Nhiều hình chạm khắc trên các phiến đá cổ ở miền tây nước Anh chứa đựng một ẩn đố khó lý giải khi chỉ hiện lên dưới ánh trăng hoặc trời nắng nhẹ.
Theo The Sun, trong quá trình nghiên cứu phiến đá Hendraburnick Quoit được chạm khắc từ thời kỳ đồ đá ở Cornwall, nằm ở phía tây nam nước Anh, các nhà khảo cổ học đã phát hiện số lượng hình chạm khắc tăng lên gấp 10 lần thông thường nếu quan sát phiến đá dưới ánh trăng hoặc nắng nhẹ từ hướng đông nam.
Sau khi phát hiện thêm 105 dấu hiệu hình tròn và 47 hình chạm mới, các nhà khảo cổ học cho rằng phiến đá này được dùng trong nghi lễ ánh trăng. Đây là điều được cho là trái ngược với giả thiết trước đó. Giả thiết cho rằng những phiến đá thuộc thời kỳ đồ đá mới được tạo ra dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời.
Andy Jones, tiến sĩ tại Đơn vị Khảo cổ học Cornwall cho biết: “Khi chúng tôi chụp hình vào ban đêm, đèn flash bật lên, bỗng nhiên chúng tôi nhìn thấy nhiều hình chạm khắc hơn. Điều này có nghĩa là những hình khắc đó có thể quan sát được vào buổi đêm dưới ánh trăng”.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra nhiều mảnh đá thạch anh bị nghiền quanh phiến đá Hendraburnick Quoit để chúng lấp lánh trong bóng tối.
Kỹ thuật tạo ra những đường chạm khắc độc đáo trên vẫn là một điều bí ẩn đối với nhóm nghiên cứu. Họ bày tỏ sự bất ngờ và thán phục trước tài năng của người xưa. Tổ tiên của chúng ta dường như phát triển theo một phương hướng khoa học khác và đã thu được những thành tựu vượt xa nền khoa học thực nghiệm mà chúng ta theo đuổi ngày nay.
Hoài Anh
Xem thêm: