Lửa và băng (nước) là 2 vật chất đối nghịch nhau trong tự nhiên và chúng không thể hào vào nhau. Vậy điều gì xảy ra nếu dung nham gặp băng trong thực tế?

Chúng ta đều biết rằng nước có thể dập tắt được lửa một cách dễ dàng, đó là điều hiển nhiên nhưng còn đối dung nham núi lửa lại là một câu chuyện khác. 

Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700oC đến 1200oC (1300oF – 2200oF), gấp khoảng 100 lần nhiệt độ của lửa. Mặc dù, dung nham khá nhớt, cao hơn nước khoảng 100.000 lần, nó có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá. 

Hình ảnh dung nham núi lửa. (Ảnh: Elu24 – Postimees)

Có thể thấy dung nham là mức độ hoàn toàn khác so với lửa, về cơ bản chúng giống nhau đều có nhiệt độ cao và phá hủy nhiều thứ. Tuy nhiên, dung nham từ núi lửa khi phun trào gặp nước sẽ nguội đi nhanh chóng, còn khi gặp băng thì ra sao? Băng là dạng thù hình của nước ở thể rắn, nhiệt độ < 0oC; nếu chúng đột nhiên tiếp xúc với nhau trong thực tế sẽ như thế nào? 

Hai nhà địa chất học Jeff Karson và Bob Wysocki thuộc Đại học Syracuse đã thực hiện một dự án nghiên cứu khá thú vị về dung nham có tên là “Project Lava”. Mục đích của dự án khoa học này là nghiên cứu tính chất và đặc điểm của dung nham núi lửa; trong đó các nhà khoa học đã tiến hành một số thử nghiệm khá thú vị, trong đó có việc đổ dung nham lên bề mặt băng và quan sát hiện tượng xảy ra.

Mời xem video:

Trong video, có thể thấy rõ ràng việc dung nham khi tiếp xúc với băng sau một thời gian lâu sẽ dần dần nguội đi do sức nóng làm tan chảy băng thành nước khiến dung nham lúc này trở về vị trí như một đống lửa và bị nước làm nguội trở thành xỉ than. 

Sơn Tùng