Mới đây một số kênh truyền thông tại Việt Nam đã đăng tải thông tin về việc hải quan Hàn Quốc phát hiện các viên thuốc bổ làm từ thịt trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thống kê cho thấy từ tháng 8/2014 đến nay có 175.000 viên thuốc loại này được hải quan Hàn Quốc thu giữ. Vậy câu chuyện là thế nào?

Theo một số nguồn tin khác, sự việc trên thực ra đã được hải quan Hàn Quốc công bố từ năm 2011, và kênh truyền hình SBS, một trong ba kênh lớn của Hàn Quốc, đã phát một phim tài liệu về việc một số công ty dược phẩm Trung Quốc sản xuất và kinh doanh thuốc từ thi thể trẻ sơ sinh chết vì bị sẩy thai và phá thai.

Ngày 07 và 11 tháng 5 năm 2012, tờ tin Daily Mail đã báo cáo sự việc này, cho hay có hơn 17.000 viên thuốc loại trên đã bị thu giữ. Phân tích kiểm tra ADN cho thấy các viên thuốc có thể chứa đến 99.7% là thịt người, thậm chí còn có thể biết được giới tính của trẻ bị chết.

Các viên thuốc này được quảng cáo với chức năng tăng cường miễn dịch, tăng sức dẻo dai, và đôi khi được ngụy trang dưới dạng các viên thuốc tăng lực.

Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc cảnh báo đã tìm thấy những vi khuẩn cực độc và đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người trong các viên thuốc đó. Truyền thông không tiết lộ thêm thông tin chi tiết hơn, có lẽ vì lý do không muốn tạo căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

Công nghệ làm thuốc từ thai nhi ở Trung Quốc

Việc Trung Quốc làm thuốc từ thai nhi đã bị phát hiện từ năm 2011, đến năm 2012 thì người ta đã phát hiện ra công nghệ sản xuất thuốc loại này.

Thi thể trẻ em được lấy từ 2 nguồn: các sản phụ mang thai đứa con thứ hai hay thứ ba bị ép phá thai, hoặc các trẻ em qua đời tại các bệnh viện. Một bộ phận sẽ được sẽ mua lại và cất giữ trong tủ lạnh. Sau đó, những phần này được đưa tới trung tâm y tế để sấy khô bằng lò vi sóng.

Sau khi sấy khô, thi thể sẽ được nghiền nhỏ thành bột, rồi được trộn với một ít thảo mộc làm thành thuốc dạng viên nén.

thuoc tu tre em 1
Xác trẻ em và thai nhi được chế biến thành bột. (Ảnh: SBS)
thuoc tu tre em 2
Thuốc đang được sản xuất. (Ảnh: SBS)

Dailymail cho biết, cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận mỗi năm có 38% phụ nữ mang thai phải phá do vi phạm sinh con thứ hai hoặc thứ ba, tức 13 triệu ca mỗi năm.

Thuốc làm từ thai nhi chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất

Tại Trung Quốc ngày nay, những tin động trời như thế này không phải là hiếm. Từ hàng giả, hàng chứa chất độc hại, lừa đảo trong kinh doanh… cho đến cưỡng ép phá thai với tiêu chí “thêm một nấm mồ còn hơn thêm một đứa trẻ”.

Đó là hệ quả từ chính sách một con của Trung Quốc được thực thi từ năm 1979 và nạn truy cầu thành tích của hệ thống quan chức.

Trong toàn bộ bức tranh đáng sợ này, man rợ nhất có lẽ là việc khuyến mãi cho tặng nội tạng (để ghép) và mổ cướp nội tạng của hàng ngàn người đang còn sống để phục vụ ngành kinh doanh ghép tạng siêu lợi nhuận.

Điều kinh hãi hơn là nó được thực hiện trong bệnh viện của nhà nước, do quân đội điều hành, được hỗ trợ của các cơ quan hành pháp là công an và viện kiểm sát, chứ không phải mafia hay buôn lậu như mọi người vẫn nghĩ. Đây không phải là trộm một vài nội tạng của ai đó, mà nó diễn ra hàng loạt, trên khắp cả nước, tương đương với tội ác diệt chủng!

Ngày 7/4/2015, trong chương trình SBS Dateline, đài truyền hình quốc gia SBS (Úc) đã phát sóng bộ phim Thu hoạch nội tạng (Human harvest) của đạo diễn Leon Lee cho thấy rằng nạn mổ cắp nội tạng vẫn đang diễn ra chứ không phải là câu chuyện của thời Trung cổ.

Mặc dù việc sản xuất thuốc từ thai nhi và xác trẻ em đã bị phát hiện từ năm 2011 và bị phản đối khắp nơi trên thế giới, nhưng cho đến nay việc này vẫn không hề thuyên giảm tại Trung Quốc.

Thuốc bổ từ thai nhi có thật sự bổ dưỡng?

Nói tới nghệ thuật bồi bổ cơ thể và dưỡng sinh thì không thể không nhắc đến Đông y vì đây là phần trọng yếu nhất trong lý luận y thuật của trường phái này. Phần lớn các danh y thời xưa đều công nhận một điều “dưỡng sinh không bằng dưỡng tính”. “Dưỡng tính” ở đây là nói về hai phần: Điều nhiếp tình chí (tức điều hòa các cảm xúc như hỷ (vui), nộ (tức giận), ưu (lo lắng), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ hãi), kinh (sửng sốt quá mức); và tu dưỡng đức hạnh.

Tôn Tư Mạc, người được tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại của Trung Hoa đã nhận định như sau:

“Dưỡng sinh là bồi dưỡng cho mình cái tính thiện. Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không sinh ra; biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh; đó chính là đạo lớn của phép dưỡng sinh… Còn như đức hạnh chưa hoàn thiện, thì có uống đủ các thứ “kim đan ngọc dịch”, cũng không thể kéo dài tuổi thọ”.

Khổng Tử không chỉ là “chí thánh tiên sư” của Nho học, mà còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất; là người đầu tiên đã phát hiện và đề xướng chân lý: “nhân giả thọ” (người có đức “nhân”, có đạo đức, có tuổi thọ cao). Điều này có thể được hiểu là: Người nhân đức sở dĩ có tuổi thọ cao, là vì không tham lam mà trong lòng luôn luôn thanh tĩnh, tâm bình hòa cho nên âm dương không bị mất cân bằng, nhờ vậy mà hấp thu được những thứ tinh hoa và cái đẹp trong trời đất để nuôi dưỡng và hoàn thiện thân thể.

Để thực hành dưỡng đức, theo Hoa Đà (141 – 208): người giỏi dưỡng đức, đầu tiên phải biết trừ “lục hại”, như vậy mới có thể bảo vệ được tính mệnh và sống tới trăm tuổi. Muốn trừ lục hại, một là phải coi nhẹ danh lợi, hai là không say mê thanh sắc, ba là không tham lam vật dụng hàng hóa, bốn là bớt của ngon vật lạ, năm là không xu nịnh, sáu là không ghen ghét. Trong 6 thứ có hại đó, trừ “của ngon vật lạ” ra, 5 thứ hại khác đều liên quan đến vấn đề tu dưỡng đạo đức.

Như vậy, có thể thấy rằng trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Vì người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và  bệnh tật không thể phát sinh.

Quay trở lại với câu chuyện về viên thuốc bổ từ thịt trẻ em nhưng chứa vi khuẩn cực độc nói trên, chưa biết được công dụng bồi bổ đến đâu, nhưng rõ ràng ai cũng nhìn nhận rằng nó trái với quy luật tự nhiên, trái với luân thường đạo lý, liệu có thể đem đến điều gì tốt đẹp cho những người cung và cầu loại thuốc ấy? Đó cũng là lý do nó bị phản đối khắp nơi trên thế giới kể từ khi sự việc này bị phanh phui cho đến nay.

Mạnh Lạc tổng hợp

Xem thêm: