Bốn đồng tiền La Mã cổ làm bằng đồng được phát hiện giữa đống đổ nát của một tòa lâu đài có từ thời cổ đại tại Nhật Bản, cách nơi đúc 10.000 km.

Theo The Japan Times, bốn đồng tiền cổ có từ thế kỷ thứ ba hoặc thứ tư sau Công nguyên và được tìm thấy trong tàn tích của Lâu đài Katsuren thuộc thành phố Uruma, trên đảo Okinawa của Nhật Bản. 

Những đồng tiền này làm từ đồng thanh và đồng đỏ, có từ thời Đế chế La Mã cổ đại, mang theo hình ảnh của hoàng đế Constantine I và một người lính với cây giáo. 

4 đồng tiền La Mã được tìm thấy trong tàn tích lâu đài Katsuren (Ảnh: Ancient code)

Kết quả phân tích đồng vị cho thấy những đồng xu có niên đại khoảng năm 300 – năm 400 sau Công nguyên. Khám phá mới này khiến các nhà nghiên cứu không khỏi bất ngờ bởi Nhật cách xa vị trí đúc tiền tới 10.000 km và theo các sử liệu thông thường, đó là thời kì chưa có quan hệ thông thương giữa Châu Á và Châu Âu. Đây là lần đầu tiên những vật như vậy được phát hiện ở Nhật Bản, điều này một lần nữa cho thấy thực tế rằng những cuốn sách lịch sử của chúng ta cần phải được thay đổi.

Nhà khảo cổ học Hiroki Miyagi chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng là những đồng một xu do lính Mỹ đánh rơi. Nhưng sau khi rửa chúng trong nước, tôi nhận ra chúng thực tế lâu đời hơn rất nhiều. Tôi thực sự bị sốc.”

Khi tiếp tục tiến hành phân tích, các nhà nghiên cứu tiết lộ thêm một số chi tiết từ đó chứng minh một cách chắc chắn những đồng xu này được đúc từ nơi cách xa hàng ngàn dặm so với nơi chúng được tìm thấy.

Phân tích X-Ray đã chứng minh rằng những đồng xu được bao phủ bằng các chữ cái La Mã cổ đại. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những đồng tiền khác ở một số thời kỳ sau đó thuộc về Đế chế Ottoman.

Họ không thể nói chính xác nơi các đồng tiền được tạo ra ở Rome cổ đại, nhưng các học giả cho rằng bất kể ai đã mang những đồng tiền này tới đây đều phải đi qua quãng đường dài 9,900 km.

Tàn tích lâu đài Katsuren (Ảnh: Ancient code)

Lâu đài Katsuren được cho là nơi cư ngụ của một lãnh chúa phong kiến ​​có sức ảnh hưởng lớn tới thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết họ không biết chắc rằng vị lãnh chúa này có quan hệ giao thương với Đế chế La Mã cổ đại hay không.

Một phát ngôn viên của Hội đồng giáo dục thành phố Uruma cho biết:

“Chúng tôi không nghĩ rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa đế chế La Mã và lâu đài Katsuren, nhưng khám phá trên xác nhận khu vực này có quan hệ giao thương với phần còn lại của châu Á như thế nào.”

Nhà nghiên cứu Miyagi, người cũng giảng dạy tại Đại học Quốc tế Okinawa cho biết:

“Các thương nhân Đông Á trong thế kỷ 14 và 15 chủ yếu sử dụng tiền Trung Quốc, một đồng xu tròn có lỗ vuông ở giữa, vì vậy không có khả năng đồng tiền phương Tây được sử dụng làm phương tiện tiền tệ. Tôi tin rằng họ có thể đã có được chúng thông qua các hoạt động giao thương ở Đông Nam Á hoặc Trung Quốc.”

dấu giày 250 triệu năm

Hóa thạch bọ ba thùy trên dấu giày 250 triệu năm tuổi (Ảnh: wikipedia)

Những phát hiện như thế này không phải là hiếm trong giới khảo cổ. Chúng cho thấy việc cần thiết phải đặt nghi vấn với những gì lâu nay vẫn được in trong các tài liệu được cho là chuẩn tắc và chính thống. Chẳng hạn:

Vào tháng Sáu năm 1968, nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó có hóa thạch của một dấu giày của con người kèm theo một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: hóa thạch một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống. Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, bởi bọ ba thùy là loài sinh vật đã biến mất vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Làm sao con người có thể dẫm lên một sinh linh đã biến mất cách đây hàng trăm triệu năm? Lại đặc biệt là người đi giày, một dấu hiệu rõ ràng của nền văn minh. Hóa thạch của dấu giày có niên đại hàng trăm triệu năm? Làm sao tất cả những điều này lại là sự thật?

Trong một phát hiện ấn tượng khác, vào năm 1992 các nhà khảo cổ dẫn đầu bởi tiến sĩ Balabanova tìm thấy một xác ướp được cho là ít nhất hơn 3.000 tuổi tại Ai Cập. Điều thú vị về phát hiện này không phải là tuổi của xác ướp, mà là sự xuất hiện của nicotine và cocaine trong xác ướp. Lịch sử cho chúng ta biết rằng Christopher Columbus đã phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492, nơi duy nhất có nicotine và cocaine, vậy bằng cách nào những thứ này xuất hiện tại Ai Cập từ cách đây 3000 năm nếu người Ai Cập không tới đó?

xác ướp
Xác ướp 3000 tuổi của Ai Cập có sự xuất hiện của cocaine (Ảnh: Ancient code)

Những bằng chứng trên đây chỉ là đại biểu cho vô số các phát hiện kì lạ tìm thấy rải rác khắp nơi trên thế giới. Chúng quá đủ để làm thay đổi sách giáo khoa hiện tại, có điều khi người ta đã hình thành quan niệm để tư duy, thì vẫn cố tin theo những gì đã từng biết mà phủ định những phát hiện mới, mê trong những thứ sai lầm. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.

Nhật Quang