Bị tàn tật và mắc bệnh nan y là một bất hạnh lớn trong cuộc đời. Khi thấy người khác khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhưng mình lại bị những cơn đau hành hạ, không muốn sống, người ta thường than phiền rằng tại sao ông trời lại bất công với họ như vậy? Tại sao điều bất hạnh lại xảy ra với chính bạn? Có nhiều lý do, trong nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhân quả báo ứng là nguyên nhân chủ yếu nhất.

Trong cuốn sách “Live many Lives” (Sinh mệnh đa kiếp) của mình, Tiến sĩ Gina Serminara đã ghi lại trường hợp nhà tiên tri nổi tiếng nhất của Mỹ thời hiện đại, Edgar Casey, đã sử dụng thuật thôi miên, nhờ giải tiền kiếp của bệnh nhân mà tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh. Edgar Casey trong trạng thái thôi miên, có công năng đặc biệt có thể “chẩn đoán từ xa” cho bệnh nhân cách xa hàng ngàn dặm.

Theo cách giải thích của Casey, có rất nhiều trường hợp khuyết tật trên thế giới này có thể bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại. Các nhân vật chính trong những trường hợp bệnh nhân sau đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cuộc đàn áp các Cơ đốc nhân trong thời đại đó.

Một trong số họ là một phụ nữ 45 tuổi. Năm 36 tuổi, cô bị bại liệt không đi lại được, đi lại phải dựa vào xe lăn. Sau khi thử nhiều phương pháp điều trị, cô tìm đến Casey để giải tiền kiếp. Sau khi được giải thích, cô biết được nguyên nhân khiến cô bị liệt ở kiếp này là do những tội lỗi mà cô đã phạm phải ở La Mã cổ đại. Vào năm 37-68 sau Công nguyên, khi bạo chúa La Mã Nero đang điên cuồng bức hại những môn đồ theo đạo Cơ đốc, cô là một thành viên của gia đình hoàng gia. Thay vì tỏ ra thương cảm với những Cơ đốc nhân bị hành hình trong đấu trường, cô ấy lại cười lớn. Cái giá của sự nhạo báng là bị bại liệt ở kiếp này.

Nhân vật chính trong một trường hợp khác là một cô gái có kiếp trước là con nhà quý tộc ở triều đại Nero. Cô ấy đã thường thích xem các cuộc bức hại những Cơ đốc nhân trong đấu trường, đặc biệt đã rất phấn khích khi xem cơ thể của một cô gái bị con sư tử xé xác, thối rữa. Người quý tộc đã vui thích với sự đau khổ của những người tử vì đạo, đã có thể phải hoàn trả nghiệp tội lỗi của mình bằng sự đau đớn của bệnh lao xương hông trong kiếp này.

Một người khác là nhà sản xuất phim, ông bị bại liệt khi mới 17 tuổi, chân đi khập khiễng. Giải đoán về tiền kiếp của ông cũng liên quan đến việc đàn áp Cơ đốc giáo trong thời kỳ La Mã. Vào kiếp đó ông đã là một người lính được cử đến để trấn áp những môn đồ đạo Cơ đốc, những người không hề phản kháng. Ông ta đã tạo ra nghiệp chướng không phải vì tuân theo mệnh lệnh như một người lính, mà vì nhạo báng những người kiên định với đức tin của họ. Khuyết tật trong đời này chính là làm cho ông giác ngộ từ trong nội tâm.

Một người khác là một cậu bé. Năm 16 tuổi, cậu bị chấn thương cột sống trong một vụ tai nạn ô tô, mất ý thức hoàn toàn từ đốt sống thứ 5 và không thể cử động được, chỉ có thể dựa vào xe lăn. Bảy năm rưỡi sau, khi cậu 23 tuổi, mẹ cậu khẩn cầu Casey giải kiếp nạn cho anh, đã được Casey truy lại hai tiền kiếp của cậu. Trong một đời, cậu là một người lính La Mã trong những ngày đầu của Cơ đốc giáo. Cậu là một người kiêu ngạo, có thái độ hả hê trước sự bức hại Cơ đốc giáo, và trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp những Cơ đốc nhân. Vì vậy, cậu phải chịu đựng những đau đớn trong đời này.

Những ví dụ về việc giải đoán tiền kiếp của những người bệnh đau khổ này đã tìm ra nguyên nhân sâu xa của căn bệnh – bởi vì họ đã cười nhạo và bức hại những người kiên định với niềm tin của mình. Đồng thời, luận giải sinh mệnh cũng cho thấy, đằng sau nguyên nhân gây bệnh, dường như còn có một nguyên nhân sâu xa hơn, như thể một thế lực vô hình đang chi phối vận mệnh của con người. Điều này cũng khẳng định rằng lời giáo huấn ngàn năm của Trung Quốc cổ đại: “Tích thiện có thiện báo, làm ác có ác báo” không phải là một nhận định hư ảo. 

Nhân vật chính trong hai trường hợp đầu tiên không trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp, nhưng không phân biệt thiện ác, nên kiếp này họ phải trả giá đau đớn cho hành vi thiếu hiểu biết và tàn nhẫn của mình ở kiếp trước. Còn những người đã trực tiếp tham gia cuộc đàn áp, đặc biệt là trường hợp thứ tư, đã nếm trải nỗi đau rằng chết còn hơn sống từ khi còn trẻ.

Nhân quả luân hồi, báo ứng bất sảng, ai gây ra nghiệp cũng không thể tránh khỏi báo ứng. Hãy luôn ghi nhớ những lời này trong tâm.

Tác giả: Tử Quân, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: