Các nhà nghiên cứu đang công tác tại hòn đảo Oak bí ẩn, nằm tại bờ biển phía Nam của bán đảo Nova Scotia, Canada, vừa có một tuyên bố gây chấn động. Họ đã phát hiện được một thanh kiếm La Mã dùng trong tế lễ tại đảo Oak, cho thấy các tay thủy thủ La Mã cổ đại đã từng ghé thăm Bắc Mỹ hơn 1.000 năm trước khi Christopher Columbus đặt chân lên mảnh đất này.
Bằng chứng cho phát hiện này – vốn được tiết lộ độc quyền cho hãng thông tấn Johnston Press và được công bố trên tờ Boston Standard – đã được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tham gia loạt phim “Lời nguyền của hòn đảo Oak” (Curse of Oak Island) trên kênh History Channel. Loạt phim này ghi lại chi tiết nỗ lực giải mã bí ẩn về kho báu trên đảo Oak của hai anh em đến từ Michigan (Mỹ) và khám phá những hiện vật lịch sử được cho là đã bị cất giấu trên hòn đảo này.
Hutton Pulitzer, trưởng nhóm nghiên cứu và nhà điều tra các bí ẩn lịch sử, cùng với các học giả từ Hiệp hội Bảo tồn Hiện vật Cổ đại (Ancient Artifact Preservation Society), đã biên soạn ra một tư liệu về phát hiện này, dự kiến sẽ được công bố bản đầy đủ vào đầu năm nay (2016).
Bí ẩn của hòn đảo Oak
Đảo Oak là nơi diễn ra một trong những cuộc truy tìm kho báu lớn nhất trong lịch sử, vốn khơi nguồn từ năm 1795, khi cậu thanh niên 18 tuổi Daniel McGinnis nhìn thấy ánh sáng phát ra từ phía hòn đảo. Cảm thấy tò mò, cậu đã đi tìm kiếm nguồn phát sáng và phát hiện thấy một bãi đất trống ở đầu phía đông nam hòn đảo.
Nằm bên trong bãi đất trống là một vùng trũng hình tròn, và ở gần đó có một cụm pa lăng treo trên một cái cây (Pa lăng là một hệ thống ròng rọc và dây rợ dùng để nâng các vật thể nặng). Cùng với hai người bạn John Smith (trong ghi chép trước đó là Samuel Ball) và Anthony Vaughan, McGinnis trở lại bãi đất trống và bắt đầu đào bới vùng đất trũng này. Ở độ sâu vài bộ, họ phát hiện được một lớp đá lát và những bức tường hầm mỏ có dấu vết của cuốc chim.
Cứ đào xuống khoảng 3m, họ lại phát hiện được một lớp gỗ. Sau khi đào xuống bên dưới bề mặt khoảng 9m, McGinnis và bạn cậu đã bỏ dở việc đào bới dù chưa tìm được bất cứ thứ gì có giá trị.
Daniel McGinnis, John Smith và Anthony Vaughan bắt đầu đào bới vào năm 1795. (Ảnh: oakislandmoneypit).
Xem thêm:
Các báo cáo về nỗ lực của các chàng trai trẻ đã được đăng trên một số bài viết. Tám năm sau, công ty Onslow đi thuyền ra khu vực này với mục đích khai quật kho báu được cho là nằm bên dưới hầm của hố đào.
Các căn nhà và hiện trường vụ đào bới ở đảo Oak, Nova Scotia, Canada, vào tháng 8/1931. (Ảnh: Richard McCully/Wikimedia Commons)
Pultizer và nhóm của ông đã đào được vô số các mẫu bằng chứng khác củng cố giả thuyết cho rằng những người La Mã đã đặt chân lên Tân Thế Giới.
Dựa vào những ghi chép của các chàng trai trẻ, công ty Onslow đã tiến hành một cuộc khai quật kho báu mà nay được gọi là “Hố Tiền”. Tuy nhiên, cuộc khai quật đã buộc phải bỏ dở do nước tràn vào hầm lên đến tận 10 m.
“Hố Tiền” trên đảo Oak vào năm 1947. (Ảnh: Internet)
Một miệng giếng thẳng đứng được tìm thấy trên đảo. (Ảnh: Internet)
Rất nhiều các cuộc tìm kiếm Hố Tiền này đã được triển khai trong vòng hơn hai thập kỷ tiếp theo, nhưng những người truy tìm kho báu vẫn tiếp tục gặp phải nhiều trở ngại, bao gồm việc sụt lún và ngập lụt bên trong hố đào. Toàn bộ hòn đảo đã bị xới tung lên để truy tìm kho báu, và một cuộc tìm kiếm hiện đang được triển khai bởi Marty và Rick Lagina, theo thông tin trong loạt phim “Lời nguyền của hòn đảo Oak”.
Phát hiện gây chấn động – một thanh kiếm La Mã
Tuy hầu hết những người truy tìm kho báu đều trở về tay trắng, nhưng một phát hiện đáng kinh ngạc gần đây có thể sẽ thay đổi lịch sử. Một con tàu đắm, được cho là của người La Mã, đã được phát hiện ngoài khơi đảo Oak, và bên trong xác con tàu này là một thanh kiếm nghi lễ La Mã được bảo quản khá tốt.
Xem thêm:
- Thanh gươm cổ ở Georgia, Mỹ: Sự xuất hiện của người Trung Quốc tại Bắc Mỹ trước thời Columbus
- Người Trung Quốc cổ đại từng giao lưu với người da đỏ châu Mỹ? (P1)
Trong trao đổi với tờ Boston Standard, ông Pulitzer cho biết thanh kiếm này đã được mang lên khỏi mặt nước bởi một con tàu đánh cá từ nhiều thập kỷ trước đây, nhưng đã được giữ bí mật bởi vì người phát hiện ra nó và con trai ông lo sợ sẽ bị trừng phạt bởi các đạo luật nghiêm ngặt ở Nova Scotia nghiêm cấm việc trục vớt kho báu từ xác các con tàu đắm.
Thanh kiếm La Mã được tìm thấy ngay ngoài khơi đảo Oak. (Ảnh: National Treasure Society/InvestigatingHistory.org)
Tuy nhiên, gần đây những người thân của người tìm ra thanh kiếm (hiện đã mất) đã bước ra và tiết lộ sự tồn tại của thanh kiếm quý giá này cho các nhà nghiên cứu.
Ông Pulitzer đã tiến hành các thí nghiệm trên thanh kiếm này sử dụng một cỗ máy phân tích huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence – XRF), và kết quả phân tích cho thấy thanh kiếm này có các tính chất kim loại, với các dấu tích của chất asen và chì, trùng khớp với các hiện vật La Mã khác.
Chúng tôi biết chắc rằng cổ vật này có nguồn gốc La Mã.
— J. Hutton Pulitzer
“Xác con tàu đắm này vẫn còn ở đó và chưa được tiến hành trục vớt, khai quật“, ông Pulitzer trao đổi với tờ Boston Standard. “Chúng tôi đã chụp quét thanh kiếm này, chúng tôi biết chính xác nơi nó đắm, nhưng không dễ để chính phủ Nova Scotia có thể cấp phép cho một đoàn khảo cổ đến khảo sát khu vực này. Chúng tôi biết chắc rằng cổ vật này có nguồn gốc La Mã”.
Ảnh chụp cận cảnh thanh kiếm được tìm thấy ngoài khơi đảo Oak. (Ảnh: National Treasure Society/InvestigatingHistory.org)
Các bằng chứng bổ sung củng cố giả thuyết về sự hiện diện của người La Mã
Trong một nỗ lực nhằm đối phó với những người còn hoài nghi, những người cho rằng có thể món cổ vật này chỉ đơn giản rơi ra khỏi một con tàu trong các niên đại gần đây hơn, Pultizer và nhóm nghiên cứu của ông đã đào được rất nhiều các mẩu bằng chứng khác nhằm củng cố giả thuyết cho rằng người La Lã đã đến châu Mỹ hơn 1.000 năm trước khi Christopher Columbus đặt chân lên châu lục này.
Những bằng chứng này bao gồm:
- Những bức tranh chạm khắc trên các bức tường hang động cũng như các tảng đá ở Nova Scotia của tộc người Mi’kmaq bản địa, trên đó miêu tả điều mà nhóm của ông Pulitzer cho là cảnh tượng những binh lính La Mã hành quân với các thanh kiếm đeo bên mình, và những con tàu La Mã.
- Năm mươi từ trong ngôn ngữ bản địa của tộc người Mi’kmaq là những thuật ngữ hảng hải được các thủy thủ thời La Mã sử dụng.
- Một loại cây xâm lấn (Berberis Vulgaris) mọc trên đảo Oak và ở thành phố Halifax, vốn từng được những người La Mã sử dụng dùng làm gia vị thực phẩm và một loại thức ăn giúp phòng ngừa bệnh scorbut (do thiếu hụt vitamin C) trên những chuyến hành trình của họ.
- Còi huýt sáo của một người lính lê dương La Mã đã được tìm thấy trên đảo Oak vào năm 1901.
Lính lê dương La Mã. (Ảnh: Wikimedia)
- Một cái “bướu” kim loại tại trung tâm một tấm khiên chắn La Mã đã được phát hiện ở Nova Scotia vào giữa những năm 1800.
- Những đồng tiền xu vàng Carthage của La Mã đã được phát hiện trên vùng đất liền gần đảo Oak.
- Hai tảng đá chạm khắc trên đảo Oak mà ông Pulitzer cho rằng đã cho thấy một loại ngôn ngữ từ vùng đất Levant cổ đại.
Đại Kỷ Nguyên sẽ tiếp tục cập nhật các diễn biến mới nhất của phát hiện này.
Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Tham khảo bản dịch của Tinh Hoa net
Xem thêm: