Không thiếu những chuyện bi hài tại quốc gia có tỷ lệ lạm phát phi mã này. Nếu muốn dùng tiền mặt để mua 1 chiếc smartphone ở Venezuela, sẽ phải cần đến cả chiếc xe tải để chở tiền, và ngồi đếm cũng mất cả buổi …

Siêu lạm phát thường là biểu hiện của một nền kinh tế thất bại. Về tổng thể đây là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với nền kinh tế của một quốc gia. Siêu lạm phát đơn giản là giá hàng hóa tăng nhanh chóng và liên tục trong vài tuần, vài ngày hay thậm chí vài giờ, khiến tài sản người dân bị mất giá nhanh chóng. Nền kinh tế của một quốc gia được coi là siêu lạm phát khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng cao hơn 50%.

Hiện nay ,Venezuela đang là một quốc gia có mức lạm phát lên đến 1.000.000% một năm. Vài năm trở lại đây, việc mua bán đồ dùng thiết yếu ở Venezuela đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt với những người không có tài khoản ngân hàng. Đồng bolivar (tiền của Venezuela) khi mang đi chợ không còn được tính bằng tờ nữa, mà phải đo bằng kg và có khi phải mang theo cả xe đẩy để chở tiền.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Mỗi giao dịch cần tới số lượng tiền lớn tới mức nhiều nơi thậm chí cân tiền thay vì đếm để đỡ mất thời gian (ảnh: Bloomberg).

videoinfo__video3.dkn.tv||20bb6e1b5__

Thu nhập của người dân đa số chỉ khoảng 4 USD/tháng

Thu nhập của đa số người dân ở đây là vào khoảng 40.000.000 bolivar, tương đương 4 usd/tháng. Chừng đó chỉ đủ mua 2 con gà. Việc duy trì một cuộc sống cơ bản không hề dễ dàng gì. Trong tình hình kinh tế ảm đạm như vậy, người dân nước này sử dụng loại smartphone nào, nhất là khi smartphone là một mặt hàng không hề rẻ?

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Ảnh: Kênh 14

Nếu muốn mua một chiếc smartphone giá rẻ, ví như Redmi Go, chiếc này có giá bán trên toàn cầu là 65USD. Sau khi nhập khẩu và tính lợi nhuận cửa hàng (vì Xiaomi không có cửa hàng chính thức tại đây), thì người dân sẽ phải mua chiếc smartphone này với giá khoảng 85 – 90 USD.

Một người công nhân bình thường sẽ phải tiết kiệm dè sẻn trong khoảng 21 – 25 tháng mà không chi tiêu gì thì mới mong đủ tiền mua chiếc smartphone này. Đó là chưa kể việc Venezuela có thể tiếp tục lạm phát phi mã, khiến giá trị đồng bolivar thậm chí còn giảm mạnh hơn.

Vì vậy, cách duy nhất để một người dân Venezuela có thể mua smartphone “một cách ổn định”, là làm việc cho công ty nước ngoài với lương được trả bằng đồng USD, hoặc có người thân từ nước ngoài gửi ngoại tệ về. Nếu không, chỉ trong một thời gian ngắn, mức lạm phát khủng khiếp 1.000.000% sẽ biến mọi khoản tiền tiết kiệm trở thành vô giá trị .

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Nhiều người thậm chí còn phải mang cả vali tiền chỉ để trả cho một bữa ăn (ảnh: KT).

Khi mua smartphone tại Venezuela

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm vào năm ngoái. Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện ở mức dưới 4 USD (ảnh: Economicswire).

Giờ giả sử bạn sẵn tiền để mua một chiếc smartphone mới tại Venezuela, câu chuyện tiếp theo sẽ là gì? Việc mua sắm điện thoại thông minh tại nước này cũng không hề dễ dàng như các nơi khác. Bởi ở đây không có các cửa hàng đại lý chính hãng, ví như các chuỗi bán lẻ điện thoại như Thế giới di động ở Việt Nam, và cũng chẳng có các trang bán hàng online.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Một gian hàng smartphone tại đất nước siêu lạm phát (ảnh: Kiến Thức).

Hầu hết những người muốn mua smartphone đều sẽ đến một nơi là trung tâm mua sắm City Market, nằm ở phía đông thành phố Caracas, thủ đô Venezuela. Tại đây có các cửa hàng nho nhỏ. Mặc dù thu nhập của người dân ở đây rất thấp, nhưng các cửa hàng tại trung tâm này bày bán đủ loại smartphone từ hàng rẻ đến hàng cao cấp, thậm chí rất cao cấp như Galaxy S10+, Huawei P30 hay iPhone Xs Max. 

Việc thanh toán cũng là một vấn đề nan giải và phức tạp, nhất là khi bạn muốn trả bằng đồng nội tệ.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Ảnh: Kênh 14

Hầu hết các cửa hàng đều từ chối thanh toán bằng tiền bolivar. Nguyên nhân là do tốc độ lạm phát quá cao, cộng thêm việc quy đổi ra đồng bolivar thì số lượng tiền mặt sẽ rất lớn. Số tiền đó phải dùng cả xe tải mới có thể mang đến cửa hàng, và việc ngồi đếm cũng sẽ mất cả buổi.

Chính vì vậy, các cửa hàng đã đa dạng hóa phương thức thanh toán, bao gồm ngoại tệ như USD hoặc EUR, thẻ tín dụng quốc tế, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, PayPal và nhiều ứng dụng thanh toán quốc tế khác. Thậm chí các cửa hàng này còn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, Litecoin và một số đồng tiền ảo khác. Điều này khiến mọi thứ trở nên khá lộn xộn.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Ảnh : kênh14

Phương pháp khả thi nhất là sử dụng PayPal để thanh toán. Thông thường tài khoản PayPal của các cửa hàng này được quản lý bởi một người ở nước ngoài. Sau khi khoản thanh toán đã được thực hiện, nhân viên thu ngân sẽ liên hệ với những người này để xác nhận.

Quá trình xác nhận nếu suôn sẻ thường mất 20 phút. Sau đó chiếc điện thoại được giao cùng đầy đủ hóa đơn và 3 tháng bảo hành tại cửa hàng. Chủ cửa hàng sẽ yêu cầu quay trở lại vào ngày hôm sau để nhận hàng, nếu quá trình xác nhận gặp trục trặc. 

Mua smartphone ở Venezuela, bạn sẽ không thể có những trải nghiệm tuyệt vời giống như khi chúng ta bước vào một cửa hàng điện thoại chuyên nghiệp như Thế giới Di Động. Nhưng đó là những gì bạn bắt buộc phải trải qua tại đất nước này. Thanh toán phức tạp cũng dẫn tới việc nhiều kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng của các nền tảng thanh toán quốc tế để lừa đảo, khiến những cửa hàng buôn điện thoại gặp phải nhiều khó khăn.

Đặt mua smartphone ở nước ngoài rồi gửi về Venezuela?

Nghe có vẻ đây là một lựa chọn sáng suốt, nhưng lại không hề đơn giản như bạn nghĩ. Một số hãng vận chuyển quốc tế như FedEx không còn hỗ trợ chuyển hàng tới Venezuela, còn các công ty khác như UPS hay USPS sẽ chuyển gói hàng của bạn cho dịch vụ bưu chính thuộc sở hữu của chính phủ, thay vì gửi tới tận tay.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Bảng thông báo của FedEx về việc ngừng dịch vụ giao hàng đến Venezuela (ảnh: Kênh 14)

Tuy nhiên dịch vụ bưu chính này không thực sự có tính bảo mật cao, và số liệu thống kê mất cắp tại Venezuela dường như rất cao. Do đó có rất nhiều khả năng chiếc smartphone của bạn sẽ biến mất khỏi kiện hàng trước khi được giao đến tay. Nói chung phương pháp này cũng có khá rủi ro.

Smartphone Android tại Venezuela

Việc mua một chiếc smartphone mới tại Venezuela thực sự khá phức tạp, và cũng không có nhiều người đủ khả năng để làm điều đó. Nhu cầu nâng cấp smartphone mới hàng năm thực sự cũng rất ít, hầu như không hề có. Người dùng thường rất trung thành với các thiết bị cũ của họ. Những người có khả năng mua smartphone mới cũng thường chọn những dòng sản phẩm giá rẻ, ví như Samsung Galaxy A30, A50 hay Xiaomi Redmi 7, Pocophone. Do đó không hiếm khi thấy những chiếc smartphone của Samsung, LG cài phiên bản Android chạy hệ điều hành Android Lollipop (2014) hay thậm chí Ice Cream Sandwich (2011), vốn đã rất lỗi thời. 

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Ảnh: Việt Báo

Smartphone là cánh cửa giúp người dân Venezuela nhìn ra thế giới

Mặc dù có cuộc sống rất khó khăn, nhưng smartphone vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Venezuela, bởi đó là cánh cửa giúp họ có thể nhìn ra thế giới. Chúng cho phép người dân nước này có thể liên lạc, nắm bắt thông tin trên toàn cầu, thực hiện giao dịch ngân hàng thông qua ứng dụng.

Bi hài việc mua smartphone tại Venezuela, đất nước có tỷ lệ lạm phát phi mã 1.000.000%
Ảnh: kênh14

Cho dù phần cứng đã lỗi thời, nhưng người dân Venezuela vẫn có thể tiếp cận các tính năng mới nhất thông qua các ROM tùy chỉnh dành cho hệ điều hành Android. Chính các bản ROM tùy chỉnh này đã giúp hồi sinh những thiết bị Android cũ kỹ, ra đời từ những năm 2011 – 2013. Bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị có phần cứng cũ nhưng chạy phiên bản phần mềm mới nhất. Đây là xu hướng rất phổ biến tại Venezuela. Nó giúp người dân có thể tiếp tục bắt kịp với công nghệ của thế giới bên ngoài.

videoinfo__video3.dkn.tv||8d56e6d60__