Tại sao hai ngôi làng nhỏ bé, kín đáo lại trở thành nơi trú ẩn an toàn giữa dịch bệnh cả ở phương Đông và phương Tây? Những phát hiện đáng kinh ngạc của khoa học hiện đại đã chứng thực lịch sử thần thoại này.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Ôn dịch có thể khiến đế chế hùng mạnh và giàu có nhất hướng tới suy bại và diệt vong, đồng thời có thể khiến quân đội tinh nhuệ nhất sụp đổ. Nó dường như rất công bằng và vô tình, tiền bạc và quyền thế cũng bất lực đầu hàng trước mặt nó, tính mạng của vương chủ một quốc gia dễ dàng bị nó tước đi, trong nền văn minh khoa học vật chất cực tận vinh hoa ngày nay, cũng không cách nào thoát khỏi nguy cơ ngay bên thân của thứ virus mà chúng ta không cách nào truy ra được nguồn gốc của nó.

Nhưng mà ôn dịch lại dường như có vẻ không công bằng lắm, mỗi một lần ôn dịch, dù có tàn phá điên cuồng đến đâu, lưỡi liềm của tử thần cũng không vung vào tất cả mọi người. Một số người ngã xuống, trong khi những người khác sống sót bình an vô sự. Đôi khi trong bóng đen của ôn dịch, có lúc thậm chí là một nhóm người, một ngôi làng vẫn giữ được một khoảng trời bình yên. Làm thế nào họ làm được điều đó từ nhiều thế kỷ trước, khi mà người ta dường như chưa có nhận thức về vi sinh vật? Hôm nay, chúng ta hãy cúi cái đầu kiêu ngạo của con người hiện đại, và cùng nhau nhìn lại câu chuyện về hai ngôi làng vô cùng bình dị trong lịch sử.

Làng Oberammergau

Dãy núi Anpơ trải dài trên nhiều quốc gia ở châu Âu, và miền nam nước Đức may mắn có được một góc của những ngọn núi và dòng sông tuyệt đẹp này. Nơi đây có một thị trấn nhỏ tọa lạc yên bình trong một thung lũng xanh tươi có dòng sông xinh đẹp chảy qua, tên là Oberamagau. Người bước vào đây không chỉ say sưa trước vẻ đẹp của núi xanh, nước trong vắt mà còn ngạc nhiên trước những bức bích họa tinh xảo trên tường bên ngoài của những tòa nhà thấp tầng nằm rải rác khắp làng, mà những bức bích họa này đều là từ những câu chuyện cổ tích và điển cố tôn giáo, khiến toàn bộ thị trấn nhỏ này được bao bọc trong một bầu không khí mộng huyễn, như thể chính bản thân nó là một câu chuyện cổ tích.

Tuy nhiên, thị trấn yên bình và hạnh phúc này từng phải đối mặt với cơn khủng hoảng bị hủy diệt. Lịch sử đen tối này được ghi lại trong một tập sách viết tay cũ kỹ, ố vàng bọc da bò được dân làng trân trọng hàng trăm năm. Đây là một cuốn sách về cái chết. Trên cuốn sách cũ kỹ được viết bằng mực đó, những cái tên đã hơi mờ, là dịch bệnh Cái chết đen đã càn quét qua lục địa Châu Âu trong nhiều thế kỷ, và đoạt lấy sinh mạng của dân làng ở thị trấn nhỏ này.

Cuốn sách bắt đầu ghi chép từ tháng 9 năm 1633. Dân làng đầu tiên mắc bệnh và chết vì Cái chết đen là Kaspar Schisler. Ông cũng là người đã mang Cái chết đen đến ngôi làng nhỏ này. Khi đó, do dịch bệnh đã tràn đến các thị trấn xung quanh, nên người dân thị trấn nhỏ Oberammergau đã tự mình thực hiện các biện pháp cách ly và tổ chức canh gác tuần tra quanh làng để ngăn chặn du khách bên ngoài tùy tiện vào làng. Tuy nhiên, Shisler lúc đó đang làm việc ở một ngôi làng gần đó, quá nhớ gia đình nên đã lẻn về làng trong lúc đội bảo vệ không để ý. Ông đã mang mầm bệnh chết người về quê hương.

Chỉ trong 33 ngày tiếp theo, hơn 80 dân làng lần lượt nhiễm dịch mà chết. Đối với thị trấn nhỏ Oberammergau, nơi có dân số chỉ vài trăm người lúc đó, đây đơn giản là một thảm họa diệt vong, có người cả nhà đều chết. Điều đáng sợ nhất là mọi người không biết khi nào tử thần mới chịu dừng lại. Những ngôi làng lân cận của họ, một số trong đó đã bị tàn phá bởi Cái chết đen, thậm chí chỉ còn lại một ít cư dân. Những thôn dân thuần phác, trong những lúc tuyệt vọng và bất lực nhất, đã tụ tập trước cây Thánh giá trong làng, nơi họ thường ngày gặp gỡ người thân, bạn bè và hàng xóm của mình. Dưới sự lãnh đạo của linh mục, toàn thể thôn dân đều thành kính tuyên thệ. Họ thề rằng nếu Thượng Đế thương xót dân của Ngài và giúp họ sống sót qua thảm họa này, thị trấn nhỏ sẽ cứ mười năm một lần cử hành buổi biểu diễn “Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su”, dùng hành động này để tưởng nhớ vị Thần của họ, Chúa Giê-su, suốt cả cuộc đời còn lại của họ.

Sau đó, Cái chết đen vẫn hoành hành ở vùng Bavaria nơi thị trấn tọa lạc, nhưng kỳ diệu thay, không còn dân làng nào chết vì bệnh dịch ở thị trấn nhỏ Oberammergau, không còn thôn dân tử vong vì ôn dịch nữa, danh sách tử thần đáng sợ đã chấm dứt như thế, không có cái tên mới nào xuất hiện nữa. Năm sau, là năm 1634, dân làng giữ lời thề, đã tập dượt và dàn dựng vở diễn “Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su”, hơn 60 dân làng diễn nhiều vai khác nhau từ Chúa Giê-su đến Giu-đa, địa điểm biểu diễn bên cạnh nghĩa trang của những thôn dân đã chết vì ôn dịch khi đó. Một bên là bóng tối hắc ám và cái chết, bên kia là vở kịch về sự cứu chuộc và hy vọng được thượng diễn.

Kể từ đó, việc dàn dựng “Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô” cứ 10 năm một lần đã trở thành một lời hứa mà thị trấn nhỏ Oberammergau luôn thành tâm thực hiện. Cứ mười năm một lần, vào những ngày trước buổi biểu diễn, những người thợ thủ công trong làng làm việc ngoài giờ để làm đạo cụ sân khấu, các tình nguyện viên bắt đầu may trang phục, và dân làng xếp hàng để được phỏng vấn, quyết định xem họ sẽ đóng vai gì. Gần một nửa cư dân của làng, từ những đứa trẻ mới biết đi cho đến những lão nhân bạc tóc, đều tham dự buổi biểu diễn. Những dân làng nam sẽ bắt đầu để tóc và râu một năm trước buổi biểu diễn để có thể thể hiện một cách trung thực dạng mạo xã hội của Chúa Giê-su vào thời điểm bị đóng đinh.

Ngày nay, hơn ba trăm năm sau, buổi biểu diễn cứ mười năm một lần ở thị trấn nhỏ Oberammergau không chỉ gột rửa tâm hồn của cả làng, mà còn khiến thị trấn miền núi này nổi tiếng khắp thế giới. Mỗi năm biểu diễn, hàng trăm nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về thị trấn nhỏ với dân số chỉ 5.000 người này. Nhiều người chỉ đến để thưởng thức chương trình sân khấu ngoài trời lớn nhất thế giới hiện nay, và nhiều người đặt câu hỏi, liệu giai đoạn lịch sử này có thực sự thần kỳ đến thế hay không. Nhưng đối với nhiều dân làng ở thị trấn nhỏ Oberammergau, buổi biểu diễn đầu tiên được tổ chức tại thị trấn vào năm 1634, và thậm chí việc cả làng tuân thủ lời thề bằng hành động qua nhiều thế kỷ, chính là bằng chứng về sự được cứu chuộc và tân sinh trong tín ngưỡng của làng quê của họ. 

Huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc

Nếu lịch sử về trận ôn dịch mà thị trấn nhỏ Oberammergau ở Đức trải qua vào thế kỷ 17 khi Cái chết đen tràn lan không thuốc chữa có thể nói là thần kỳ, thì cách một ngôi làng ở Hà Bắc, Trung Quốc tránh khỏi dịch bệnh vào thế kỷ 18 là thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Câu chuyện này được kể lại bởi Mã Vĩnh Đồ, bố vợ của Kỉ Hiểu Lam, một đại học sĩ thời nhà Thanh. Mã Vĩnh Đồ khi còn sống từng đảm nhiệm tri huyện ở Tứ Xuyên, Sơn Tây, Sơn Đông và những nơi khác, cũng được hoàng đế Ung Chính khen thưởng, tuy nhiên, ông những năm cuối đời đã bãi quan về quê nhà ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc, chuyên tâm vào việc gia tộc. Theo câu chuyện của ông, ôn dịch hoành hành ở huyện Đông Quang vào những năm đầu thời Ung Chính, nhưng ở Nam Hương, huyện Đông Quang, không ai trong làng bị nhiễm dịch, đó là một kỳ tích.

Điều gì bất thường ở ngôi làng nhỏ này? Theo Mã Vĩnh Đồ, hơn 30 năm trước khi dịch bệnh bùng phát, khi những bộ xương không người nhận xuất hiện ở làng Nam Hương, những người dân làng tốt bụng sẽ cùng nhau góp tiền xây dựng nghĩa trang, nhằm mang lại cho những linh hồn mồ côi một nơi an nghỉ. Người khởi xướng phong tục này ban đầu là một quân tử họ Liêu. Hơn ba mươi năm nay, dân làng vui vẻ giúp đỡ việc thiện này, đến nay không ai đếm được số hài cốt bị chôn vùi.

Tuy nhiên, ngay khi ôn dịch bắt đầu bùng phát ở huyện Đông Quang, Liêu quân tử, người khởi xướng tập tục này, đã có một giấc mơ kỳ lạ, trong đó ông nhìn thấy hơn một trăm người lạ đang đứng ngoài cửa nhà mình. Một người trong số họ bước tới bái lạy nói: “Ôn quỷ đã đến, cầu xin ngài hãy đốt hơn mười lá cờ giấy và hơn một trăm con dao gỗ bọc giấy bạc. Chúng ta sẽ chiến đấu với ôn quỷ để cả làng bình an vô sự.” Ý tứ là họ muốn giao chiến với quỷ ôn dịch để báo đáp ân huệ của cả làng, bảo vệ ngôi làng khỏi ôn dịch xâm hại, do đó đã yêu cầu Liêu quân đốt những lá cờ làm bằng giấy và dao gỗ bọc giấy bạc.

Hầu hết mọi người sẽ coi giấc mộng kỳ quái như vậy là vô nghĩa, nhưng Liễu quân lại là người thà tin có hơn không, vì vậy ông đã làm theo chỉ dẫn trong giấc mơ, chế tác hơn mười lá cờ giấy, hơn trăm dao gỗ bọc giấy bạc, rồi mang cờ giấy và dao gỗ ra đốt hết. Vài ngày sau, một đêm nọ, tại nơi hoang vu vốn dĩ yên tĩnh bên ngoài thôn, đột nhiên vang lên tiếng la hét và tiếng đánh nhau, cả làng kinh hãi, không biết là giặc cướp cướp làng hay là đại quân đang tiến đến. Làm sao một ngôi làng yên tĩnh bỗng nhiên biến thành chiến trường ồn ào?

Tiếng ồn kéo dài suốt đêm, chỉ lắng xuống khi mặt trời mọc, nhưng dân làng không hề tìm thấy dấu vết của cuộc giao tranh. Đối với một số người, màn đêm ồn ào này có thể chỉ là một cơn ác mộng. Nhưng điều kỳ diệu là làng Nam Hương, huyện Đông Quang từ đó đã trở thành nơi ẩn náu quý giá, trong thời gian dịch bệnh hoành hành ở đó, toàn thôn không có ai bị bệnh.

Sự việc này được đích thân Mã Vĩnh Đồ, thành viên một gia tộc nổi tiếng ở huyện Đông Quang, đích thân trần thuật, và được con rể Kỷ Hiểu Lam đích thân ghi lại, độ tin cậy khá cao. Điều thú vị là sự việc này được Kỷ Hiểu Lam gọi là “chiến dịch”. Người hiện đại cũng thích nói đến việc đánh bại dịch bệnh, nhưng điều người ta không ngờ tới là người xưa trong tình huống không có thuốc giải, không có vắc-xin, chỉ dựa vào hành đức hành thiện mà có thể đánh bại bệnh quỷ, một nhân tố mà mắt thịt nhìn không thấy. Loại phương thức tư duy và hành vi này so với khoa học hiện đại là khác rất xa, rốt cuộc nên lý giải như thế nào?

Bí quyết của Trương Thiên Sư

Cuối thời Đông Hán cũng là thời kỳ ôn dịch hoành hành, toàn Trung Quốc bùng phát hơn 20 trận ôn dịch quy mô lớn, trăm họ điêu linh, ngay cả triều đình cũng đều không cách nào có thể vận hành bình thường. Nhưng đạo giáo Trương Thiên Sư Đạo Lăng đương thời sáng lập lại nhanh chóng phát triển trong thời kỳ này, ở Tứ Xuyên đã có trên vạn đệ tử, người dân trăm họ ở đất Thục ca tụng Trương Thiên Sư không ngớt lời. Nguyên nhân chủ yếu trong đó chính là bản lĩnh trị bệnh thần kỳ của ông khiến lão bách tính không thể không phục.

Sau khi Trương Đạo Lăng đắc được chân truyền của Đạo gia, ông không chỉ trực tiếp chữa bệnh cho thế nhân, mà còn dạy trăm họ cách tự chữa bệnh cho chính mình. Các phương pháp trị bệnh mà ông truyền thụ thật khác thường. Ông yêu cầu người bệnh viết ra những tội lỗi mình đã phạm trước kia trong đời của mình vào một tờ giấy rồi thả xuống nước, đồng thời lập khế ước với thần linh trời đất, thề rằng tương lai sẽ không làm như vậy nữa, nếu không sẽ khiến bản thân mất mạng.

Có thể tưởng tượng, thời cổ đại, khi phát lời thề, đặc biệt là lời thề đối với thần linh thiên địa, đều được xem là nặng tựa ngàn cân, thực sự cần rất nhiều dũng khí mới dám làm như thế. Nói chung, chỉ những bệnh nhân có tình trạng nguy kịch đến sinh mạng, hoặc các phương pháp trị liệu khác không thành công, mới mạo hiểm tới thử phương thuốc dân gian nghe có vẻ vô lý này.

Nhưng điều khiến người dân địa phương ngạc nhiên, là phương thuốc của Trương Thiên Sư đã thực sự có tác dụng. Sau khi thành tâm tuyên thệ, nhiều bệnh nhân không những khỏi bệnh, mà còn trở nên kính sợ đạo trời đạo đất hơn, từ nội tâm muốn sửa ác hướng thiện. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, ngay cả những người không có bệnh cũng bắt đầu thay đổi cách sống, phong tục dân gian ngày càng trở nên thuần phác và lương thiện.

Trương Đạo Lăng không chỉ có thể giúp mọi người chữa bệnh, mà còn khiến họ bị bệnh. Ông đã dẫn dắt các đệ tử của mình tự nguyện xây dựng cầu đường trong bán kính hàng chục dặm. Nhưng những đệ tử lười biếng và không làm việc thiện sẽ bị bệnh. Trong bầu không khí đó, mỗi khi trong huyện xuất hiện những cây cầu, con đường đổ nát, người dân lại tự mình cuốc đất, sửa chữa cây cỏ, dọn dẹp rác rưởi, lao vào làm việc thiện, đó cũng là một kỳ quan lớn thời bấy giờ.

Đến đây, các bạncó thể đang nghĩ, việc liên kết thứ đạo đức sờ không được nhìn không thấy ấy với những căn bệnh thực sự của thân thể có quá huyền bí không? Từ góc độ khoa học hiện đại, những câu chuyện thần thoại như vậy rốt cuộc đáng tin đến mức nào?

Thần học hay khoa học?

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng ôn dịch là một loại khí tà loạn, quân vương mà vô đạo thì dẫn đến thiên hạ đại ôn dịch, đồng thời, thiện ác của cá nhân và của quần thể, thậm chí cả thiện và ác của kiếp trước sẽ tạo thành phúc báo hay ác quả ở kiếp này, mà bệnh tật là một loại biểu hiện của ác báo. Tư tưởng Cơ đốc giáo truyền thống phương Tây cho rằng, ôn dịch là “cây gậy của Thượng Đế”, những địa phương bức hại chính tín, hoặc đạo đức bại hoại, phản bội giới lệnh của Thần đều sẽ xuất hiện ôn dịch. Vì vậy, một số thành bang giàu có về vật chất, ham muốn và thú vui buông thả, thậm chí có giáo hội vì hủ hóa, thành bang suy lạc rất dễ thu hút ôn dịch.

Cho đến nay trong sự phát triển của khoa học hiện hữu, vẫn không cách nào phát hiện được sự tồn tại hay không tồn tại của Thần bằng các công cụ hiện có. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã phát hiện, tinh thần và đạo đức của con người không hoàn toàn tách rời khỏi thân thể vật chất như nhiều người tưởng tượng.

Trở lại năm 1995, một nhóm nhà nghiên cứu ở Boulder, Colorado, đã tiến hành một nghiên cứu khiến người ta mở rộng tầm mắt. Trong nghiên cứu, các đối tượng thử nghiệm được yêu cầu trong tâm sản sinh tình cảm quan ái và lòng trắc ẩn, tình cảm này có thể nhắm vào bất kỳ người hoặc đồ vật nào, và duy trì tâm thái này trong năm phút. Sau khi thu thập mẫu nước bọt của các đối tượng, các nhà nghiên cứu phát hiện nồng độ globulin miễn dịch A trong cơ thể những người này thường tăng khoảng 50% chỉ sau 5 phút, và mức tăng thậm chí còn cao tới 240% ở một số người, còn tiếp tục duy trì ở mức cao trong một thời gian sau khi thí nghiệm kết thúc.

Như chúng ta đã biết, immunoglobulin A có vai trò ức chế sự bám dính và sinh sản của vi sinh vật trong màng nhầy và dịch tiết của cơ thể con người, nó tương đương với tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch của con người và cũng là một chỉ số quan trọng đánh giá lực miễn dịch của cá nhân. Kết quả của thí nghiệm này cũng cho thấy, tâm thái thiện tâm, dù chỉ trong 5 phút, cũng có tác động chính diện đáng kể đến khả năng miễn dịch của con người.

Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn của các nhà khoa học khác đã phát hiện, thái độ tử tế của một người không chỉ giúp đề cao lực miễn dịch, mà ngay cả việc chỉ thấy người khác hành thiện cũng có tác dụng tương tự. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát hiện “Hiệu ứng Mẹ Teresa” vào những năm 1980. Trong thí nghiệm, nồng độ globulin miễn dịch A trong mẫu nước bọt của các đối tượng tăng lên đáng kể sau khi chỉ xem một bộ phim về sự chăm sóc vô tư của Mẹ Teresa dành cho bệnh nhân, nhưng hiện tượng này không xảy ra ở nhóm đối chiếu xem phim Hitler.

Các bậc thánh nhân cổ đại của phương Đông và phương Tây đều dạy con người cần kính trời trọng đức, sống một cuộc sống thuần khiết cao thượng. Trong thế giới sùng bái vật chất ngày nay, nhiều người cho rằng những lời giáo huấn được lưu truyền hàng nghìn năm này chỉ là mê tín hoặc thuyết giáo, thậm chí họ còn cho rằng những kỳ tích được ghi lại trong sử sách có thể đều chỉ là thần thoại. Nhưng khi so sánh những kỳ tích của người xưa với những phát hiện của khoa học hiện đại, chúng ta phát hiện rằng cả hai đều có thể học hỏi và khẳng định lẫn nhau. Liệu lời thề kiền thành sùng đạo của cư dân thị trấn nhỏ Oberstamagau ở Đức, 30 năm nghĩa cử thiện lương của cư dân làng Nam Hương, huyện Đông Quang, Hà Bắc, và những phương thuốc thần kỳ chữa bệnh thời nhà Hán của Trương Thiên Sư có thể cung cấp một tài liệu tham khảo khác cho chúng ta không, liệu nó có thể cung cấp một luồng suy nghĩ khác cho chúng ta, những người đang sử dụng nền văn minh vật chất để chống lại ôn dịch ngày nay không?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch