Mẹ luôn nói với tôi rằng: “Thời gian mang lại sự khôn ngoan”. Nhưng mẹ còn nói thêm rằng “Gian khổ thậm chí còn mang lại nhiều khôn ngoan hơn”.
Tôi muốn trở thành người khôn ngoan. Và bạn có biết bằng cách nào không? Thông qua những lần vấp ngã. – Myre McEntire.
Có thể chúng hòa quyện vào nhau. Có thể những khó khăn xảy ra khi ta lớn lên, và mang đến cho ta sự khôn ngoan. Dù bằng cách nào thì cũng cần lưu ý rằng không một ai trưởng thành mà không có những vết thương lòng.
Cho dù đó là một cuộc chia tay khiến bạn đau khổ muốn chết, một sự việc khiến bạn gục ngã hay là một cuộc vật lộn dai dẳng khiến bạn bị quăng lên quật xuống, tất cả những khó khăn này đều mang ý nghĩa nào đó.
Những điều mà gần như hủy hoại bạn thì lại tạo nên bạn của ngày hôm nay. Nếu bạn đã có những giờ phút dưới địa ngục, thì bạn cũng sẽ thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.
Khi ai đó nói rằng: “Cháu sẽ hiểu chuyện khi cháu lớn lên”, phải chăng họ muốn nói: “Cháu sẽ hiểu chuyện khi mọi thứ vẫn vẫn lặp lại như thế”? Điều mà con người đáng kính ấy muốn nói là: cuộc đời sẽ dạy cho bạn nhiều bài học để bạn trở nên “hiểu chuyện”.
Theo một bài viết được đăng trên Tạp chí Psychonoly Today của tác giả Tim Elmore, có 7 dấu hiệu để nhận biết một đứa trẻ đã trưởng thành. Dưới đây là danh sách các dấu hiệu này, thêm vào đó, tôi muốn cho bạn thấy một cách rõ ràng rằng vì sao chúng ta trưởng thành từ những gian nan chứ không phải từ tuổi tác.
Người trưởng thành “có thể giữ đúng cam kết lâu dài”… bởi vì họ từng bị leo cây.
Bị ai đó thất hứa thì có thể không gây thiệt hại lắm cho bạn nhưng khiến bạn bối rối khi vẫn phải giữ chữ “tín” với họ.
Người lớn có thể làm tốt hơn thanh niên trong việc kiên trì theo sát kế hoạch đã đề ra, bởi vì họ biết rằng không hay ho gì khi thất hứa với người khác. Để không phải trả giá về sau, hãy ngừng chuyện thất hứa với bạn bè và giữ đúng cam kết nhé!
Người trưởng thành “không động tâm trước lời phỉnh nịnh hay chỉ trích”… bởi vì họ từng bị lừa dối.
Khi đã từng một lần tham gia trò chơi nào đó, bạn sẽ biết làm thế nào để thực hiện tốt hơn trong lần chơi tiếp theo. Để rồi khi bạn nghe những lời tâng bốc, bạn hiểu rằng nó hời hợt đến mức nào.
Mỗi lần vấp ngã có thể dạy cho bạn một bài học cuộc sống, rằng không phải mối quan hệ nào cũng an toàn, và không phải ai cũng thật lòng. Điều ấy không ngăn cản chúng ta hẹn hò, nhưng lại giúp chúng ta tránh xa khỏi những lời ngon ngọt không chân thành.
Người trưởng thành “có một tinh thần khiêm tốn”… bởi vì họ từng bị đánh gục.
Con người ta sẽ khiêm tốn khi cuộc sống giúp họ bỏ bớt đi những thứ dơ bẩn mà họ từng có. Khi bạn đã trải qua những ngày tăm tối nhất, sự khiêm tốn sẽ dẫn bạn tới những ngày tươi sáng nhất.
Những người khiêm tốn nhất thường là những ai có quá khứ khủng khiếp nhất. Vì họ đã chịu nhiều thiệt thòi nên giờ đây họ muốn trao đi thật nhiều. Bạn có thể đưa ai đó ra khổ nạn chỉ khi bạn đã từng bị vấp ngã tương tự như thế.
Người trưởng thành “quyết định dựa vào lý trí, chứ không phải cảm tính”… bởi vì họ đã từng cố gắng để tu thân tích đức.
Lý trí đến từ việc xây dựng các giá trị, và các giá trị của bạn được hình thành khi bạn đối mặt với trở ngại. Mỗi kí ức tồi tệ mà bạn từng trải qua đều trở thành viên gạch dựng xây nền móng cho lý trí vững vàng của bạn.
Có thể bạn còn nghi ngờ, nhưng hãy nghĩ lại xem, có phải bạn trở nên can đảm hơn khi bị buộc làm những điều mà bạn không muốn. Chẳng phải bạn đã mạnh mẽ và có khả năng chịu đựng hơn trước rất nhiều rồi sao.
Người trưởng thành “luôn bày tỏ lòng biết ơn”… vì họ biết tại sao họ lại biết ơn người khác.
Con người dung dưỡng lòng biết ơn khi trước đây họ đã từng đi xin sự trợ giúp . Bạn không thể học cách biết ơn người khác cho đến khi bạn bị buộc phải cầu xin sự giúp đỡ từ người khác.
Trong những thời khắc khó khăn, bạn mới hiểu sự giúp đỡ của người khác đối với bạn quan trọng đến nhường nào. Do đó, bạn sẽ trân quý tất cả những gì bạn nhận được. Ví như cuộc sống của bạn không bao giờ trắc trở, bạn sẽ không thể hiểu nổi giá trị của từ “cảm ơn”.
Người trưởng thành “biết đặt người khác lên trên bản thân mình”… vì họ từng bị đặt ở vị trí thứ hai.
Sự thông cảm xuất phát từ khổ nạn đã trải qua. Những người từng bị đẩy ra ngoài cuộc chơi hoặc bị xem là “trâu chậm” hiểu được nỗi buồn và sự tổn hại phải chịu lớn đến mức nào.
Qua những lần nếm trải, họ học được cách để không bắt nạt người khác. Nếu bạn có thể hạ thấp mình dưới người khác, bạn sẽ không dẫm chân lên họ. Những người đã phải chịu đựng nhiều nhất luôn sẵn sàng để thấu hiểu người khác nhất!
Người trưởng thành “suy xét khôn ngoan trước khi hành động”… vì họ biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ không làm vậy.
Nhiều người có quá khứ tồi tệ đã đủ khôn ngoan để nhận ra rằng họ cũng là một nguyên nhân gây ra nỗi đau khổ cho chính mình. Bởi vì họ ngây thơ, bồng bột và hay phán xét nên họ đã lãnh nhận đủ hậu quả.
Một khi bạn liên tục thúc ép bản thân mình, bạn sẽ phát triển được thói quen khiến bạn không dẫm phải vết xe đổ nữa. Nhiều thói quen trong số đó được thành khi bạn đã suy xét kỹ lưỡng trước khi hành động.
Nếu bạn từng thất bại, bạn có lẽ đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, ban biết cách bảo vệ bản thân khỏi những đau khổ trong tương lai.
Biên dịch Hải Ly
Theo Elitedaily
Xem thêm: