Nên bổ sung các thực phẩm như trứng, đậu phụ, sữa, rau quả, trái cây… vào bữa ăn hằng ngày để phòng và đẩy lùi ung thư thực quản.
1. Trứng
Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh bị ung thư thực quản. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, không nên ăn trứng luộc vì người bệnh rất có thể sẽ bị nghẹn. Ngoài ra, người bệnh không nên ăn trứng rán bởi có nhiều dầu, thay vào đó nên cho trứng vào cháo hay nấu súp vừa dễ nuốt và tốt cho đường tiêu hoá.
2. Tinh bột
Ngũ cốc, bột gạo, lúa mì, yến mạch… là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư thực quản.
Chất tinh bột còn có trong một số loại củ như khoai tây, khoai lang, củ từ, sắn dây có thể ăn được trực tiếp hoặc luộc lên, xay nhuyễn nấu thành các món súp, món cháo khá bổ dưỡng cho cơ thể.d
3. Rau xanh, nước trái cây
Người bị bệnh ung thư thực quản nên ăn các loại rau xanh non xay nhuyễn hoặc nấu cùng cháo vừa tốt cho đường tiêu hoá mà còn cung cấp nhiều các loại vitamin nuôi dưỡng cơ thể.
4. Đậu phụ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn đậu phụ có thể giảm 90% bệnh ung thư thực quản.
5. Nấm
Nấm có chứa nhiếu polysaccharide có tác dụng lớn trong việc ức chế các tế bào ung thư. Đặc biệt, chất này có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch trong ung thư thực quản. Ngoài ra, nấm còn chứa vitamin D tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư thực quản nên tránh những thực phẩm dưới đây:
– Tránh những loại thực phẩm quá nhiều chất béo, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
– Những thực phẩm chế biến sẵn và chứa chất bảo quản như thịt xông khói, xúc xích…
– Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh…
– Hạn chế uống những loại đồ có ga hoặc sử dụng chất lỏng súc miệng chứa cồn.
Nguyên tắc ăn uống đối với người mắc ung thư thực quản
– Ăn đồ nhạt, mềm nhừ: Thay vì cho nhiều gia vị, bệnh nhân mắc ung thư thực quản nên ăn nhạt. Ngoài ra, người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm nhừ, nhuyễn, dễ ăn.
– Chế độ ăn thanh nhiệt: Ưu tiên các loại rau, món luộc và đồ ăn tráng miệng mềm.
– Ăn chậm, uống chậm: Việc ăn chậm và uống chậm sẽ giảm bớt sự đau đớn khi nuốt.
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa như người thường, bệnh nhân nên ăn 5-6 bữa trong ngày, nhưng giảm lượng thức ăn.
– Hít thở sâu và chậm khi cảm thấy buồn nôn.
Lan Phương