Nhiều bằng chứng khảo cổ phát hiện tại nhiều nơi trên khắp thế giới cho thấy trong quá khứ đã tồn tại các nền văn minh tiền sử, họ phát triển không kém gì văn minh hiện đại của chúng ta – thậm chí còn tiên tiến hơn. Những bằng chứng này có thể đảo ngược những gì mà chúng ta luôn tin tưởng rằng con người hiện đại là chủ nhân duy nhất có trí tuệ cao cấp từng tồn tại trên Trái đất.
1. Dấu chân 290 triệu năm tuổi
Một tảng đá thuộc kỉ Permi cách đây khoảng 290 triệu năm trước có một chi tiết gây tò mò trên bề mặt của nó. Được phát hiện ở New Mexico, tảng đá này có dấu chân người. Nhưng, con người không tồn tại trên Trái đất cách đây 290 triệu năm, vậy làm sao có thể như vậy?
Thật kỳ lạ, kỉ Permi đã kết thúc bằng sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất, trong đó gần 90% các loài sinh vật biển và 70% các loài sống trên cạn đã chết. Sự phục hồi từ sự kiện tuyệt chủng Permi-Triassic bị kéo dài; Trên đất liền, các hệ sinh thái phải mất 30 triệu năm để phục hồi.
Theo ghi nhận của Tiến sĩ Don Patton, dấu chân là chân thực. Nếu đúng như vậy, điều đó có nghĩa là hàng trăm triệu năm trước, một loại người khác đã tồn tại trên Trái đất, cùng lúc với thời khủng long tồn tại?
2. Khối cầu Klerksdorp
Những khối cầu kỳ lạ này được tìm thấy ở Nam Phi. Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử từng cho rằng khối cầu này có niên đại lên tới 2,8 tỷ năm tuổi. Nó có bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong. Marx cảm thấy chúng khá kỳ lạ và khó hiểu.
“Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất). Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước”, nhà nghiên cứu Cremo cho biết.
Theo Cremo, khối cầu này là bằng chứng cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.
3. Chiếc bu lông 300 triệu năm tuổi
Những năm 1990, một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka một viên đá. Viên đá này không có gì đáng nói nếu như nó không chứa trong mình một bí ẩn chấn động: bên trong khối đá có chứa một cái bu lông mà theo đo đạc thì có tuổi lên tới hàng trăm triệu năm.
Rất nhiều các viện nghiên cứu đã tiến hành khảo cứu khối đá này như: viện cổ sinh vật học, kỹ thuật vật lý, kỹ thuật hàng không, các bảo tàng cổ sinh vật học và bảo tàng sinh vật học, các phòng thí nghiệm của “Salut”, “Zikh”, “Hóa địa chất”, của các trường MAI, NGU,… cũng như hàng chục chuyên gia thuộc các lĩnh vực kiến thức khác nhau đã nghiên cứu và đi đến kết luận: chiếc bu lông rơi vào khoảng 300 – 320 triệu năm tuổi.
Một phát hiện tương tự cũng được tìm thấy ở Lan Châu, Trung Quốc vào năm 2002.
4. Chiếc búa có từ kỉ Phấn Trắng
Bà Emma Hahn đã phát hiện ra chiếc búa này vào tháng 6/1934 trong một mỏ đá gần thị trấn Mỹ, bang Texas. Phần kim loại của chiếc búa có chiều dài 15cm và đường kính khoảng 3 inches. Nó đã bị chìm trong đá vôi có niên đại 140 triệu năm, cùng với những mảnh đá khác.
Một số ý kiến cho rằng đó là một trò chơi khăm, nhưng những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra hàn lâm khác nhau đã bác bỏ điều này. Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong biến thành than qua hàng triệu năm. Thứ hai, các chuyên gia ở Học viện Metallurgical, Columbus (Ohio) rất kinh ngạc với thành phần hóa học của đầu búa bị chìm trong đất gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo và 0.74% sulfur, và không có một tạp chất nào. Trong khi, sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất.
Trong phần kim loại không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép (như mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden). Không có tạp chất, và tỷ lệ % của clo lớn bất thường. Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon, trong khi quặng sắt từ từ trường Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác.
Nhìn chung, theo những quan sát hiện đại, phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao. Nhưng phần đặc sắc là: Sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn.
Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, cho biết chiếc búa này ước tính được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước. Trong khi đó, trình độ khoa học của con người có thể làm công cụ này chỉ có thể cách đây tối đa 10.000 năm.
Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.
Hoài Anh