Tôi nghiên cứu các hiện tượng trùng hợp bởi vì chúng rất hấp dẫn. Tôi nghiên cứu chúng bởi vì tôi đã phát hiện ra rằng chúng hữu ích theo những cách thức mà hầu hết mọi người chưa từng nghĩ tới. Một khi bạn nhận thức được chúng, bạn sẽ hiểu rằng chúng chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng đan kết với rất nhiều thứ chúng ta nhìn nhận là quan trọng.

Xem thêm:

Trong phần 1, tôi đã xem xét cách thức những hiện tượng trùng hợp có thể được sử dụng trong việc phát triển sự nghiệp và trong việc tìm kiếm chính điều bạn cần khi bạn [thật sự] cần đến nó. Giờ đây, tôi sẽ khám phá cách thức những hiện tượng trùng hợp có thể giúp ích cho sự phát triển cá nhân, trong việc thấu hiểu các mối liên hệ chúng ta có với thế giới xung quanh, và trong các mối quan hệ của chúng ta với người khác.

Một sự trùng hợp khá phổ biến mà rất nhiều trong chúng ta từng gặp phải là: Bạn nghĩ về ai đó bạn chưa từng gặp, hay nghĩ đến, trong nhiều năm. Đột nhiên, bạn bắt gặp người đó. Bạn nghĩ, “Làm thế nào mà điều tôi vừa nghĩ trước đó lại có thể xuất hiện ngay trước mắt tôi như vậy đươc nhỉ?!” Trong những trường hợp như vậy, bạn bị thúc đẩy phải nhìn vào cách thức tâm trí của bạn kết nối với thế giới bên ngoài. Bạn được nâng cao nhận thức về điều đã xuất hiện trong tâm trí bạn khi sự kiện trùng hợp xảy ra.

Trong một bài viết trước trong loạt bài này, tôi đã đề cập đến việc nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Carl Jung đã ứng dụng sự trùng hợp trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Ông đặt ra thuật ngữ “đồng phương tương tính”, mà ông thường miêu tả như một sự trùng hợp có ý nghĩa và có thể giúp cá tính hóa một người. Cá tính hóa là trở thành bản thân một cách rõ ràng hơn—trở nên chân thật hơn, trung thực hơn, chân thành hơn với người khác, và nhận thức rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, và mong muốn của chúng ta.

Khi ông Carl Jung đối diện với các trường hợp đồng phương tương tính trong cuộc sống của mình, ông thường sẽ coi đó như một dấu hiệu để nhìn vào bên trong và đánh giá lại thái độ của ông với hoàn cảnh hiện tại hay các hành động của bản thân.

Một người phụ nữ đang chuẩn bị đoàn tụ với người chồng bạo hành của mình thì đột nhiên nhận được cuộc điện thoại của một người phụ nữ gọi nhầm số. Người phụ nữ gọi nhầm số này cũng đang phải vật lộn với sự bạo hành từ người chồng của cô ta. Nỗi sợ hãi trong giọng nói của người phụ nữ lạ mặt đã khiến cô tự ngẫm lại hoàn cảnh của chính mình, và quyết định sẽ không hòa giải với chồng cô.

Một số tín đồ tôn giáo thông thường sẽ có thể nhìn nhận những sự kiện trùng hợp dường như mang đến điều tốt lành như một sự xác nhận rằng một vị thần đang trông chừng cho họ và dẫn dắt họ.

Từ góc độ khoa học mà xét, vật lý lượng tử cho chúng ta thấy dường như chúng ta đang sống trong một vũ trụ mang tính tham dự trên một số phương diện (ít nhất ở cấp độ vi mô nguyên tử nơi các quan sát thay đổi những gì chúng ta quan sát). Tuy rằng vật lý lượng tử dưới hình thức hiện tại không có liên hệ trực tiếp với các sự kiện trùng hợp ở cấp độ hữu mô, nhưng nó cũng có điểm chung với các nghiên cứu về hiện tượng trùng hợp ở chỗ muốn tìm hiểu cách thức môi trường vật lý và thế giới nội tại của chúng ta tương tác với nhau.

Xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn

Con người thường báo cáo có thể cảm nhận được biến cố của một người thân đang xa cách. Tôi đặt tên cho phân mục của các hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên như vậy là “đồng thấu cảm (simulpathity)”. Khi cha tôi bị nghẹt thở trên giường bệnh cách đó hàng nghìn dặm, tôi cũng bắt đầu cảm thấy bị nghẹt thở một cách khó hiểu. Chỉ sau đó tôi mới phát hiện ra sự trùng hợp này.

Những sự trùng hợp như vậy đã cho thấy một mối liên hệ cảm xúc giữa con người đã vượt quá sự hiểu biết hiện tại của chúng ta. Chúng hé lộ những khả năng chúng ta chưa từng biết chúng ta có; chúng thật sự mang tính khích lệ.

Với tất cả tiềm năng cho sự phát triển cá nhân, một sự hiểu biết gia tăng về mối liên hệ giữa chúng ta với người khác và thế giới xung quanh, và sức hấp dẫn và vẻ đẹp đơn thuần của những sự kiện bí ẩn này, tại sao chúng ta lại không nghiên cứu các hiện tượng trùng hợp?

phong vien dai ky nguyen
Tara MacIsaac, phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, là đồng tác giả bài viết này.

tien sy bernard Beitman hội chứng couvade

Bài viết này được đăng bản gốc trên trang web của Tiến sĩ Bernard Beitman. Ts. Beitman là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Virginia, Mỹ. Ông nguyên là trưởng khoa tâm thần học tại Đại học Missouri-Columbia.

Tác giả: Bernard D. Beitman, Đại kỷ nguyên tiếng Anh.
Xem bài gốc ở đây
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: