Cảnh nhật thực toàn phần vô cùng đẹp mắt đã xuất hiện ngày 9/3 vừa qua. Tại Việt Nam chỉ có thể thấy được nhật thực một phần. Tại Indonesia thì có thể chứng kiến nhật thực toàn phần trên 12 tỉnh, hấp dẫn hơn 100 ngàn du khách đến đây để thưởng thức.

Dưới ánh sáng Mặt Trời, bóng của Mặt Trăng từ từ phủ lên Trái Đất. Khi khoảng cách giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất tạo thành một đường thẳng thì chính là lúc xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần.

Cảnh nhật thực toàn phần xuất hiện đầu tiên tại 90 độ kinh đông phía đông nam Sri Lanka, phía tây của Indonesia. Nhưng sau đó bóng Mặt Trăng sẽ chuyển dần qua hướng đông và đi vào Indonesia, vào Thái Bình Dương rồi chuyển dần sang phía đông bắc, sau khi chạy qua 3 đảo san hô bao phủ Liên bang Micronesia, đạt đến cực điểm tại 190 km về phía tây bắc đảo Namonuito Atoll.

Sau đó bóng đen không đi qua lục địa nào nữa mà vượt qua bắc Thái Bình Dương, xuất hiện ở trong khoảng 1700 km về phía đông bắc của quần đảo Hawaii. Nhật thực toàn phần quan sát được trên đất liền theo thời gian địa phương là vào ngày 9/3.

Phó Tổng thống Jusuf Kalla của Indonesia, phi hành gia châu Âu là Andre cùng nhiều nhà nghiên cứu, nhà thiên văn học nghiệp dư đã cùng ngắm quang cảnh ở Nam Sulawesi và tham gia vào các hoạt động cầu nguyện của người dân địa phương tổ chức.

Một du khách nước ngoài đến Indonesia xem nhật thực đã cho biết: “Đây là kiệt tác của Thượng đế, chúng tôi thật may mắn”.

Ngoài ra, nhật thực một phần có thể quan sát được tại nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, Úc, bờ biển Thái Bình Dương ở Nga, phần lớn vùng Alaska, biên giới tây Canada và các đảo phía bắc Thái Bình Dương. Trong đó chỉ một bộ phận nhỏ quan sát được nhật thực vào ngày 8/3, đa số xuất hiện vào ngày 9/3.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: