Trong lần cập nhật lên hệ điều hành iOS 12 trước đó, phải đến khoảng 1 tháng sau Apple mới phải tung ra phiên bản kế tiếp. Tuy nhiên khi lên đời iOS 13 lần này, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Apple đã liên tục tung ra 3 bản cập nhật vá lỗi. Điều gì đang xảy ra?
iOS chính là linh hồn, là một trong những nền tảng cơ bản nhất trong các dòng sản phẩm điện thoại và máy tính bảng của Apple, theo The Next Web.
Tuy vậy chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có tới 3 phiên bản iOS được Apple tung ra, tất cả đều nhằm mục đích sửa lỗi và khắc phục các sự cố trên các phiên bản trước đó.
Ngày 19/9/2019, iOS 13 phiên bản chính thức ra mắt. Nhưng chỉ vài giờ sau khi được nâng cấp lên iOS 13, nhiều người đã ghi nhận hàng loạt lỗi phát sinh. Tổng cộng gần 30 lỗi đã được phát hiện như: tụt pin nhanh, lỗi bản đồ, ứng dụng bị thoát đột ngột, máy không rung khi được kết nối với bộ sạc, Memoji hiển thị khuôn mặt sai, ảnh không hiện trong Message, ứng dụng Mail sập khi sử dụng VoiceOver …
Ngày 25/9, phiên bản cập nhật iOS 13.1 được tung ra hòng khắc phục các lỗi này, nhưng lại gây ra các lỗi khác như: pin tụt nhanh, không thể khôi phục iPhone khi backup, lỗi ứng dụng bàn phím bên thứ 3, Reminders đồng bộ hóa chậm, ..
Ngày 28/9, phiên bản cập nhật kế tiếp iOS13.1.1 được tung ra để trấn an người dùng chứ không có tác dụng sửa lỗi mấy.
Nhưng chỉ vài ngày sau, đến ngày 1/10, phiên bản cập nhật tiếp theo iOS 13.1.2 lại xuất hiện.
Chuyện gì đang xảy ra?
Bởi vì trên thực tế, khi một sản phẩm mới được tung ra thì các lỗi phát sinh là điều rất khó tránh khỏi, nhưng với iOS thì điều này khá hiếm gặp. Thông thường Apple rất chú tâm tới các phiên bản iOS khi luôn tung ra các phiên bản thử nghiệm trước vài tháng để thu nhận phản hồi và khắc phục lỗi. Nhưng với iOS 13, lỗi của nó còn nhiều hơn cả bản beta.
Dưới sức ép của thị trường hiện nay, có lẽ Apple đang tập trung phát triển theo các xu hướng phổ biến như thiết kế bên ngoài (Vd: màn hình tràn viền,..), camera mà phần nào sao nhãng tính năng bên trong như iOS. Tình thế của Apple cũng tương tự iOS, một mình một đường khi phát triển một hệ sinh thái “độc quyền” và phải chịu áp lực rất lớn từ các hãng smartphone cùng sử dụng nền tảng chung Android, khiến tất cả ánh mắt luôn dồn về phía Apple, buộc hãng này luôn phải làm tốt hơn. Và cũng có thể là do bị bỏ lại khá xa trong những năm gần đây, nên hiện nay Apple phải chạy đua để theo kịp xu hướng.
Ngoài ra, việc phát triển thêm một hệ điều hành riêng biệt dành cho iPad là iPadOS cũng khiến Apple phân tâm hơn trong thời điểm hiện tại.
Trước tình trạng này người dùng iPhone cũng chỉ có thể chờ đợi Apple nhanh chóng có những thay đổi và khắc phục lỗi trong những bản cập nhật tiếp theo.