nghệ hiện nay
- Ảo giác trong đền cổ tạo ra nhờ các phát minh kỳ diệu
Khoảng 1.200 năm trước, bí ẩn về tấm kính này đã được ghi chép trong một cuốn cổ thư tiếng Hán tên là “Cổ Kính Kí”, theo một bài viết trên tạp chí The Courier của UNESCO vào năm 1988. Nhưng cuốn cổ thư này đã bị thất lạc khoảng vài thế kỷ sau đó. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay người ta cho rằng chỉ có duy nhất một người biết chế tác kính thấu quang: đó là nghệ nhân Yamamoto Akihisa.
Tạp chí Kyoto đã phỏng vấn Akihisa, người đã học bí quyết chế tác kính từ cha mình. Mặc dù bí quyết này đã được truyền thừa trong gia đình Akihisa qua vài thế hệ, nhưng nó cũng ít nhiều bị thiếu sót. Người ông của anh đã phải tìm tòi cách chế tác bằng cách nghiên cứu các tấm kính thấu quang còn sót lại cũng như hồi tưởng lại một số kỹ thuật mà cha ông đã sử dụng.
Nghệ nhân Yamamoto Akihisa trong xưởng chế tác kính của mình. (Ảnh: kyotojournal.org)
Năm 1932, Ngài William Bragg đã phát hiện được nguyên nhân vì sao hình ảnh phản chiếu của kính thấu quang lại có thể thể hiện các họa tiết ở mặt sau của nó.
Năm 1932, Ngài William Bragg đã phát hiện được nguyên nhân vì sao hình ảnh phản chiếu của tấm kính thấu quang lại có thể thể hiện các họa tiết ở mặt sau của nó. Đầu tiên, tấm kính và các hoạt tiết ở mặt sau sẽ được dát mỏng. Sau đó, mặt trước sẽ được mài gọt thành dạng mặt lồi, sau đó bề mặt sẽ được đánh bóng. Kế tiếp, mặt trước sẽ được phủ một lớp hỗn hợp thủy ngân. Quy trình này tạo ra độ cong vênh và áp lực, tạo ra những điểm lồi rất nhỏ trên mặt gương mà mắt thường không thể phát hiện. Các điểm lồi này lại trùng khớp với họa tiết ở mặt sau tấm kính.
Ông Bragg nói: “Chỉ hiệu ứng phóng đại của hình ảnh phản chiếu mới có thể làm chúng hiện lên rõ ràng”.
Các nhà khoa học vào thế kỷ 19 đã đạt được một chút thành công trong việc tái tạo hiệu ứng phản chiếu họa tiết mặt sau kính, dù không hiểu được bản chất của hiện tượng này, nhưng họ chỉ có thể làm vậy khi tác động nhiệt (sẽ làm tổn hại tấm kính) hay áp lực từ một máy bơm không khí. Họ không thể tái tạo hiệu ứng với một tấm kính để đứng yên và không bị ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài.
Một nỗ lực vụng về của các nhà khoa học phương Tây vào thế kỷ 19 nhằm tái tạo chiếc kính thấu quang sử dụng áp lực từ một máy bơm không khí, hình minh họa từ quyển sách “Magic, Stage Illusions and Scientific Diversions Including Trick Photography (Tạm dịch: Ma thuật, Ảo thuật sân khấu và các trò tiêu khiển khoa học bao gồm thuật nhiếp ảnh). (Ảnh: Public Domain)
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm: