Một cơn bão mặt trời khổng lồ đang hướng đến trái đất, hứa hẹn tạo ra những cảnh tượng tuyệt vời của cực quang phía Bắc nhưng kèm theo đó là lo ngại về nguy cơ phá hỏng vệ tinh và các hệ thống thông tin điện tử trên địa cầu.
Cơn bão hình thành vào tuần trước sau hai vụ nổ dữ dội trên bề mặt mặt trời vào hôm 6/3 và 7/3 phát phóng một lượng khổng lồ các hạt điện tích ra ngoài không gian, Dailymail hôm 14/3 đưa tin.
Sự xuất hiện của cơn bão mặt trời trùng với sự hình thành “vết nứt equinox” trong từ trường của trái đất, thứ mà một số nhà khoa học tin rằng hình thành khoảng ngày 20 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 hàng năm.
Những vết nứt này làm suy yếu khả năng bảo vệ của từ trường trước các hạt tích điện và có thể đẩy các chuyến bay thương mại và hệ thống GPS tiếp xúc trực tiếp với cơn bão sắp tới.
Các hạt tích điện từ từ bão mặt trời có thể gây trở ngại cho các máy móc, thiết bị trong quỹ đạo Trái đất cũng như trên bề mặt của hành tinh, chẳng hạn như hệ thống GPS và tín hiệu vô tuyến. Chúng cũng có thể đe dọa các hãng hàng không bằng cách làm nhiễu tín hiệu trên các chuyến bay.
Theo Cục Quản lý Khí hậu và Đại dương Mỹ (NOAA), các hạt điện từ phát ra từ mặt trời sau vụ nổ vào ngày 6 và 7 tháng 3, có thể gây ra những sự dao động điện lưới yếu và một tác động nhỏ đến các hoạt động vệ tinh.
Các vết nứt cũng đồng nghĩa với việc những người thợ chụp ảnh có nhiều khả năng nhìn thấy ánh sáng cực quang phương Bắc mạnh mẽ trong tuần này.
Các khu vực nhìn rõ nhất bao gồm một phần của Scotland, Bắc Anh và phần phía Bắc Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang Michigan và Maine.
NASA cho biết vụ nổ đầu tiên được phân loại thuộc lớp X cực mạnh và được xem là lớn nhất trong năm nay. Đây là một trong những hoạt động lớn nhất của chu kỳ này bắt đầu vào đầu năm 2007.
Các nhà dự báo đang theo dõi sát sao sự kiện này và khuyến cáo các kỹ sư cập nhật thông tin thường xuyên để kịp thời tắt các hệ thống trên vệ tinh, hoặc chuẩn bị cho các tác động lên lưới điện.
Hoài Anh