Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một hộp sọ thon dài thuộc về nền văn hóa Tân La cổ đại ở Hàn Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng hộp sọ này đã KHÔNG được chủ định kéo dài thông qua tập tục làm biến dạng hộp sọ.

Hộp sọ này đã được phát hiện trong ngôi mộ của một phụ nữ ở gần thành phố Gyeongju, cố đô lịch sử của Vương quốc Tân La, vốn đã cai trị hầu hết bán đảo Triều Tiên trong gần 1.000 năm từ 57 TCN – 935 SCN.

A close-up of the upper portion of the body, co-mingled with other artifacts found in the tomb. Credit: Lee et al., published under a Creative Commons License. Cận cảnh phần trên của thi thể, lẫn với các hiện vật khác được phát hiện trong khu mộ. (Ảnh: Lee at al.)
Cận cảnh phần trên của thi thể, lẫn với các hiện vật khác được phát hiện trong khu mộ. (Ảnh: Lee et al.)

Các phần di thể của người phụ nữ, mất khoảng cuối 30 đầu 40 tuổi, đã được phát hiện bên trong mokgwakmyo, một loại quan tài truyền thống bằng gỗ. Tuy rằng bộ xương của cô đã được bảo quản tương đối tốt, nhưng hộp sọ của cô lại bị vỡ thành nhiều mảnh nên các nhà nghiên cứu đã phải ghép lại một cách tỉ mẩn. Khi hộp sọ được hoàn toàn ghép lại, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy hộp sọ này dài một cách bất thường – chiều rộng hộp sọ ngắn hơn khoảng 75% so với chiều dài, theo một báo cáo tin tức được công bố trên tạp chí PLOS ONE số ra ngày 1/6.

“Hộp sọ dài, hẹp và hình dáng khuôn mặt hẹp của cá nhân trong nghiên cứu này nên được nhìn nhận là một đặc điểm kỳ dị của hộp sọ chứ không phải một đặc điểm điển hình của người Đông Á nói chung và người Hàn Quốc nói riêng”, các tác giả nghiên cứu cho hay. “Theo kết quả một phép đo đầu (cephalometric analysis), chỉ số đầu (cephalic index – CI) của cá nhân này là 73,5, cho thấy một đặc điểm sọ dài. Đặc điểm này là khá dị thường, nếu so với các nhóm nhân khẩu học tương tự trong cùng thời kỳ”.

The skeleton inside the mokgwakmyo. Credit: Lee et al., published under a Creative Commons License. Bộ xương nằm bên trong ngôi mộ mokgwakmyo. (Ảnh: Lee et al.)
Bộ xương nằm bên trong ngôi mộ mokgwakmyo. (Ảnh: Lee et al.)

Nhóm nghiên cứu đã khám xét hộp sọ này để tìm kiếm các dấu vết của hoạt động kéo giãn hộp sọ một cách có chủ đích, cũng được gọi là làm biến dạng hộp sọ, trong đó hộp sọ được nén ép giữa hai tấm ván gỗ, hoặc bị buộc chặt bằng vải từ khi còn nhỏ. Những ví dụ sớm nhất của tục kéo dài hộp sọ trở ngược về thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 10.000 năm, và tập tục này đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, bao gồm Vương quốc Gaya (Già Da), vốn tọa lạc bên cạnh thành phố Gyeongju ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, theo đồng tác giả nghiên cứu, TS Eun Jin Woo, một nhà nhân chủng học vật lý tại trường Đại học Quốc gia Seoul ở Hàn Quốc, các hộp sọ bị kéo giãn một cách có chủ đích thường có các mảnh xương ở phía trước hộp sọ bằng phẳng hơn và nhóm nghiên cứu cuối cùng đã loại trừ khả năng biến dạng hộp sọ trong trường hợp này.

“Hộp sọ trong nghiên cứu này lại không cho thấy quá trình thay đổi hình dạng ở những hộp sọ bị biến dạng”, TS Woo trao đổi với Live Science trong một email. Brien Foerster, tác giả và một chuyên gia về các hộp sọ kéo dài, đã trình bày một số nghiên cứu ấn tượng nhất về chủ đề này. Ông đã phát hiện ra rằng, trong khi hầu hết các hộp sọ đều cho thấy các dấu hiệu rõ ràng của hoạt động làm biến dạng có chủ đích, nhưng cũng có một số – như những hộp sọ được tìm thấy ở Paracas, Peru – lại có cấu trúc giải phẫu khá khác biệt và không thể được quy cho kết quả của kỹ thuật kéo dài hộp sọ.

The assembled skull from the osseous fragments utilizing computerized 3D modelling program (A and A'). The completed restoration of the skull from damaged/missing parts (B and B'). Credit: Lee et al., published under a Creative Commons License. Hộp sọ được ghép lại từ các mảnh xương sử dụng phần mềm lập mô hình 3D (A và A'). Việc phục chế toàn bộ hộp sọ từ các mảnh ghép bị hư hại hoặc thất lạc (B và B'). (Ảnh: Lee et al.)
Hộp sọ được ghép lại từ các mảnh xương sử dụng phần mềm lập mô hình 3D (A và A’). Việc phục chế toàn bộ hộp sọ từ các mảnh ghép bị hư hại hoặc thất lạc (B và B’). (Ảnh: Lee et al.)

Trong số những cách giải thích được đưa ra cho sự tồn tại của các hộp sọ thon dài tự nhiên, một số đã được quy cho một tình trạng bệnh lý, ví như hội chứng Sensenbrenner, hội chứng Crouzon, hội chứng Sotos, hay hội chứng Marfan, cho đến các cách giải thích siêu thường hơn, ví như có nguồn gốc một phần hay hoàn toàn từ bên ngoài Trái Đất.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.

A digital reconstruction of the Korean women. Credit: Lee et al., published under a Creative Commons License. Hình ảnh tái lập kỹ thuật số gương mặt của một phụ nữ Hàn Quốc. (Ảnh: Lee et al.)
Hình ảnh tái lập kỹ thuật số gương mặt của một phụ nữ Hàn Quốc. (Ảnh: Lee et al.)

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: