Trong lịch sử chỉ xuất hiện hai lần! Số mệnh của Hồng triều có phải là đã định? Thiên tượng kinh người trùng khớp với lời tiên tri nổi tiếng?
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Câu chuyện của chúng ta hôm nay phải bắt đầu từ một hiện tượng thiên văn hiếm gặp.
Thiên giáng bạch vũ — may mắn hay bất hạnh?
Vào ngày 20 tháng 12 năm ngoái, một trận mưa lông trắng từ trên trời đổ xuống ở Đài Châu, Chiết Giang. Theo một báo cáo từ Zhongcai.com, cho biết: “Một lượng lớn lông vũ ùn ùn rơi xuống, giống như một trận tuyết dày toàn lông ngỗng vậy.”
Nhân chứng quay video cho biết: “Quả là rất kỳ quái, những thứ từ trên trời rơi xuống toàn bộ là lông vũ, bạn xem lông của bao nhiêu con chim mới có thể tạo thành thế này, bạn xem toàn bộ đều là lông vũ, hiện tượng này quả là quá kỳ quái!”
Mặc dù mọi người có khả năng chưa từng nghe nói đến thiên giáng bạch vũ (trời giáng lông trắng), tuy nhiên, sự kiện hy hữu này chân thực đã được ghi chép lại hai lần trong sách sử.
“Hán thư” ghi lại, trong những năm Hán Vũ Đế Thiên Hán (100-97 TCN), có hai trận mưa lông trắng. Khi đó, Hán Vũ Đế hùng tâm ngùn ngụt, thủ hạ lương thần danh tướng cũng nhiều, liền nghĩ đến một trận quét sạch Hung Nô, vĩnh viễn trừ hậu họa, vì thế đã tiêu hao đại lượng nhân lực vật lực tiến Bắc viễn chinh. Đáng tiếc ông Trời không chiều lòng người, Hung Nô không tiêu diệt được, trái lại tổn thất mấy viên đại tướng, dân chúng cũng vì thế mà oán thán rất nhiều. Trong hai năm thiên giáng bạch vũ, đã phát sinh đại hạn hán, dân chúng không kế mưu sinh, kéo theo đó là các cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn. Có thể nói ngoại họa chưa trừ, nội họa lại khởi phát.
Sau này, Phòng Bình, một nhà Dịch học thời Hán Chiêu Đế, đã bình luận rằng thiên thượng giáng mưa lông vũ đối ứng là “Quân đức bất thông, nghịch ư thiên hạ”, chính là nói quân vương có chỗ thất đức.
Tuy nhiên, Hán Vũ Đế rốt cuộc là một vị minh quân một thời đại, ông sau này đã cúi mình nhận lỗi, hạ chiếu “Luân Đài Chiếu” hướng thần dân công khai phản tỉnh, kiểm điểm những sai lầm của mình, nói bản thân từng một thời hồ đồ “Trẫm chi bất minh”. Phương hướng trị quốc cũng trọng tân điều chỉnh, trở về quỹ đạo phục hồi dưỡng sinh, phát triển kinh tế. Hậu thế nhận xét rằng chính vì điều này mà vận quốc của nhà Tây Hán kéo dài hàng chục năm, tránh miễn được kết cục bại vong nhanh chóng như nhà Tần.
Vào thời kỳ Tùy Văn Đế, có một trận mưa lông vũ còn lớn hơn nữa. Sách “Tùy Thư” nói: “[lông vũ] Giống như đuôi ngựa, dài hai xích, dư sáu bảy thốn.” (tầm 80cm) Năm đó cũng có hạn hán nghiêm trọng, còn phát sinh một sự kiện mưu phản lớn. Tuy nhiên, Tùy Văn Đế dường như không để tâm, cứ tiếp tục thích gì làm nấy, năm sau lại chiêu mộ 10 vạn người xây trường thành, đào sông lớn. Trên thực tế, Tùy Văn Đế khi còn trẻ tuy tài hùng thao lược, nhưng cuối đời lại có xu hướng ương ngạnh cố chấp, hình pháp hà khắc, xử trảm rất nhiều công thần khai quốc, cũng không đoái hoài bách tính. Sách “Tùy Thư” nhận định, Tùy triều tuy bại vong trong tay Tùy Dương Đế, nhưng từ thời kỳ Tùy Văn Đế phụ thân của ông ấy, kỳ thực đã chôn sẵn họa căn.
Nếu lấy sử làm gương, thiên tượng trời giáng lông vũ có thể là một lời cảnh cáo đối với người đương quyền, nhắc nhở ông ta rằng đã đến lúc phải chú trọng đức hành, tu chính hành vi của bản thân mình.
Nhưng trận mưa lông vũ năm 2022 không phải là thiên tượng kỳ dị làm dấy lên cuộc nghị luận nhiệt tình của mọi người, mà điều kỳ dị hơn là, chữ “bạch 白” và “vũ 羽” hợp với nhau thì tạo thành một chữ, chính là chữ “Tập 習”, mà Chiết Giang chính là nơi phát tích của nhã lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ Tập Cận Bình. Do đó, dự ngôn “Thiết Bản Đồ” được lưu truyền bí mật trong dân gian một lần nữa được mọi người bới ra, bởi vì bức tranh dự ngôn cuối cùng trong sách này cũng có liên quan đến lông vũ màu trắng.
“Thiết Bản Đồ” dự ngôn số mệnh đương triều?
“Thiết Bản Đồ” kỳ thực không phải được khắc trên bản thép, mà là một cuốn thư đồ (sách tranh) bình thường. Cuốn sách này bắt đầu được lưu truyền vào khi nào vẫn chưa có khảo chứng. Mọi người chỉ biết rằng những bức tranh trong sách là vận mệnh tối hậu của các triều đại, mỗi dự ngôn trong sách đều đã được chứng thực vững chắc như đinh đóng cột, do đó nó mới được gọi là “Thiết Bản Đồ”.
Vậy bức tranh dự ngôn tối hậu là gì? Chỉ thấy trong tranh có hai ngọn núi, ở chỗ trũng giữa hai ngọn núi, bốn con chim màu đen lần lượt bay qua, chỉ một con chim trắng đầu đâm vào sườn núi bên phải, máu tươi bắn tung tóe trên vách đá, đang rơi xuống núi. Bên dưới bức tranh có viết một hàng chữ: Con chim lông trắng đâm vào sườn núi rồi chết (“Bạch vũ mao điểu nhi tràng tử tại sơn giá biên”).
Vào những năm 1980, có một vị cao nhân trong dân gian từng lưu lại một câu, nói rằng mệnh số của đương triều ứng tại bốn chữ: “Giang Hồ Tập Ngũ”. Đương thời mọi người đều không minh bạch đó là ý tứ gì. Nhưng hiện tại nhìn lại thì nó hiện ra rõ ràng. Bởi vì ba chữ “Giang Hồ Tập” vừa khớp chính là họ của tam đại lãnh đạo gần đây nhất của ĐCSTQ. Mà chữ “ngũ 五”, có người nói là ngũ đại, cũng có người nói, đó chẳng phải là từ đồng âm với chữ “vô 無” sao, ý tứ là sau Tập chính là không còn ai nữa?
Kết hợp cả hai mà nhìn, có người giải thích nói, “bốn con chim đen cộng một con chim trắng” trong “Thiết Bản Đồ” phải chăng là đại biểu cho năm đời lãnh đạo của ĐCSTQ. Con chim trắng “đâm chết” phải chăng là đại biểu cho bạch vũ 白羽, cũng chính là chữ “Tập 習”?
Dự ngôn Tần triều diệt vong của Hứa Phụ
Tất nhiên, dự ngôn mà, trước khi sự tình còn chưa phát sinh, giải thích thế nào cũng đều khả dĩ. Trên thực tế lịch sử có rất nhiều dự ngôn mà khi sự tình chưa phát sinh, mọi người đều không ai tin.
Khi đó, Tần Thủy Hoàng có ưu thế tuyệt đối thôn tính sáu nước, thống nhất thiên hạ, tráng khí lừng lẫy non sông. Nhưng ai có thể nghĩ tới, Tần triều chỉ sau hai thế hệ đã bị tiêu diệt? Hôm đó Tần Thủy Hoàng tuần du thiên hạ, uy phong đường bệ. Trong những khán chúng bên đường, có một người đàn ông trung niên nói, tôi cũng tưởng tượng y chang ngài ấy, “làm đại trượng phu là như vậy”. Mọi người cười giễu ông nói mộng. Nhưng mười năm sau, mộng tưởng của ông ấy thành sự thật. Người đàn ông trung niên năm đó chính là Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Nhưng một tiểu cô nương mới hơn mười tuổi đã sớm tường tận hết thảy. Cô nương này chính là vị thầy tướng đầu tiên được ghi vào sử sách Trung Quốc – cô là Hứa Phụ.
Vào năm Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, Hứa Phụ xuất sinh trong nhà huyện lệnh Hứa Vọng ở Ôn Thành. Đứa trẻ vô cùng đặc biệt, khi sinh ra trong tay cầm một miếng ngọc bích, trong miếng ngọc có thấp thoáng một hình bát quái, hơn nữa, đứa trẻ vừa qua trăm ngày liền biết nói. Tần Thủy Hoàng sau khi nghe nói, cảm thấy đây là điềm lành, liền ban cho Hứa Vọng trăm lượng vàng kim để ông nuôi dưỡng nữ nhi.
Khi Hứa Phụ lớn lên, cô được một danh sư chỉ dạy, từ nhỏ đã trở thành một thầy tướng vang danh gần xa. Tần Thủy Hoàng nghe nói, lại mời Hứa Phụ vào cung trò chuyện. Không ngờ tiểu cô nương không chịu đi. Phụ thân Hứa Vọng cả giận, nói tiểu tử, con sao lại vong ân bội nghĩa như vậy, hoàng thượng đối xử tốt với con tốt như vậy, con lại không muốn báo đáp. Ai ngờ tiểu cô nương thở dài một tiếng, nói Tần triều khí số đã tận, rất nhanh thiên hạ sẽ đại loạn. Con mà đi thì phải nói với hoàng thượng sao bây giờ? Hứa Vọng kinh ngạc thất sắc, vội nói con đừng nói nhảm nữa, từ đó không dám cho con gái xem tướng cho người ta.
Chớp mắt vài năm đã trôi qua. Quả nhiên đúng như Hứa Phụ đã nói, thiên hạ đại loạn. Hôm ấy, Lưu Bang công phá Hàm Dương, đi qua Ôn Thành, từ ngoài cổng thành chỉ đích danh Hứa Phụ nói muốn gặp. Hứa Phụ từ trên đỉnh thành nhìn ông một cái, rồi nói với Hứa Vọng, phía dưới chính là chân long Thiên tử, phụ thân xin hãy mở cổng thành đầu hàng.
Hứa Vọng rất nghe lời con gái, ngoan ngoãn dâng thành. Sau này, khi Lưu Bang đoạt được thiên hạ, không quên Hứa Phụ, phong bà làm Minh Thư Đình hầu. Tuy nhiên, Hứa Phụ không chỉ được phong hầu trong triều đại Hán, mà Hán Văn Đế Lưu Hằng thậm chí còn nhận bà làm nghĩa mẫu (mẹ nuôi). Đây là chuyện gì?
Năm đó, Lưu Bang có một thủ hạ tên là tướng Ngụy Vương Báo. Ông ta có một người tiểu thiếp tên là Bạc Cơ. Một ngày nọ, Hứa Phụ nhìn thấy Bạc Cơ, liền nói cô ấy “sẽ sinh long tử”. Ngụy Vương Báo nghe tin rất cao hứng, tự hỏi sau này có phải là mệnh hoàng đế hay không? Tâm tư nhất động, tâm mưu phản nổi lên. Kết quả là sự tình bị bại lộ, ông ta nhanh chóng bị giết. Có phải Hứa Phụ xem nhầm không? Không hề.
Hóa ra, Bạc Cơ vì là người nhà của tội nhân, bị nhập vào hậu cung làm cung nữ, sau này, cô thỉnh thoảng được Lưu Bang sủng ái, đã sinh hạ Lưu Hằng, người sau này trở thành Hán Văn Đế. Lưu Bang có 7 người con trai, còn có một người vợ hung hãn là lão bà Lã hậu. Theo lẽ thường mà nói, không đến lượt Lưu Hằng làm hoàng đế. Tuy nhiên, Lưu Hằng lại sinh tồn sau cuộc tranh giành quyền lực giữa Lã hậu và các vương công đại thần, cuối cùng trong kỳ tích mà đăng ngôi hoàng đế, cũng ứng với những gì Hứa Phụ nói năm đó.
Tuy nhiên, Hứa Phụ không lưu luyến danh lợi, đến năm 50 tuổi thì từ quan quy ẩn, chuyên tâm nghiên cứu tướng thuật, viết sách lập thuyết, trở thành nhân vật trụ cột truyền thừa tướng thuật Trung Quốc cổ đại.
Josephine, nàng sẽ là vương hậu của nước Pháp
Không chỉ có một bậc thầy tướng số thiên sinh dị tượng, thiết khẩu trực đoán giống như Hứa Phụ. Bà Marie-Anne Lenormand của Pháp cũng vì đã dự ngôn chính xác vận mệnh của hoàng hậu Josephine của Napoléon mà đã trở thành một trong những nữ thầy bói nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Pháp.
Bà Marie sinh năm 1772 trong một gia đình phổ thông gần Paris. Bà sinh ra với mái tóc đen dài và cái miệng đầy răng, mọi người coi bà như “quái vật”, yêu cầu cha mẹ của Maria đuổi bà đi. Cha mẹ bà không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi bà đến một tu viện.
Maria từ nhỏ đã có thể dự ngôn một số chuyện nhỏ quanh mình, những gì nói ra đều khá chính xác. Năm 7 tuổi, trụ trì của tu viện muốn từ chức, bà thực sự đã dự ngôn chuẩn xác tên của người kế nhiệm. Điều này khiến những người lớn nhìn bà với ánh mắt ngưỡng mộ. Thanh danh của nhà tiên tri nhỏ Marie lan rộng, rất nhiều người nổi tiếng đã đến thăm bà. Sau khi lớn lên, Maria mở một tiệm bói toán ở Paris, mở cửa đón khách.
Người ta kể rằng năm đó khi Josephine chưa biết Napoléon, nàng đã cùng những người bạn của mình đến gặp Maria để hỏi chuyện nhân duyên. Maria không mấy hứng thú những người bạn đó, nhưng quay sang Josephine nói, không lâu sau, vận mệnh của nước Pháp sẽ sớm nằm trong tay cô. Josephine nghe xong kinh ngạc. Phải biết rằng nàng lúc ấy vừa mới góa chồng, còn mang theo hai đứa con, không biết tương lai ở đâu, vận mệnh nước Pháp làm sao có thể liên quan đến nàng?!
Sau đó, Maria bưng ra một bát đựng chất lỏng không biết là gì, rồi nắm lấy tay Josephine, nhanh chóng dùng kim đâm vào một ngón tay, nhỏ một giọt máu lên đó. Giọt máu không tan ra mà không ngừng thay đổi hình dạng trong bát, cuối cùng ngưng tụ thành hình chiếc vương miện. Maria nói với khẩu khí không thể lay chuyển: “Cô sẽ thành vương hậu!”
Josephine rời đi trong trạng thái tinh thần hốt hoảng, không chú ý đến một vị nam tử ăn mặc thời thượng đứng ở cửa, và vị nam tử này chính là Napoléon.
Khi Napoléon đến gặp Marie, Marie lập tức nói: “Đức vua của tôi, ngài đã ở đây! Ngài sắp kết hôn, và ngài sẽ sớm gặp được tân nương của mình. Ngài sẽ trở thành đế vương, danh chấn thiên hạ, sống một cuộc đời hào hoa. Nhưng chỉ là chuyện trước năm 40 tuổi, khi ngài 40 tuổi, ngài sẽ quên đi người yêu mà ông trời đã sắp đặt cho ngài, và đây sẽ là khởi đầu cho phần còn lại của cuộc đời bi thảm của ngài. Ngài sẽ chết một cái chết thống khổ, tất cả bạn bè thân thích của ngài sẽ tuyên bố rằng họ chưa bao giờ biết ngài!”
Napoléon Bonaparte lúc bấy giờ là một sĩ quan pháo binh, hoàn toàn không tin vào lời dự ngôn của Maria, trong một thời gian dài, ông luôn nghĩ: “Làm sao mình có thể tin được lời nói nhảm nhí của bà thầy bói, làm sao bà ấy có thể giúp mình?”
Và lịch sử sau đó thì ai cũng biết. Josephine gặp Napoléon trong một bữa tiệc, hai người đã yêu nhau. Josephine thực sự trở thành vương hậu của nước Pháp. Tuy nhiên, cuộc tình giữa hai người cuối cùng không có kết thúc tốt đẹp, Napoléon cuối cùng đã qua đời trên một hòn đảo biệt lập.
Nhà dự ngôn người Anh: Tôi sẽ chết đói trong vương cung
Ở nước Anh, đối diện với nước Pháp bên kia bờ nước, cũng có một vị thầy bói, nhờ tiên đoán đúng mà trở thành bạn hữu của quốc vương. Nhưng cuối cùng ông ấy đã chết vì đói. Ông ấy là Robert Nixon vào thế kỷ 15.
Nixon sinh ra ở nông thôn, từ nhỏ đã nói ra những lời kỳ quặc. Nhưng dần dần mọi người phát hiện, những gì ông ấy nói, không lâu sau đó đều có thể thành hiện thực. Một ngày nọ, khi Nixon đang chăn bò, ông đột nhiên lẩm bẩm điều gì đó, bắt đầu lặp đi lặp lại tên của Richard và Henry. Cuối cùng, ông nói: “Hiện tại Henry đã vượt qua con mương đó, Henry đã giành chiến thắng!” Mọi người không ngạc nhiên khi biết rằng Nixon lại đang nói dự ngôn.
Khi đó, vua Richard III của Anh đang quyết chiến trên chiến trường với Henry VII, người sau này đoạt được vương vị của ông. Cuối cùng Henry giành chiến thắng, kiến lập triều đại Tudor. Khi Henry nghe tin Nixon dự ngôn chiến thắng của mình, đã đặc biệt mời Nixon vào cung. Mọi người đều mừng cho ông, nhưng Nixon nói với vẻ mặt cay đắng rằng mình sẽ chết đói trong cung điện. Nhưng vương lệnh nan vi, vì vậy ông vẫn phải đi.
Sau khi đến đó, cả hai trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Henry giữ Nixon lại trong cung điện mọi lúc. Nixon đã nói về rất nhiều sự tình trong tương lai, chẳng hạn như nội chiến Anh, chiến tranh Anh-Pháp, v.v. Tất cả những điều này đều được ghi lại từng cái một, và nhiều năm sau, chúng đều ứng nghiệm.
Khi Henry rời London vài ngày sau đó để đi săn, Nixon đã ôm chặt lấy nhà vua mà không buông, nói rằng sẽ không bao giờ gặp lại quốc vương nữa. Henry cười nói, đừng lo lắng, cậu sẽ không đói đâu, rồi dặn dò một thị tòng chăm sóc ông thật tốt trước khi rời đi.
Nhưng sau khi quốc vương rời đi, những người hầu trong cung bắt đầu chọc ghẹo Nixon, một lão dân quê thật thà. Để ông không bị tổn thương, thị tòng liền nhốt ông trong căn phòng bí mật của nhà quốc vương, mỗi ngày sai người mang đến cho ông bốn bữa ăn, với rượu ngon và thịt.
Không ngờ vài ngày sau, viên thị tòng này có việc phải đi, mà quên lệnh cho gia nhân tiếp tục đưa cơm cho Nixon. Khi trở lại vào ba ngày sau, Nixon đáng thương đã lặng lẽ qua đời trong mật thất.
Có người bảo Nixon ngu quá, sao không về quê ở luôn cho khỏi chết đói. Cũng có người nói, Nixon là một nhà dự ngôn chân chính, bởi vì nhà dự ngôn chân chính biết rõ: Thiên mệnh nan vi. Lớn như biến thiên của lịch sử, thay thế vương triều, nhỏ như sinh mệnh của thảo dân, đối diện với vận mệnh cường đại, chúng ta có thể làm chủ được bao nhiêu?
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch