Khi có gió mùa Đông Bắc, thời tiết khô bất thường, sẽ khiến da mất độ ẩm, khô da, môi khô, cổ họng khô… Đặc biệt với những ai vừa mới di chuyển từ Nam ra Bắc, khi cơ thể còn chưa thích nghi với điều kiện khí hậu khô, thì tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn.

Người bị nẻ môi thường hay có thói quen liếm môi, có thể là vô tình hoặc cố ý, kết quả thường thấy là càng liếm, môi càng khô, càng khô càng khó chịu, thì lại càng muốn liếm. Nó hình thành nên một vòng luẩn quẩn. Cuối cùng vùng da môi được liếm trở nên thô ráp, thậm chí còn bị sưng môi, y học gọi là viêm da môi.

Nguyên nhân dẫn đến viêm da môi là bởi trong nước miếng có chứa chất nhầy protein, enzyme, muối vô cơ và nhiều chất khác. Như vậy, liếm môi tương đương với tráng một lớp bột nhão lên môi. Cùng với gió, độ ẩm bay hơi sẽ khiến enzyme dính lên môi. Lớp da phía trên có thể co lên, vậy nên cảm thấy môi khô hơn. Các enzyme trong nước bọt có tác dụng kích thích nhất định đối với môi và vùng da quanh miệng, thậm chí gây ra sưng môi, vỡ mạch máu.

Đôi môi thường bị nứt nẻ vào mùa thu và mùa đông, thường là như vậy. Ngoài các yếu tố khí hậu, các yếu tố khác như sự bài tiết dầu của da, thiếu nước, thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định, hay do ở trong môi trường không khí khô, lạnh kéo dài, cũng là những nguyên nhân phổ biến.

Vì vậy, để tránh nẻ môi, nên chú ý một số điều dưới đây:

  1. Tránh không ở lâu trong môi trường có không khí khô lạnh hay nhiều gió, có thể dùng đến khẩu trang nếu cần.
  1. Chú ý uống nước lọc và nước canh đầy đủ, giữ ẩm cho da.
  1. Kiêng ăn đồ chua cay, nên ăn nhiều trái cây và rau quả thanh mát, nhiều nước, bổ sung các loại vitamin A và B, đường glucose hoặc dầu gan cá.
  1. Dùng một số son dưỡng để bảo vệ da môi. Nếu môi đang bị nẻ, sau khi rửa bằng nước ấm, có thể bôi dầu gan cá, thuốc mỡ hoặc vaseline.

Thanh Hoa

Xem thêm: