Thần tích trong chiến tranh, một người làm thế nào có thể bắt sống 132 người? Vì Thần phục vụ, và trung hiếu với quốc gia, trên chiến trường làm sao để trọn vẹn đôi đường?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta sẽ nói về những thần tích đã xảy ra trên chiến trường.

Trung sĩ York – một người làm sao có thể bắt sống 132 người?

Quay ngược thời gian 100 năm trước, vào tháng 10 năm 1918, đại chiến thế giới lần thứ nhất gần kết thúc. Một tiểu đội quân Mỹ gồm 17 người, do tiểu đội trưởng Bernard Early chỉ huy, đang chấp hành nhiệm vụ ở vùng rừng Ardennes của Pháp. Nhiệm vụ ngay từ đầu tiến hành rất thuận lợi, không chỉ tiêu diệt được các trận địa của quân Đức, mà còn bắt được một vài tù binh.

Nhưng trên đường trở về doanh trại cùng các tù nhân, tiểu đội này đã gặp phải quân Đức phục kích. Trong rừng, khẩu súng máy Maxim của Đức phun ra ngọn lửa chết chóc dữ dội, trong chớp mắt cướp đi sinh mạng của 9 huynh đệ. Chỉ còn lại 8 người trốn dưới mương không dám ngóc đầu lên, đám tù nhân cũng nhân cơ hội quý tẩu thoát. Tuy nhiên, điều mà những tù nhân này không ngờ là chẳng bao lâu họ sẽ ngoan ngoãn quay lại và tự nguyện trở thành những binh lính bị quân Mỹ bắt giữ một lần nữa. Điều gì đang xảy ra ở đây?

Đó là thần tích đã xảy ra với Alvin Cullum York, phó tiểu đội trưởng. York đến từ một ngôi làng miền núi nhỏ có tên là “Thung lũng Sói hoang” ở vùng núi phía Nam nước Mỹ. Người dân nơi đó rất dũng mãnh, ai ai cũng đều thượng võ. Hầu hết dân làng kiếm sống bằng săn bắn, và những người đàn ông đều là những tay súng bắn tỉa cừ khôi. Và York là thần bắn tỉa trong số những thần bắn tỉa. Trong cuộc thi “bắn gà lôi” hàng năm của làng, chỉ cần anh có mặt, danh hiệu vô địch chưa bao giờ lạc vào tay người khác. Và chiến tích trăm phát trăm trúng của anh luôn là kỉ lục không ai có thể phá được.

Gà lôi thì có thể bắn chơi, nhưng con người thì không thể tùy tiện sát hại. Vì vậy, khi giấy gọi nhập ngũ được đưa ra, York đã gặp rắc rối. Là một tín đồ Cơ đốc kiền thành, York thực tâm không muốn ra chiến trường. Bởi vì Kinh Thánh viết rõ ràng, “Ngươi không được giết người”. Vì vậy York đã tham khảo ý kiến ​​của mục sư, đồng thời gửi đơn từ chối nghĩa vụ quân sự với lý do “vi phản lý niệm tôn giáo”. Thật không may, đơn nhanh chóng bị từ chối, York đành miễn cưỡng mặc quân phục.

Tuy nhiên, khi đến liên đội, York vẫn không bỏ cuộc, nói chuyện với liên đội trưởng và tiểu đoàn trưởng, chỉ một câu là không muốn ra chiến trường. Thật tiếc là các sĩ quan đã không để anh đi, và nói với anh một cách nghiêm túc: “Con trai, giết chóc là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh, nhưng điều đó là chính nghĩa; cuộc thánh chiến mà chúng ta tham gia sẽ giải phóng người dân Châu Âu khỏi ý chí tà ác của đế quốc Đức.”

York không còn cách nào khác, đành phải ra chiến trường. Nhưng bất quá, trong số những binh sĩ đang xung phong xông lên phía trước, chắc chắn bạn sẽ không thấy hình bóng của York đâu.

Tuy nhiên hôm đó, khi chứng kiến ​​đồng đội của mình ngã rạp xuống như cỏ trước máy cắt dưới làn đạn của quân đội Đức, tiểu đội trưởng Earley cũng hy sinh, thì York, với tư cách là đội phó, không thể trốn phía sau được nữa, vì 7 huynh đệ còn lại đều dựa vào anh. York lấy lại bình tĩnh, táo bạo thò đầu lên để thấy rằng có khoảng hai mươi hoặc ba mươi xạ thủ súng máy, cách họ chưa đầy 20 mét. York đang cầm trên tay một khẩu súng trường, không biết còn bao nhiêu viên đạn trong đó. Nhưng những gì anh biết lúc đó là nếu anh không hành động lần nữa, bảy huynh đệ còn lại và mạng sống của chính anh sẽ mất.

Đã quá muộn, nhưng rất nhanh, York lao ra chỉ trong một sải chân, cầm khẩu súng trường M1903 Springfield của anh và bắt đầu bắn. Với công lực của mình, ở khoảng cách như vậy, anh căn bản không cần nhắm bắn, chỉ thấy anh không bắn trượt một phát nào, và sau một hồi công phu, 21 tay súng máy bên kia đã đổ gục xuống. Vừa bắn, York vừa hét lớn: “Đầu hàng, các người tất cả hãy đầu hàng!” Tuy nhiên, lúc này, anh đột nhiên phát hiện đạn đã sử dụng hết.

Quân Đức thấy ngừng bắn, đoán chừng anh không còn đạn, để xem tay bắn tỉa phía đối diện rốt cuộc thần thánh đến mức nào, quân Đức quyết định lao tới bắt sống anh. Sau một khoảng lặng ngắn ngủi, một nhóm lính Đức, có lẽ khoảng sáu hoặc bảy người, lao ra mang theo lưỡi lê, muốn dựa vào số đông động thủ để bắt anh.

York lục trong quân phục, vẫn còn một khẩu súng lục M1911. Anh lập tức cầm khẩu súng lục và bắt đầu bắn từ người lính cuối cùng, như thường lệ, vẫn không có phát đạn nào bị bắn trượt, chỉ trong vài giây, anh đã hạ gục được nhóm lính Đức này.

Lúc này, York đột nhiên nghe thấy tiếng động sau lưng. Quay lại, một sĩ quan Đức đang nhìn anh với khuôn mặt tái mét, khẩu súng trên tay ông ta vẫn còn bốc khói. Viên sĩ quan này là một thiếu tá. Sau đó, ông ta nói rằng ông ta đã cố gắng lợi dụng những người trước mặt để thu hút sự chú ý của York, tiếp cận anh từ phía sau và nhân cơ hội đó để giết anh. Nhưng quả là “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, không ngờ ông ta đã bắn liên tiếp tám phát súng sau lưng anh, nhưng không thể làm anh bị thương dù chỉ một chút, trong khi phải nhìn tiểu đội của mình biến thành tro.

Nhìn thấy York quay lại, viên thiếu tá lập tức khuỵu xuống và hét lên cầu xin sự thương xót. Thật trùng hợp, York vừa hết đạn trong khẩu súng lục của mình vào thời điểm đó. Nhưng York vẫn ngẩng cao đầu và nói với ông ta, “Vậy thì hãy bắt người của ông và đầu hàng!” Không rõ liệu vị thiếu tá kia bị sốc trước thần tích trước mắt mình, hay thực sự mệt mỏi vì chiến tranh, và đã liên thanh nói, “Được, được, được, được, mọi người ở đây đều thuộc về tôi quản, và tôi sẽ đi kêu họ đầu hàng.”

Sau đó ông ta đứng dậy và hét lên về phía bên kia. Ngay sau đó, những binh sĩ Đức đã đến xếp thành hàng hai hàng ba. Mọi người đếm lại, có tới 132 người, tất cả không bị trói hay xích, đều ngoan ngoãn đi theo về đại bản doanh của liên đội.

Lúc đó, liên đội trưởng đang rất ưu thương, tưởng rằng tiểu đội của họ chắc đã ra đi. Nhìn thấy York và những người khác trở lại với tinh thần phấn chấn, lại mang theo một nhóm lớn binh sĩ Đức sẵn sàng làm tù nhân, ánh mắt của liên đội trưởng như muốn rớt xuống. Thần tích, đây chẳng phải là thần tích sao?

Không lâu sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, York trở về nước và trở thành một anh hùng trong chiến tranh, quốc gia trao tặng huân chương cho anh, và giới truyền thông cũng săn đón anh. Câu chuyện của anh cũng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, và nam diễn viên đóng vai York, Gary Cooper, đã giành được giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Tuy nhiên, York đã xem nhẹ hết thảy những điều này, sau mọi náo nhiệt, anh trở về quê nhà để kết hôn và sinh con, trở thành một chủ nông trang hạnh phúc. Những lúc rảnh rỗi, anh có thể bắn gà lôi, hoặc dùng sức ảnh hưởng của mình để gây quỹ cho người dân quê hương, làm việc thiện, xây cầu đường, mở trường học,… cả đời bình tĩnh an nhiên.

Desmond Doss – Bác sĩ quân y trên vách đá

Câu chuyện thứ hai xảy ra trong Thế chiến thứ hai.

Từng có một câu chuyện nhỏ được lan truyền rộng rãi, kể rằng một hôm nước biển xuống thấp, trên bãi biển có nhiều vũng nước nhỏ đầy cá nhỏ mắc cạn. Lúc đó trời nắng như thiêu đốt, những vũng nước nhỏ này sẽ nhanh chóng khô cạn và cá sẽ chết.

Một cậu bé đang ném những con cá nhỏ mắc cạn này trở lại biển, từng con một từng con một. Có người bên cạnh nhìn những vũng nước dày đặc trên bãi biển cười nhạo nói: “Liệu có cứu được không?”

Cậu bé chụp lấy một con cá nhỏ ném xuống biển và nói: “Con này được!” Rồi lại quay lưng chộp lấy con khác và nói: “Con này cũng được!” Sau đó nó ném ra một con khác và nói: “Con này cũng được! “

Desmond Doss chính là cậu bé đã cứu cá trên chiến trường.

Chịu ảnh hưởng của mẹ từ nhỏ, Doss cũng là một giáo đồ kiền thành. Từ nhỏ, anh đã thề không cầm vũ khí, không giết người và tuân thủ giới luật trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, chiến tranh đã đến, và Doss, giống như York, đã nhận được một giấy gọi nhập ngũ. Doss không từ chối nhập ngũ, anh chỉ cự tuyệt cầm súng. Điều này khiến các sĩ quan khó nghĩ và cuối cùng quyết định để anh trở thành một bác sĩ quân y, mặc dù Doss thực tế là một thợ mộc trước khi nhập ngũ. Nhưng bản thân Doss đối với việc này rất hài lòng. Anh đã tận lực hoàn thành nghĩa vụ bảo gia vệ quốc của mình, vừa duy hộ được tín ngưỡng của mình, trọn vẹn song toàn. Tuy nhiên, điều các sĩ quan không ngờ, và thậm chí chính Doss cũng không nghĩ tới, rằng vài năm sau anh sẽ nhận được Huân chương Danh dự (Medal of Honor), huân chương quân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ, với tư cách là một bác sĩ quân y. Huân chương chỉ được trao cho những quân nhân “trong chiến đấu dám mạo hiểm sinh mạng, ngoài nghĩa vụ mà biểu hiện sự anh dũng không run sợ”.

Vậy vị “bác sĩ quân y” nghiệp dư Doss này đã nhận được huân chương vì điều gì?

Không thể không nói rằng, trận chiến có số lượng thương vong lớn nhất và là chiến dịch bi thảm nhất trên chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai là Trận Okinawa. Trận chiến kéo dài 82 ngày và số thương vong của quân đồng minh vượt quá 8 vạn người.

Vào tháng 4 năm 1945, sư đoàn bộ binh của Doss được lệnh đánh chiếm một vách đá trên đảo, chính là vách đá Hacksaw Ridge trong bộ phim ăn khách tại Oscar 2016 “Hacksaw Ridge“, bộ phim được cải biên dựa trên câu chuyện của Doss. Khi đó, nhiệm vụ đã hoàn thành một cách thuận lợi, và họ đã chiếm được vách đá ngay trong đêm hôm đó. Tuy nhiên, quân đội Nhật bắt đầu phản công dữ dội ngay sau đó, khiến một số lượng lớn binh lính Mỹ thương vong. Quân đội được lệnh rút lui, nhưng Doss kiên trì lưu lại một mình bất chấp sự an toàn của anh, vì trên trận địa còn rất nhiều thương binh. Nếu Doss không quản, những thương binh này sẽ không có cách nào sống sót.

Doss lần lượt đưa những người bị thương đến mép vách đá dưới làn đạn hỏa lực, dùng dây thừng kết thành chiếc cáng, từ từ thả họ xuống vách đá để giao cho đồng đội. Mỗi lần cứu được một người, anh lại cầu nguyện Thần cho anh cứu thêm một người khác. Đương thời đồng đội ở phía dưới vách đá tiếp ứng, nhìn thấy các thương binh liên tục không ngừng được thả xuống từ vách đá, đều kinh ngạc. Cuối cùng, Doss không chỉ cứu được tất cả 75 thương binh, mà bản thân còn sống sót một cách thần kỳ, chỉ chịu một chút thương tích.

Nhưng đây không phải là lần duy nhất Doss mạo hiểm sự an toàn của bản thân để giải cứu những thương binh. Trên thực tế, trong toàn bộ thời kỳ chiến dịch, Doss đã tận lực giải cứu từng người bị thương, và kiệt sức toàn lực mang họ hồi về doanh trại, bất kể vết thương nặng thế nào, miễn là đồng đội còn sống, Doss nhất định sẽ cứu.

Biểu chương thư Huân chương Danh dự cho Doss đã mô tả những khoảnh khắc khiến nhiều người cảm động nhân tâm trong chiến dịch này:

Vào ngày 4 tháng 5, Doss dưới mưa lựu đạn, tiến đến cự ly cách quân địch 8 thước Anh (7m), băng bó vết thương cho bốn binh sĩ bị thương và mang họ sơ tán đến địa điểm an toàn dưới làn hỏa pháo.

Vào ngày 5 tháng 5, anh bò lên trận địa nơi chỉ cách quân địch 25 feet (7,5 m) để giải cứu một người đàn ông bị thương nặng, và đưa anh ta đến nơi an toàn 100 thước Anh (90 m) dưới hỏa lực của quân địch.

Vào ngày 21 tháng 5, Doss đã bất chấp hỏa lực hỗ trợ những người bị thương, cho đến khi chính anh bị trúng lưu đạn và bị thương nặng. Thay vì gọi một nhân viên y tế khác từ bên ngoài, anh tự mình băng bó vết thương. Sau năm tiếng đồng hồ, đội cáng đã đến nơi. Tuy nhiên, Doss thấy ở giữa có một người bị thương nặng hơn nên đã bò xuống cáng và hướng dẫn đội cáng khiêng người bị thương đó đi trước.

Trong khi chờ đội cáng trở lại, Doss lại bị trúng đạn, gãy cánh tay trái và bị 17 mảnh đạn găm vào cơ thể. Với nghị lực đáng kinh ngạc, anh buộc báng súng vào cánh tay bị gãy làm nẹp, sau đó bò 300 thước Anh (270 mét) trên mặt đất gồ ghề, tự mình trở về trạm cứu trợ.

Sau đó, Doss được di tản bằng chiến hạm USS Mercy và được Tổng thống Truman trao tặng Huân chương Danh dự sau khi trở về Hoa Kỳ. Biểu chương thư kết luận rằng:

Trong những tình huống cực kỳ nguy hiểm, Binh nhất Doss đã quyết tâm cứu vãn sinh mệnh của rất nhiều binh sĩ bằng dũng khí trác việt và ý chí bất khuất không gì có thể ngăn trở của mình. Sự anh dũng của anh đã vượt xa phạm vi của chức trách, nghĩa vụ, và tên anh đã trở thành biểu tượng của cả Sư đoàn bộ binh 77.

Cũng giống như York, Doss sau khi giải nghệ, coi nhẹ danh lợi, sống một cuộc sống bình an với thân phận của một người bình thường.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch