Exomoon là từ được dùng để chỉ một mặt trăng ngoại vi, tức là một ngôi sao tương tự Mặt Trăng của Trái Đất nhưng quay quanh một hành tinh khác trong vũ trụ.

Hiện tại con người đã biết có 175 exomoons quay quanh 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Hầu hết chúng quay quanh Sao Thổ và Sao Mộc, nằm ngoài vùng tồn tại sự sống trong Hệ Mặt Trời, nhưng có thể không như vậy trong các hệ mặt trời khác.

Vì exomoons nhỏ hơn hành tinh mà chúng quay quanh nên rất khó phát hiện. Năm 2009, kính viễn vọng Kepler được phóng vào không gian và một trong những nhiệm vụ của nó là tìm kiếm exomoons.

Đến nay, các nhà thiên văn học đã xác định được 121 exomoons. Trong đó, một số exomoons có thể tồn tại cuộc sống ngoài Trái Đất, một số khác có thể là hành tinh giả mạo.

Theo Stephen Kane, một giáo sư thiên văn học tại Đại học California, Riverside (Mỹ): “Exomoons có địa hình đá sẽ là mục tiêu trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài không gian”. Trước đây có giả định cho rằng hầu hết exomoon đều giống nhau nên vấn đề cốt lõi là tìm ra một exomoon có địa hình đá giống như Mặt Trăng của Trái Đất.

Với sự hỗ trợ của các kính viễn vọng tối tân, đặc biệt là Kepler, các nhà khoa học sẽ tạo lập cơ sở dữ liệu của 121 exomoons mới phát hiện và từ đó sẽ xem xét chúng kỹ lưỡng để tìm ra sự sống ngoài Trái Đất.

TXL