Tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Có phải chiến tranh là đặc tính bẩm sinh tồn tại trong con người?

Câu trả lời là “Không”. Giáo sư nhân chủng học R. Brian Ferguson tại Đại học Rutgers-Newark (Mỹ) cho rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy con người sinh ra đã có bản tính hiếu chiến và tàn sát lẫn nhau.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific American , ông Ferguson nhận đinh chiến tranh hoàn toàn không phải bản chất của loài người. Con người có thể chiến đấu và đôi khi giết người vì lý do cá nhân, nhưng giết người không phải là chiến tranh.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Không có bằng chứng khoa học cho thấy chiến tranh là bản chất của con người. Ảnh: All That’s Interesting

Ferguson cho rằng: “Chắc chắn sẽ có tranh cãi khi đề cập đến vấn đề này. Nhưng chính hoàn cảnh khách quan mà chúng ta đang sinh sống đã tạo ra cái động lực để tiến đến hay không tiến đến chiến tranh”.

Trong đề án nghiên cứu “Chiến tranh có thể không phải là bản chất của chúng ta. Tại sao chúng ta phải chiến đấu”, ông Ferguson đã xem xét nguồn gốc lịch sử của chiến tranh trong hàng ngàn năm để làm sáng tỏ liệu con người luôn gây ra các cuộc chiến hay là xung đột vũ trang chỉ xảy ra khi có sự thay đổi chế độ.

Ông đã nghiên cứu chủ đề này từ Chiến tranh Việt Nam, một giai đoạn trong lịch sử đã thu hút sự quan tâm của ông. Nghiên cứu của ông là một nỗ lực để giải quyết một cuộc tranh luận học thuật lâu đời về việc chiến tranh là bản chất “từ trong máu” hay là chỉ là một phát minh của con người. Ông chỉ ra rằng nếu chiến tranh không ăn sâu vào bản chất con người, điều đó có thể giúp cung cấp một cơ sở để biện luận phản bác lại các quan điểm ủng hộ chiến tranh.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Ảnh: Rutgers Today – Rutgers University

Nhiều nhà khoa học và học giả tin rằng con người là một giống loài là hung dữ, hiếu chiến và tàn bạo và hành vi này là một phần trong DNA của chúng ta. Tuy nhiên, ông Ferguson lập luận rằng không có bằng chứng khảo cổ hoặc bằng chứng khoa học nào cho thấy con người luôn gây ra chiến tranh trong toàn bộ lịch sử loài người.

“Các nền văn hóa hiếu chiến ở một số nơi chỉ trở nên phổ biến trong vòng 10.000 năm trở lại đây và hầu hết xuất hiện vào thời cận đại”. ông Ferguson nói.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Dấu vết chiến tranh trên một tảng đá tại Bán đảo Iberian vào hơn 5000 năm trước. Chiến tranh mới chỉ trở nên phổ biến gần đây. Ảnh: PLOS ONE,

Trong nghiên cứu của mình, ông Ferguson đã xem xét các trường hợp được báo cáo là những cái chết gây ra do bạo lực trong suốt thời kỳ tiền sử. Ông phát hiện ra rằng 15% đến 25% số ca tử vong mà nhiều nhà nhân chủng học và khảo cổ học cho rằng đó là kết quả của chiến tranh lại có thể chỉ là những trường hợp bạo lực hiếm hoi nhất, do đó không tương thích với kết quả khảo sát rộng tại tất cả các di chỉ khảo cổ.

Theo ông “Giết một cá nhân với chiến tranh giữa các nhóm người trong xã hội, chúng có bản chất rất khác biệt. Chiến tranh phải để lại các dấu vết vật lý mà các nhà khảo cổ học có thể tìm thấy. Thời điểm và địa điểm chiến tranh bắt đầu là rất khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới, nhưng có những khoảng thời gian phân cách trải dài thậm chí hàng ngàn năm mà không có bất kỳ dấu tích rõ ràng nào về chiến tranh.”

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Ảnh: Hexapolis

Theo Ferguson, một phần lý do của cuộc tranh luận này là, các bằng chứng được sử dụng để nhận diện chiến tranh vào thời tiền sử như vũ khí, tranh vẽ và các bức bích họa hang động, thành quách phòng thủ và vết tích trên xương – thường mơ hồ và khó diễn giải. Kiểm tra cẩn thận tất cả các bằng chứng thường không tìm thấy một dấu hiệu rõ ràng về chiến tranh trong các vật phẩm khảo cổ thời kỳ đầu so với các giai đoạn sau này.

Ông cũng phản đối niềm tin của nhiều học giả cho rằng con người có thể đã thừa hưởng gen di truyền từ họ hàng là loài tinh tinh từ hàng triệu năm trước. Sau khi kiểm tra tất cả các báo cáo về trường hợp tinh tinh bị sát hại, ông Ferguson, người đang viết một cuốn sách về chủ đề này, tin rằng chiến tranh giữa những con tinh tinh không phải là một chiến lược phát triển tiến hóa mà là sự phản ứng đối với việc tiếp xúc và bị quấy rầy bởi con người.

Vậy tại sao chiến tranh lại trở nên phổ biến trong các phát hiện khảo cổ gần đây? Ferguson cho rằng các điều kiện cần thiết để chiến tranh ngày càng lan rộng hơn bao gồm sự phân cấp xã hội, một cuộc sống ít vận động, dân số ngày càng tăng, tài nguyên trở nên khan hiếm và việc thiết lập các mốc biên giới. Những điều kiện này đôi khi trở nên tồi tệ hơn với những thay đổi môi trường nghiêm trọng.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Ảnh: Realm of History

Ferguson cũng là người nghiên cứu về chiến tranh đương đại, các cuộc nội chiến tàn khốc trên khắp thế giới và các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, ông đồng ý với quan điểm của nhà nhân chủng học Margaret Mead rằng ” chiến tranh chỉ là một phát minh [của con người], không phải là một nhu cầu sinh học”. Tức là chiến tranh không phải là một thứ thuộc về bản chất con người chúng ta. Nhưng ông không cho rằng chiến tranh sẽ kết thúc trên thế giới.

“Các nhà nhân chủng học nghĩ đến các viễn cảnh chiến tranh trong dài hạn”, ông Ferguson nói. “Nếu quan điểm cho rằng chiến tranh là một bộ phận trong bản chất con người không có được sự ủng hộ trên bình diện khoa học, thì một tương lai hoàn toàn khác biệt sẽ mở ra. Nếu nhiều người hơn nỗ lực để ngăn chặn việc này, thì khả năng xóa bỏ triệt để chiến tranh [trên toàn cầu] là một giả thuyết rất đáng cân nhắc”.

Đại Kỷ Nguyên bàn:

Chiến tranh là bản chất của con người, kỳ thực luận điểm này có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin.

Thuyết tiến hóa cho rằng con người tiến hóa từ khỉ, hay vượn người, và có họ hàng gần gũi với tinh tinh hay các loài tương tự [1] . Đó chính là lý do tại sao “ nhiều học giả cho rằng con người có thể đã thừa hưởng gen di truyền từ họ hàng là loài tinh tinh từ hàng triệu năm trước”.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Thuyết tiến hóa. Ảnh: Discover Magazine Blogs

Darwin cũng cho rằng đấu tranh sinh tồn (mạnh được yếu thua) là động lực tất yếu cho quá trình tiến hóa [2] . Và đó chính là lý do tại sao “ nhiều nhà khoa học và học giả tin rằng con người là một giống loài là hung dữ, hiếu chiến và tàn bạo và hành vi này là một phần trong DNA của chúng ta”.

Thuyết tiến hóa ngày nay đã bộc lộ rất nhiều sai sót và sơ hở. Ví như nói rằng khỉ tiến hóa thành người [1], cho đến nay đó vẫn chỉ là một giả thuyết mà chưa có bất kỳ bằng chứng khảo cổ chân thực. Lấy ví dụ, người ta vẫn không thể tìm thấy hóa thạch của các loài trung gian, tức hóa thạch của những loài chuyển tiếp, tiếp nối giữa khỉ và người, mà có thể gọi là người-vượn hay vượn người.

Khoa học chứng minh chiến tranh không phải là bản chất của con người
Ảnh: ĐKN

Hay nói rằng đấu tranh sinh tồn là nhân tố cần thiết cho sự tiến hóa [2], thì Lý Tôn Ngô, một học giả người Hoa, lại có ý kiến ngược lại. Ông chỉ ra rằng cạnh tranh không hẳn là bản tính duy nhất, bởi giới sinh vật còn biết hợp tác chung sống hòa bình để tồn tại. Trong cuốn Hậu Hắc Học, ông bình luận:

“Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn”.

Ông cũng chỉ rõ những sai lầm khi áp đặt nguyên lý cạnh tranh một cách khiên cưỡng để nhìn nhận xã hội loài người, đồng thời cảnh báo hệ lụy nguy hiểm của lối tư duy này:

“Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.

Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được”.

 Quý độc giả lưu ý:

  1. Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

     2. Loạt bài “Đâu là bản chất đích thực của con người”:

Hương Giang