Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bé cần một chế độ dinh dưỡng với các món ăn phù hợp để phát triển tốt nhất. Vậy nên một thực đơn ăn dặm cho bé theo tháng tuổi sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
Để đáp ứng với những thay đổi của bé về thể chất và trí tuệ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé theo từng giai đoạn và thời kỳ.
Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, vì vậy để tạo một tiền đề tốt cho bé trong việc ăn uống, bố mẹ phải hết sức lưu ý đến thực đơn của bé.
– Những loại thực phẩm thích hợp cho trẻ: các lọai bột loãng, nước hoa quả, hỏa quả nghiền hoặc các loại rau củ quả đã được nghiền nhuyễn.
– Những loại thực phẩm không thích hợp cho trẻ: hải sản, sữa bò,…là những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ.
Lưu ý: Trong giai đoạn này, mẹ không cần nêm muối vào đồ ăn dặm của bé bởi nó không tốt cho thận bé. Ngoài ra nếu bé không chịu ăn thì không nên ép bé mà nên ngừng khoảng 2 – 3 ngày. Nên cho bé ăn từng ít một để xem khả năng thích ứng của bé.
Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi
Giai đoạn này bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn như thịt, cá, tôm,…Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều, nên cho bé ăn dần dần, từng ít một. Đây cũng là thời điểm bé bắt đàu mọc răng nên đối với một số trẻ, việc cho bé ăn sẽ khó khăn hơn. Một vài món ăn dặm thích hợp cho bé giai đoạn này như: rau củ hấp trứng, bột tôm rau cải hay khoai lang hấp,… Mẹ cũng nên chú trọng đến rau xanh trong chế độ ăn của bé.
Giai đoạn 9 – 11 tháng
Giai đoạn này các món ăn dặm của bé phong phú hơn, vì vậy mẹ cũng không khó khăn lắm trong việc chọn lựa đồ ăn dặm cho bé. Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau, bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng gà.
Giai đoạn bé 12 tháng trở lên
Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã gần như phát triển toàn diện. Vì vậy việc cho bé ăn món gì trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, một thực trạng phổ biến mà nhiều bố mẹ phải đối mặt là tình trạng biếng ăn của trẻ. Vậy nên giai đoạn này mẹ nên chú trọng đến việc đa dạng thực đơn của bé để tránh tình trạng bé nhàm chán vì phải ăn một món ăn quá lâu mẹ nhé.
Ngoài ra mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm.
Mẹ cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Để quá trình ăn dặm của bé trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, mẹ có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho bé. Ví dụ bổ sung kẽm và selen, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn đồng thời tăng sức đề kháng, cho trẻ cơ thể khỏe mạnh.
Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm phù hợp cho bé theo từng giai đoạn dưới đây:
5 – 6 tháng: Cơm, cháo loãng, chuối, khoai tây, khoai lang, cà rốt, cà chua, su hào, rau chân vịt, dâu, súp lơ, bắp cải, ớt đỏ, ½ lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, bột đậu nành, fomai, bơ, cá cơm, cá trắng, đậu phụ, sữa đậu nành
7 – 8 tháng: Ngoài các món ăn của giai đoạn trước, mẹ có thể thêm một số loại thực phẩm sau: khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách. đậu đỏ, cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ,…
9 – 11 tháng: Các món ăn cảu giai đoạn trước và một số loại thực phẩm khác như nấm, tảo biển, rong biển khô, thịt bò, hào, thịt xay, đỗ,…
12 tháng trở lên: trẻ có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cần có những chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển tốt nhất. Vì vậy mẹ cần lưu ý đến thực đơn của bé nhé.
Nguồn: dinhduongchobe.org