Hiện tượng mưa máu đã xảy ra từ lâu trên thế giới, nhưng gần đây lại được dư luận xôn xao bàn tán vì sự xuất hiện của một bức ảnh được cho là cơn mưa máu đầu tiên tại Việt Nam, cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà khoa học lao vào tìm kiếm lời giải thích thỏa đáng, nhưng hầu hết đều ra về tay không. Vậy mưa máu là gì? Tại sao chúng lại xuất hiện trên Trái Đất và liệu điều này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống loài người hay không.
1. Mưa máu là gì?
Mưa máu, nói đơn giản, chính là hiện tượng mưa có kèm theo sự biến đổi nước mưa từ vô sắc sang màu đỏ. Và chính vì lý do này, nên người ta đã gán cho hiện tượng này là “mưa máu”.
Theo nhiều ghi chép của các nhà sử học, hiện tượng mưa máu đã được nhắc đến từ rất lâu, ví như vào thời Hy Lạp cổ đại với những miêu tả của nhà thơ Homer trong thiên trường ca Illiad nổi tiếng. Theo đó, vị thần Zeus tối cao trên đỉnh Olympic đã tạo ra một cơn mưa máu đỏ thẫm để cảnh báo một trận chiến lớn sắp xảy ra dưới trần gian.
Ngoài ra, một số tài liệu khác được tìm thấy trước Công nguyên cũng có nhắc đến sự hiện diện của hiện tượng này. Đến thời trung cổ, người ta vẫn tiếp tục chứng kiến những cơn mưa màu đỏ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, niềm tin cho rằng mưa máu đem lại điềm gở cho nhân loại đã xuất hiện trong phần lớn cộng đồng người dân ở phía Bắc và Tây Âu. Giai đoạn hai năm 1348 – 1349 là thời kỳ đen tối ở Đức khi “Cái chết đen” hoành hành trên khắp mọi miền đất nước, và điều đặc biệt hơn khiến người ta phải quan tâm chính là sự xuất hiện của một cơn mưa máu kéo dài hơn 2 ngày.
Ngày nay, tại thời điểm mà khoa học và công nghệ đã phát triển vượt bật với khả năng ghi nhận chính xác hơn hiện tượng này thì mưa máu lại một lần nữa chứng minh sự tồn tại của nó với thế giới. Và sự kiện đặc biệt nhất có lẽ là trận mưa ở Kerela Ấn Độ.
2. Những trường hợp ghi nhận về mưa máu trên thế giới
Trận mưa “màu đỏ” tại Kerela, Ấn Độ
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2001, những cư dân sống ở Kerela, Ấn Độ đã không thể tin vào mắt mình khi trong khu vực xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ chưa ai từng thấy. Đang vào đợt gió mùa nên những cơn mưa không phải là điều xa lạ với mọi người, thế nhưng cơn mưa hôm đó lại khác hẳn với mọi ngày.
Toàn bộ lượng nước, những hạt mưa từ nhỏ đến lớn đều mang một màu đỏ thẫm như máu. Người dân vô cùng hoảng sợ và liên tục cầu nguyện các vị thần. Toàn bộ trận mưa kéo dài trong vòng 15 phút, và không ai bị thương hoặc có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Thế nhưng, những trận mưa như thế cứ tiếp tục đến ngày 23 tháng 9 cùng năm.
Điều kỳ lạ là chỉ vài ngày trước đó, những người ở Kottayam và Idukki đã trông thấy những vệt sáng dài chớp nhoáng cùng âm thanh vang dội trên bầu trời. Theo miêu tả, đó như là một tiếng nổ lớn như phá mìn. Ngoài ra, một số nhân chứng kể lại nhiều cây cối xung quanh đã bị thiêu rụi một cách khó hiểu.
Trận mưa ở São Paolo và Rio De Janeiro
Ngày 30 tháng 8 năm 1968, một tờ báo của Brazil đã đưa tin về một cơn mưa “máu và thịt” xảy ra ở hai thị trấn nằm giữa São Paolo và Rio De Janeiro, hai thành phố nổi tiếng của đất nước. Dưới đây là một đoạn trích ngắn gọn từ bài báo:
“Một trận mưa kỳ lạ vừa xuất hiện ở gần São Paolo kèm theo những hiện tượng kỳ dị. Những miếng thịt đỏ nằm trơ trọi trên một khu vực trải dài khoảng vài kilomet, bên trên dính đầy dịch màu đỏ như máu, có chiều dài khoảng 5 – 20cm. hầu hết chúng có màu tím pha lẫn đỏ tía, những vũng nước màu đỏ có mặt ở khắp nơi. Bầu trời lúc ấy không trong, tuy nhiên không có dấu vết chứng tỏ có sự xuất hiện của chim thú hoặc máy bay bay ngang qua vùng này trước và sau sự kiện”.
Mưa máu ở Anh
Một trận mưa máu vừa được ghi nhận ở Anh ngày 10/4/2015. Đây không phải là lần đầu tiên nước này hứng chịu một cơn mưa kỳ lạ như thế. Người ta thậm chí đã quen dần với việc phải lau dọn, tẩy sạch những gì còn sót lại sau cơn mưa. Nhiều giả thuyết cho rằng cơn mưa ở Anh được gây ra bởi bụi từ sa mạc Sahara thổi tới kết hợp cùng nước mưa bình thường
Mưa máu ở Việt Nam
Mới đây, một bức ảnh được đăng tải trên Facebook với nội dung đề cập đến một trận mưa máu xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên chúng ta được thấy hiện tượng này xuất hiện tại Việt Nam, vì thế rất nhiều người hiếu kỳ lẫn thích thú vẫn đang bàn tán về vấn đề này. Tuy nhiên, để xác định được bức ảnh trên có phải là thật hay không thì không ai dám khẳng định. Được biết, bức ảnh được chụp vào khoảng đầu năm 2015
4. Những giả thuyết
Có rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đã cất công tìm hiểu về hiện tượng này. Và dĩ nhiên, mỗi người đều có một giả thuyết riêng cho riêng mình. Tuy nhiên, những giả thuyết sau đây đang là tâm điểm khiến dư luận phải đau đầu
- Một thiên thạch đã phát nổ ở đâu đó trong vũ trụ và bụi, đá của nó lại rơi xuống tầng bình lưu. Dưới sự cản trở của bầu khí quyển và tầng ozone cùng lực ma sát, những mảnh vỡ đó bị mài nhỏ thành bụi “đỏ” và được gió mang đi khắp nơi trên thế giới cho đến khi xuất hiện một cơn mưa. Tuy nhiên, làm thế nào mà mưa máu chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định theo như nhiều báo cáo, khi mà gió đã mang bụi đi khắp nơi. Bản chất của lý thuyết này chính là việc mưa máu sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước thay vì chỉ ở một chỗ cố định
- Lý thuyết thứ hai cho rằng, đó không phải là bụi mà là một dạng bào tử có màu đỏ. Các nhà khoa học đã gửi một mẫu nước mưa đến Viện Nghiên cứu Bách thảo Nhiệt đới để xét nghiệm và họ công bố rằng các bào tử đã tách ra từ một loại Địa Y thuộc chi Trentepoliah. Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn nghi ngờ lập luận này vì các nhà khoa học một mực không chịu công bố tên loại tảo và mẫu vật thử nghiệm
- Vậy còn bụi sa mạc Ả Rập? Theo như đã đề cập ở trên, hầu hết mọi người ở Anh tin rằng trận mưa máu ở nước họ là do bụi từ Saharah thổi đến. Tuy nhiên, những mảng màu đỏ lợn cợn trong nước lại được chứng minh là một loại thực thể khác, chứ không phải là bụi như họ nghĩ.
- Lý thuyết về những thực thể sống ngoài hành tinh của nhà khoa học Santhosh Kumar của Đại học Kottayam đã gây nên một cơn sốt trong cộng đồng những người quan tâm đến vấn đề này. Cả hai nhà vật lý học đã đề xuất rằng các tế bào màu đỏ lẫn trong nước là dạng thực thể sống phát tán trong khí quyển do các vụ nổ sao băng gây ra. Họ đã tiến hành một số xét nghiệm trên các hạt màu đỏ và công bố những phát hiện gây sốc như
– Kính hiển vi cho thấy đó là các vi sinh vật sống
– Những sinh vật “ngoài hành tinh” này sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ cao, khoảng 300 độ C
– Các vi sinh vật chuyển hóa trong một loạt các phương trình phức tạp giữa hệ vô cơ và hữu cơ
Những phát hiện này không nhất thiết chứng minh được rằng chúng là những vi sinh vật trên Trái Đất. Một thử nghiệm khác cho thấy sinh vật này không thể hiện được DNA trong bộ di truyền. Như bạn đã biết, các sinh vật sống trên Trái Đất đều có DNA và vì thế, sẽ dễ hiểu nếu như một sinh vật phát tán từ sao băng và không có DNA đích thực là có liên quan tới hệ sự sống khác ngoài Trái Đất
5. Câu chuyện chưa có hồi kết
Dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa thì các nhà khoa học của chúng ta vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm ra lý do chính xác nhất cho hiện tượng trên. Tuy nhiên, để có được đáp án hoàn hảo nhất, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian dài và để mọi thứ tiếp diễn bình thường.
Theo Saimon Tobi, Ohay TV.
Đăng tải với sự cho phép.
Xem thêm: