Năm 1971, bảo tàng Rosicrucian ở California, Mỹ đã tiếp nhận một cái quan tài Ai Cập cổ đại được bịt kín, bên trong chứa xác ướp được bảo quản rất tốt của một người đàn ông thuộc giới thượng lưu Ai Cập.

Khoảng hơn hai thế kỷ sau đó, một nhóm các nhà khoa học đã có một phát hiện đáng kinh ngạc – xác ướp này cho thấy bằng chứng của một cuộc phẫu thuật phức tạp được tiến hành gần 2.600 năm về trước. Bên trong đầu gối bên trái của xác ướp này có một cây kim phẫu thuật chỉnh hình bằng kim loại, dài khoảng 22 cm được gắn vào dựa trên những nguyên lý sinh cơ cao cấp, cao cấp đến nỗi lúc ban đầu các nhà khoa học đã không thể phân biệt được nó với một quy trình phẫu thuật hiện đại.

Usermontu – xác ướp không rõ nguồn gốc

Khi bảo tàng Rosicrucian tiếp nhận một cỗ quan tài Ai Cập cổ đại được niêm phong vào những năm 1970, họ không biết rằng có một xác ướp chứa bên trong. Ngoài ra, kết quả các cuộc điều tra đã cho thấy xác ướp này không phải là chủ nhân đầu tiên của chiếc quan tài – nó nguyên thuộc về một hoàng tử tên là Usermontu (‘quyền lực của Montu’) – và rằng sau khi mất được một thời gian dài, xác ướp này đã được đặt vào bên trong quan tài của Usermontu. Dù sao, xác ướp chưa rõ nguồn gốc này đã được gọi bằng cái tên của người chủ quan tài lúc ban đầu.

Kết quả phân tích quy trình ướp xác cho thấy ‘Usermontu’ là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu Ai Cập từng sống trong thời kỳ Tân vương triều (giữa thế kỷ 16 và 11 TCN). Xác ướp này cao 1,5 m và có tóc đỏ.

The mummified remains of ‘Usermontu’. (Wikimedia Commons) Xác ướp ‘Usermontu’. (Ảnh: Wikimedia)
Xác ướp ‘Usermontu’. (Ảnh: Wikimedia)

Phát hiện đáng kinh ngạc

Tháng 8/1995, Giáo sư C. Wilfred Griggs từ Đại học Brigham Young ở Utah (Mỹ) và một nhóm các chuyên gia đã tiến hành chụp X-quang sáu xác ướp được lưu trữ trong Bảo tàng Rosicrucian ở San Jose, bao gồm xác ướp Usermontu, trước khi có một bài thuyết giảng ở đó. Họ đã rất chấn động khi ảnh chụp X-quang cho thấy một trong những xác ướp này có một cây kim kim loại dài khoảng 22 cm bên trong đầu gối bên trái.

xac uop usermontu 2Một nhóm chuyên gia, bao gồm giáo sư C. Wilfred Griggs (bên trái) từ Đại học Brigham Young, hai bác sĩ Bruce Mcliff và Richard Jackson từ quận Utah, và bác sĩ Grady Jeter từ thành phố San Jose, California, đang khám nghiệm xác ướp. GS Griggs đã phát hiện được một cây kim bằng sắt dài 22 cm trong đầu gối xác ướp. (Ảnh: Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian)

Giải mã bí ẩn

Để điều tra bản chất của vật thể được cấy ghép này, GS Griggs, TS Richard T. Jackson, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình từ thành phố Provo, và TS E. Bruce McIiff, trưởng khoa X-quang tại Trung tâm Y tế Thung lũng Utah, đã cẩn thận khoan vào xương rồi luồn một cái camera nhỏ vào để khám nghiệm cây kim, và cũng để lấy mẫu xương và kim loại.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được các dấu vết của nhựa thông hữu cơ cổ đại, tương tự như bone cement hiện đại (một loại xi măng sinh học), cũng như dấu vết của mỡ và vải dệt cổ đại vẫn được cố định chắc chắn tại vị trí. Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, quy trình phẫu thuật cao cấp này đã được tiến hành vào khoảng 2.600 năm trước.

X-ray showing the 9-inch drill in the knee of Usermontu. Credit: Brigham Young University Phim chụp X-quang cho thấy mũi khoan dài 22 cm trong đầu gối của xác ướp Usermontu. (Ảnh: Đại học Brigham Young)
Phim chụp X-quang cho thấy mũi khoan dài 22 cm trong đầu gối của xác ướp Usermontu. (Ảnh: Đại học Brigham Young)

Quy trình phẫu thuật chỉnh hình cao cấp

“Chúng tôi rất ngạc nhiên trước khả năng chế tạo một cây kim dựa trên các nguyên lý sinh cơ mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay— ví dụ như quá trình cố định xương”, TS Richard Jackson nói. “Nó vượt xa những điều chúng tôi tưởng tượng về thời ấy”.

Đại học Brigham Young cho biết rằng cây kim này “vuốt thon lại thành một cái mở nút chai khi nó tiến vào phần xương đùi, tương tự như các phương pháp sinh cơ được sử dụng hiện nay. Đầu kia của cây kim, vốn nằm trong xương chày, hay xương ống quyển, có ba gờ nổi vươn ra phía ngoài từ lõi cây kim với tác dụng ngăn cây kim xoay tròn bên trong xương”.

Trước hay sau khi chết?

Theo sau phát hiện ấn tượng này, băn khoăn còn lại của mọi người là – liệu ca phẫu thuật này đã được tiến hành khi Usermontu còn sống, hay sau khi đã chết?

Một cuộc phân tích toàn diện khớp xương này đã hé lộ rằng cây kim này đã được cấy ghép trong khoảng thời gian giữa cái chết của Usermontu và thời điểm chôn cất.

Tuy rằng đây là trường hợp cấy ghép phẫu thuật chỉnh hình bằng kim loại đầu tiên được ghi nhận, cũng có các trường hợp chăm sóc cơ thể sau khi chết nhưng trước khi ướp xác khác, bao gồm điều trị vết thương, nha khoa, và chế tạo các bộ phận cơ thể giả.

A 3000-year-old prosthetic big toe, which had been placed on a deceased body after death. Housed at the Egyptian Museum in Cairo. Credit: The University of Manchester Một ngón chân cái giả 3.000 năm tuổi, được gắn vào cơ thể một người sau khi chết. Ngón chân này được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. (Ảnh: Đại học Manchester)
Một ngón chân cái giả 3.000 năm tuổi, được gắn vào cơ thể một người sau khi chết. Ngón chân này được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. (Ảnh: Đại học Manchester)

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Quý Khải lược dịch

Xem thêm: